Các biện pháp phi thuế quan và lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới năm 2010 - pdf 19

Download miễn phí Khóa luận Các biện pháp phi thuế quan và lộ trình cắt giảm của Việt Nam trong quá trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) tới năm 2010



MỤC LỤC
 
Lời nói đầu .1
Chương I: Các biện pháp phi thuế quan chủ yếu của WTO và ảnh hưởng của nó đối với Việt Nam .4
I. WTO và các biện pháp phi thuế quan .4
1. Vài nét về WTO .4
1.1 Sự thành lập .4
1.2 Mục tiêu của WTO .5
1.3 Chức năng của WTO .5
1.4 Các nguyên tắc của WTO .6
2. Các biện pháp phi thuế quan trong WTO .9
2.1 Khái niệm và đặc điểm của các biện pháp phi thuế quan .9
2.2 Các biện pháp phi thuế quan chủ yếu của WTO .13
2.2.1 Các biện pháp quản lý định lượng .13
2.2.2 Các biện pháp quản lý giá .18
2.2.3 Các biện pháp liên quan tới doanh nghiệp .21
2.2.4 Hàng rào kỹ thuật đối với thương mại .22
2.2.5 Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời .24
2.2.6 Quy tắc xuất xứ .28
2.2.7 Các biện pháp liên quan tới đầu tư .30
2.2.8 Các biện pháp khác .30
II. Tác động của các biện pháp phi thuế quan đến Thương mại quốc tế và đến các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam .32
1. Những tác động đến thương mại quốc tế từ các biện pháp phi thuế quan của WTO.32
1.1 Biện pháp trợ cấp .33
A. Tác động tích cực .33
B. Tác động tiêu cực .35
1.2 Thuế đối kháng .41
2. Tác động của các biện pháp phi thuế đến các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam .44
2.1 Tác động tích cực .44
2.2 Tác động tiêu cực .45
Chương II: Thực trạng áp dụng các biện pháp phi thuế quan ở Việt Nam từ 1996-2000.49
I. Các biện pháp phi thuế được áp dụng tại Việt Nam .49
1. Các biện pháp quản lý định lượng .49
2. Các biện pháp quản lý giá .51
3. Các biện pháp liên quan đến doanh nghiệp .53
4. Hàng rào kỹ thuật .54
5. Các biện pháp bảo vệ thương mại tạm thời .55
6. Các biện pháp liên quan đến đầu tư .57
7. Các biện pháp quản lý hành chính .59
II. Thực trạng áp dụng các biện pháp phi thuế quan trong một số lĩnh vực cụ thể .61
1. Đối với một số sản phẩm nông nghiệp .61
2. Đối với một số sản phẩm công nghiệp .64
 
Chương III: Lộ trình cắt giảm các biện pháp phi thuế quan của Việt Nam nhằm đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO giai đoạn từ 2001-2005 và đến 2010. .72
I. Định hướng các biện pháp phi thuế quan sẽ sử dụng ở Việt Nam đến năm 2010.72
1. Các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch động vật .73
2. Các biện pháp chống bán phá giá .74
3. Tự vệ .74
4. Trợ cấp và các biện pháp đối kháng .74
5. Thuế thời vụ .76
6. Hạn ngạch thuế quan .77
7. Biện pháp tự vệ đặc biệt .77
8. Các biện pháp liên quan đến môi trường .77
II. Dự kiến lộ trình cắt giảm các biện pháp phi thuế quan trong quá trình đàm phán gia nhập WTO . 78
1. Các biện pháp chung .79
2. Các mặt hàng cấm nhập khẩu và nhập khẩu có điều kiện .81
3. Lộ trình cắt giảm các biện pháp phi thuế quan .81
Kết luận .87
Tài liệu tham khảo .88
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Trong ngắn hạn, trợ cấp có thể tạo ra vị thế cạnh tranh cao hơn cho sản phẩm nội địa và duy trì ổn định lực lượng lao động trong ngành được trợ cấp. Tuy nhiên, trong dài hạn, trợ cấp ngăn cản hay làm suy giảm nỗ lực cải tiến năng suất, hợp lý hóa sản xuất, tự vươn lên để tồn tại của các doanh nghiệp. Trợ cấp thậm chí có thể là nguyên nhân phát sinh thói quen ỷ lại, dựa dẫm. Các nỗ lực thay vì cố gắng tập trung vào tự nâng cao sức cạnh tranh của bản thân trong sản xuất thì lại được hướng vào việc cố gắng dành được sự hỗ trợ, ưu đãi của chính phủ. Do đó, trợ cấp có thể cản trở sự phát triển của chính ngành được trợ cấp.
*) Chi phí cơ hội của trợ cấp rất lớn .
Nếu trợ cấp cho một ngành thì các ngành khác sẽ mất cơ hội được trợ cấp, hay suy giảm khả năng cạnh tranh do chi phí sản xuất bị làm tăng lên.
Do ngân sách nhà nước và nguồn lực xã hội có giới hạn, một nước không thể bảo hộ cũng như trợ cấp cho tất cả các ngành nghề. Việc tập trung đầu tư vào một ngành hay một đối tượng hiển nhiên sẽ hạn chế khả năng được nhà nước hỗ trợ của các ngành, đối tượng khác.
Trợ cấp cho sản xuất trong nước, chẳng hạn cho các ngành thuộc diện “thay thế nhập khẩu”, có thể khiến một số ngành khác trong nền kinh tế, như các ngành xuất khẩu, bị phân biệt đối xử, nguồn lực bị thu hút chuyển sang phục vụ ngành sản xuất tiêu thụ trong nước. Ngược lại, người tiêu dùng trong nước cũng sẽ phải chịu thiệt hại nếu trợ cấp xuất khẩu của chính phủ khiến các nhà đầu tư lao vào các lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu thay vì phục vụ thị trường nội địa.
Duy trì công ăn việc làm cho công nhân tại các doanh nghiệp thua lỗ là một giải pháp cầm chừng và gây tốn kém cho xã hội. Nếu những nhân công này có thể tìm được việc làm khác trong trường hợp doanh nghiệp bị đóng cửa thì việc họ tiếp tục ở lại và làm công việc cũ tại doanh nghiệp thua lỗ được trợ cấp sẽ chỉ tạo ra những sản phẩm giá thành cao hơn, khiến chi phí lao động trên tổng thể xã hội bị tăng lên. Đồng thời, nguồn vốn mới có thể được sử dụng hiệu quả hơn nhiều ở nơi khác sẽ lại bị đầu tư vào ngành công nghiệp đang sa sút.
*) Trợ cấp thường dẫn đến hành động trả đũa.
Trợ cấp có thể gây tổn hại đến quyền lợi của nước khác. Ví dụ: ngăn cản nhập khẩu sản phẩm tương tự từ các nước khác vào thị trường nước áp dụng trợ cấp, làm vô hiệu hóa hay làm giảm tác dụng các cam kết ràng buộc thuế quan của nước trợ cấp. Trợ cấp xuất khẩu gây thiệt hại cho ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu, hay có thể dành được lợi thế cạnh tranh giả tạo ở thị trường nước thứ ba và ngăn cản hàng xuất khẩu của các nước khác vào thị trường này.
Các nước bị thiệt hại do hành động trợ cấp có thể khiếu nại lên cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO để đòi nước trợ cấp phải rút bỏ trợ cấp hay loại bỏ tác động tiêu cực của trợ cấp, hay có thể tiến hành điều tra để đánh thuế đối kháng hay khiến người xuất khẩu cam kết tăng giá hàng bán. Nếu nước áp dụng trợ cấp không thực hiện những biện pháp thích hợp để loại bỏ tác động tiêu cực hay rút bỏ trợ cấp trong thời hạn mà cơ quan giải quyết tranh chấp quy định, bên khiếu nại sẽ có cơ sở pháp lý để áp dụng hành động trả đũa dưới dạng tạm hoãn thi hành các nhượng bộ hay nghĩa vụ đã cam kết của mình trong khuôn khổ WTO Chẳng hạn như nâng thuế nhập khẩu lên trên mức ràng buộc hay áp dụng hạn chế định lượng đối với hàng nhập khẩu được trợ cấp.
. Như vậy, lợi nhuận hay lợi ích thu được hay mong muốn thu được trong ngắn hạn nhờ trợ cấp có thể bị hành động đối kháng hay trả đũa làm triệt tiêu, hay còn có thể bị giảm hơn mức trước khi áp dụng trợ cấp do tốn kém chi phí tham gia giải quyết tranh chấp, đàm phán, thương lượng.
Ngoài ra, trợ cấp được sử dụng như một công cụ thực thi chính sách “lợi mình hại người” Những chính sách thương mại chiến lược mà một nước đơn phương áp dụng nhằm bảo vệ lợi ích của mình, giành giật lợi nhuận siêu ngạch cho các công ty trong nước, làm tăng thu nhập nước mình bằng cách gây tổn hại đến các công ty của nước khác, làm giảm thu nhập nước khác, cải thiện những điều kiện kinh tế nước mình mà lại phương hại đến lợi ích của những nước khác trong quan hệ kinh tế và thương mại với nước mình.
còn có thể bị nước khác trả đũa bằng cách cũng tiến hành trợ cấp, hay áp dụng các biện pháp bảo hộ sản xuất nội địa chống lại các sản phẩm nhập khẩu được trợ cấp. Chạy đua trợ cấp giữa các nước là một vòng xoáy ốc luẩn quẩn gây cản trở và hạn chế thương mại, rút cuộc dẫn đến các cuộc chiến tranh thương mại để lại hậu quả nghiêm trọng cho tất cả các nước tham gia và toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung. Xuất khẩu trì trệ, giá thành bị đội lên, và sản lượng giảm sút là kết quả dễ thấy nhất.
Chính sách trợ cấp khi đó sẽ bị lên án vì không chỉ ngăn cản cạnh tranh lành mạnh mà còn làm tiêu hao, thất thoát một cách không cần thiết tài sản của các quốc gia liên quan. Thêm vào đó, quan hệ kinh tế - thương mại, thậm chí cả chính trị, ngoại giao giữa nước áp dụng trợ cấp và các nước khác có thể bị ảnh hưởng bất lợi khi mâu thuẫn về vấn đề trợ cấp ngày càng leo thang.
*) Trợ cấp không hiệu quả về khía cạnh tài chính ngân sách.
Trợ cấp trực tiếp là một khoản chi từ ngân sách eo hẹp của chính phủ, và thường khoản chi này được tài trợ bằng khoản tăng thuế hay tăng thâm hụt trong ngân sách. Ngoài ra, việc quản lý, điều hành và kiểm soát hoạt động, kết quả trợ cấp cũng gây tốn kém đáng kể cho ngân sách.
Trong nhiều trường hợp trợ cấp là khoản chi kém hiệu quả của ngân sách khi lợi ích dự kiến thu được từ khoản trợ cấp lại thấp hơn chi phí mà chính phủ bỏ ra.
Trợ cấp xuất khẩu còn đồng nghĩa với việc chuyển giao thu nhập từ người nộp thuế trong nước sang cho người tiêu dùng ở nước khác. Rốt cuộc, đối tượng hưởng lợi trợ cấp thực sự lại không phải là công ty hay người dân của nước tiến hành trợ cấp.
Trợ cấp mang tính bảo hộ sản xuất trong nước có thể làm giảm sút nhập khẩu những hàng hóa vốn chịu thuế nhập khẩu cao, do đó, ngân sách của chính phủ bị thất thu một khoản đáng kể so với trước.
Chính sách ưu đãi, trợ giúp ngành có thể khiến cho quá nhiều công ty mới tham gia ngành, dẫn đến kết cục là khoản chi hỗ trợ phát triển ngành đó của chính phủ dường như cứ tiếp tục bị phình ra không giới hạn nếu chính phủ vẫn muốn theo đuổi đến cùng mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp nội địa hùng mạnh.
*) Khả năng chọn sai đối tượng trợ cấp khá cao.
Chính phủ nhiều khi không thể lựa chọn sáng suốt và quyết định ngành nào cần trợ cấp do thiếu thông tin, kiến thức cần thiết và/hay khả năng phân tích bị hạn chế. Ngay cả việc nhận diện liệu trợ cấp vào ngành nào sẽ thu về lợi nhuận siêu n...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status