Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại thành phố Hà Nội - pdf 19

Download miễn phí Khóa luận Thực trạng và giải pháp huy động và sử dụng vốn ODA tại thành phố Hà Nội



Tháng 03/1999 Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản đã ký kết công hàm và hiệp định vay. Tổng đầu tư dự án trong giai đoạn 1 là 138,03 triệu USD. Trong đó:
- Vốn vay JBIC: 89,33 triệu USD
- Vốn đối ứng: 48,7 triệu USD
Tháng 7/1999 JBIC công bố vốn vay và có hiệu lực.
Tháng 8/1999 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo Tiền khả thi.
Nội dung cơ bản của dự án là giải quyết tình trạng ách tắc giao thông hiện nay của Tp, triển khai đường nhánh nút Nam cầu Thăng Long, đường trên đê Hữu Hồng và nút Ngã Tư Vọng.
Công việc đang được triển khai:
- Nút Ngã Tư Vọng : Phần cầu vượt đã hoàn thành 10/10/2002, Phần hầm cho người đi bộ: đang thi công đạt 45% khối lượng
- Nút Nam Thăng Long và đường trên đê Hữu Hồng đang thi công đạt 30% khối lượng.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

I
2. Cải tạo mở rộng hệ thống nước Hà Nội giai đoạn IV- Cấp nước 1A.
3. Dự án Tăng cường năng lực quản lý giao thông đô thị Hà Nội.
4. Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Bắc Thăng Long – Vân Trì.
5. Dự án Phát triển hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội giai đoạn I.
Đây là những dự án có vốn tài trợ lớn, thời gian thực hiện dài và tập trung vào các lĩnh vực cải thiện môi trường, cơ sở hạ tầng giao thông đô thị.
Năm 2002, tỉ lệ giải ngân của các dự án ODA trên địa bàn Hà Nội đạt hơn 97% so với kế hoạch đặt ra. Đây là sự cố gắng cao của Hà Nội với sự tập trung chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Uỷ ban nhân dân (UBND) Thành phố, của các cơ quan và đặc biệt là sự cố gắng của các BQL dự án. Thành phố Hà Nội cũng nhận được sự quan tâm chỉ đạo và hỗ trợ thường xuyên của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, Ngành Trung ương để đẩy nhanh quá trình triển khai thực hiện các dự án ODA.
Các hạng mục chính đã hoàn thành trong năm 2002 gồm: Nút giao thông Ngã tư Vọng, Nhà máy nước Cáo Đỉnh, các gói thầu thiết bị cảnh sát giao thông và sở Giao thông công chính,…và đã khởi công các hạng mục: Nhà máy cấp nước và xử lý nước thải của dự án “Phát triển hạ tầng giao thông đô thị Bắc Thăng Long- Vân Trì”, đường trên đê Hữu Hồng và nút Nam Thăng Long của dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đô thị giai đoạn I”.
2. Lĩnh vực thu hút đầu tư ODA
Đa số các dự án ODA là về lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng đô thị như cấp nước, thoát nước, giao thông, vệ sinh môi trường đô thị, y tế, giáo dục, đào tạo,... Lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng đô thị thu hút được nhiều ODA nhất là cấp nước với 207,36 triệu USD (chiếm 31,5%), tiếp theo là thoát nước với 165,23 triệu USD (chiếm 25,1%). ODA cho phát triển khu đô thị đứng thứ ba với 126,39 triệu USD (19,2%).
Biểu 1. Cơ cấu ODA theo lĩnh vực ( Tính từ 1993-2002)
Nguồn: Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội
Qua bảng 4 ta có thể nhận thấy ODA tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, chiếm 82,7% tổng số vốn tương đương với 544,389 triệu USD. Tỷ lệ này là hoàn toàn thích hợp do Hà Nội là thủ đô, là trái tim, là khu kinh tế – chính trị trọng điểm của cả nước cho nên cần có sự đầu tư thích đáng vào cơ sở hạ tầng, từ đó tạo tiền đề cho đầu tư phát triển kinh tế nói chung.
Đã có nhiều lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng đô thị quan trọng thu hút được các dự án tài trợ của nước ngoài như:
- Về giao thông đô thị đã có nhiều chương trình, dự án của các Chính phủ và các tổ chức quốc tế tài trợ và cho vay như Nghiên cứu về giao thông đô thị thành phố Hà Nội của tổ chức SIDA Thụy Điển, Dự án “Tăng cường quản lý giao thông đô thị Việt Nam” của Ngân hàng thế giới, Quy hoạch tổng thể giao thông đô thị cho thành phố Hà Nội của tổ chức JICA Nhật Bản…
- Về cấp nước có dự án Cấp nước do Chính phủ Phần Lan tài trợ, Dự án cấp nước giai đoạn 1996-2000 của Ngân hàng Thế giới, Nghiên cứu về hệ thống cấp nước thành phố Hà Nội của tổ chức JICA Nhật Bản…
- Về thoát nước, Chính phủ Nhật Bản đã tài trợ nghiên cứu Quy hoạch tổng thể thoát nước thành phố Hà Nội giai đoạn 1996-2000 đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt và đang được triển khai thực hiện.
- Về vệ sinh, môi trường đô thị cũng có nhiều chương trình, dự án do chính phủ và các tổ chức nước ngoài tài trợ như các dự án về xử lý chất thải rắn, cải thiện môi trường…
Nhờ việc thực hiện những dự án ODA mà các lĩnh vực thuộc kết cấu hạ tầng đô thị đã được thay đổi. Diện mạo thành phố ngày càng được cải thiện và việc đáp ứng nhu cầu người dân thủ đô ngày càng được nâng cao, dần dần sánh vai ngang tầm thủ đô các nước trong khu vực.
3. Các nhà tài trợ cho thành phố Hà Nội
Các nhà tài trợ ODA cho thành phố Hà Nội là Nhật Bản, Pháp, Phần Lan, Thuỵ Sỹ, Thuỵ Điển, Niudilân, Canada, Bỉ, Đan Mạch, Hàn Quốc, Ngân hàng thế giới (WB), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và các tổ chức NGOs khác.
Nhà tài trợ lớn nhất cho thành phố Hà Nội là Nhật Bản với tổng số là 295,6 triệu USD (chiếm 52,5%). Tài trợ của Nhật Bản tập trung vào Hỗ trợ kỹ thuật bằng vốn viện trợ không hoàn lại thông qua Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và cho vay vốn thông qua Quỹ hợp tác phát triển hải ngoại (OECF). ODA của Nhật Bản tập trung vào lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng đô thị.
Phần Lan là nước tài trợ lớn thứ hai với tổng số vốn tài trợ là 93,6 triệu USD (chiếm 16,6%) cho các dự án cấp nước khu vực đô thị.
Ngân hàng thế giới (WB) là nhà tài trợ lớn thứ ba với tổng số ODA cho vay là 55,4 triệu USD (chiếm 9,8%) cho hai dự án thuộc lĩnh vực cấp nước và quản lý giao thông đô thị.
Tài trợ ODA của Pháp với 16,5 triệu USD (chiếm 3%) cho một số các dự án về lắp đặt hệ thống đèn tín hiệu giao thông, quản lý cấp nước, cung cấp thiết bị và đào tạo.
Bảng 5. Các nhà tài trợ cho thành phố Hà Nội (Tính từ 1993- 2002)
Nhà tài trợ
Vốn ODA (Tr.USD)
Tỷ lệ (%)
Nhật Bản
295,6
52,5
Phần Lan
93,6
16,6
Ngân hàng thế giới
55,4
9,8
Pháp
16,5
3
Đài Loan
15
2,6
UNDP
7
1,2
Khác
79,6
14,3
Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội
4. Tình hình thực hiện 5 dự án ODA trọng điểm của Hà Nội hiện nay:
a/ Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn I:
Dự án thoát nước Hà Nội giai đoạn I đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư tại quyết định số 112/QĐ-TTg ngày 15/2/1995 với tổng mức đầu tư là 200 triệu USD, trong đó:
Vốn ODA vay của JBIC Nhật Bản: 130 triệu USD
Vốn Việt Nam: 40 triệu USD
Hiệp định vay tín dụng giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản đã được ký kết : Hiệp định VNII-7 được ký ngày 18/04/1995 trị giá 6.406 triệu Yên và Hiệp định VN V-1 ký ngày 30/03/1998 trị giá 12.165 triệu Yên.
Nội dung cơ bản của dự án là xây dựng trạm bơm đầu mối, hồ điều hoà thoát nước tại khu vực Yên Sở- Thanh Trì, cải tạo các sông thoát nước chính, cải tạo và xây dựng thí điểm 2 nhà máy xử lý nước thải.
Dự án được chia thành 14 gói thầu xây lắp, 2 gói thầu cung cấp thiết bị và một gói thầu dịch vụ tư vấn.
Đã thực hiện và đưa vào hoạt động có hiệu quả 9/16 gói thầu, bao gồm:
- Trạm bơm Yên Sở, công suất 45m3/giây và hệ thống hồ chứa, kênh dẫn. Đã đưa vào vận hành từ tháng 05/1999.
Hệ thống cống trong khu vực đô thị.
Nạo vét xong 1 phần sông thoát nước và 1 số hồ trong nội thành.
Đang tiếp tục triển khai các gói thầu còn lại, trong đó có:
Nạo vét cải tạo các sông còn lại và hệ thống cống trong thành phố
Nạo vét cải tạo các hồ phía Nam Yên Sở và các hồ trong nội thành.
Xây dựng trạm xử lý nước thải thí điểm Kim Liên, Trúc Bạch.
Xây dựng khu tái định cư- di dân giải phóng mặt bằng.
Đánh giá chung: Dự án có nhiều cố gắng để thực hiện hoàn thành kế hoạch vốn xây dựng cơ bản năm 2002. Các hạng mục dự án đã hoàn thành bước đầu đã góp phần giảm tình trạng úng ngập khi có mưa lớn ở Thành phố Hà Nội như các điểm: ngã năm Bà Triệu, Nguyễn Du, trước cửa Ga Hà Nội, cửa Công viên Lê Nin ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status