Thực trạng và phương hướng phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam - pdf 19

Download miễn phí Tiểu luận Thực trạng và phương hướng phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam



Cạnh tranh là một trong những qui luật của nền kinh tế thị trường. Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp nhận những qui luật của nền kinh tế thị trường trong đó có qui luật cạnh tranh. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Nhưng bên cạnh những thành tựu đó nền kinh tế nước ta đang đối mặt với những khó khăn thách thức to lớn. Một trong những khó khăn thách thức đó là khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nước ta còn yếu kém dân đến tình trạng độc quyền là rất phổ biến.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ệ là quy luật xác định lượng tiền cần cho lưu thông. Lượng tiền cần cho lưu thông chính bằng tỷ số giữa tổng giá cả hàng hoá với tốc độ lưu thông tư bản
Trong thực tế: lượng tiền cần cho lưu thông bằng tỷ số giữa tổng giá cả hàng hóa trừ đi tổng tiền khấu trừ, trừ đi tổng giá cả bán chịu cộng với tổng tiền thanh toán với tốc độ lưu thông tư bản
Quy luật lưu thông tiền tệ tuân theo các nguyên lý sau:
Lưu thông tiền tệ và cơ chế lưu thông tiền tệ do cơ chế lưu thông hàng hoá quyết định
Tiền thay mặt cho người mua, hàng thay mặt cho người bán. Lưu thông tiền tệ có quan hệ chặt chẽ với tiền - hàng, mua - bán, giá cả - tiền tệ
Kinh tế hàng hoá trên một ý nghĩa nhất định có thể gọi là kinh tế tiền tệ, quyết định cơ chế lưu thông tiền tệ
Mặt khác cơ chế lưu thông tiền tệ còn phụ thuộc vào cơ chế xuất nhập khẩu, cơ chế quản lý kim loại quý, cơ chế kinh doanh tiền của ngân hàng
Nếu quy luật canh tranh, quy luật cung - cầu làm giá hàng hoá vận động, san bằng thì quy luật lưu thông tiền tệ giữa mối liên hệ cân bằng giữa hàng và tiền
Ngoài ra còn một số loại quy luật khác như: quy luật tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm, quy luật khủng hoảng kinh tế , quy luật tâm lý… cũng ảnh hưởng đến cơ chế thị trường
3. Các bước phát triển kinh tế thị trường.
Kinh tế thị trường phát triển qua 3 bước: Từ kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế hàng hoá giản đơn; từ kinh tế hàng hoá giản đơn sang kinh tế thị trường tự do; từ kinh tế thị trường tự do sang kinh tế hỗn hợp.
3.1. Từ kinh tế tự nhiên phát triển sang kinh tế hàng hoá giản đơn.
Trong nền kinh tế tự nhiên, sản xuất nhỏ chiếm ưu thế. Nền kinh tế tự nhiên do nhiều đơn vị kinh tế thuần nhất hợp thành(các gia đình nông dân gia trưởng, các công xã nông nông thôn, các lãnh địa phong kiến) và mỗi đơn vị kinh tế ấy làm đủ mọi công việc đẻ tạo ra sản phẩm cuối cùng.
Trong các nền kinh tế tự nhiên, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu; nông nghiệp là ngành sản xuất cơ bản, công cụ kỹ thuật canh tác lạc hậu dựa vào chân tay là chủ yếu chỉ có một số trang trại của địa chủ hay phường hội mới có hiệp tác lao động giản đơn. Đây chính là mô hình kinh tế đóng kín, không có sự giao lưu sản phẩm với bên ngoài, nó tồn tại suốt một thời kỳ dài cho đến chế độ phong kiến.
Bước đi chủ yếu của sản xuất tự cung, tự cấp là tiến lên sản xuất hàng hoá giản đơn. Điều kiện cho quá trình chuyển hoá này là sự phát triển của kinh tế hàng hoá. Phân công xã hội là cơ sở của kinh tế hàng hoá.
Những người sản xuất ở những vùng khác nhau có những điều kiện tự nhiên khác nhau, có khả năng và ưu thế trong sản xuất ra những sản phẩm khác nhau đạt hiệu quả cao hơn. Ngay trong một vùng, một địa phương những người sản xuất cũng có những khả năng, điều kiện và kinh nghiệm sản xuất khác nhau. Mỗi người chỉ tập trung sản xuất những sản phẩm nào mà mình có ưu thế, đem sản phẩm của mình trao đổi lấy những sản phẩm cần thiết cho sản xuất và đời sống của mình, họ trở thành những người sản xuất hàng hoá cùng trao đổi mua bán hàng hoá với nhau, trên cơ sở đó thị trường, tiền tệ cũng ra đời và phát triển.
Sản xuất hàng hoá ra đời lúc đầu dưới hình thức sản xuất nhỏ, giản đơn nhưng là một bước tiến trong lịch sử phát triển xã hội. Sản xuất hàng hoá giản đơn là sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất trong điều kiện kỹ thuật thủ công lạc hậu. Khi trình độ lực lượng sản xuất phát triển cao hơn, sản xuất hàng hoá giản đơn chuyển sang sản xuất hàng hoá quy mô lớn hơn. Quá trình đó diễn ra trong thời kỳ quá độ từ xã hội phong kiến lên xã hội tư bản.
3.2.Từ kinh tế hàng hoá giản đơn lên kinh tế thị trường tự do.
Nền kinh tế thị trường tự do ra đời từ từ nền kinh tế hàng hoá giản đơn nhưng có những đặc điểm cơ bản khác với nền kinh tế hàng hoá giản đơn. ở đây người sản xuất trực tiếp là công nhân làm thuê, không phải là người sở hữu tư liệu sản xuất mà tư liệu sản xuất là của nhà tư bản. Sản phẩm lao động do những công nhân làm ra thuộc về nhà tư bản.
Trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn, tác động của qui luật giá trị dẫn tới sự phát triển tự phát của lực lượng sản xuất. Do tác động tự phát đó, do sự biến động của giá cả, cạnh tranh đã làm phân hoá những người sản xuất hàng hoá và trong giai đoạn phát triển lịch sử nhất định làm nảy sinh chủ nghĩa tư bản. Kinh tế hàng hoá giản đơn đẻ ra chủ nghĩa tư bản, sản xuất hàng hoá trong thời kỳ này cạnh tranh gay gắt. Trong điều kiện sản xuất qui mô lớn, các nguồn lực tự nhiên ngày càng khan khiếm buộc người sản xuất phải không ngừng cải tiến đổi mơí kỹ thuật, công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, sử dụng tiết kiệm các yếu tố sản xuất. Đây là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển nền sản xuất hàng hoá.
3.3.Từ kinh tế thị trường tự do sang kinh tế hỗn hợp
Xuất phát của quan điểm “kinh tế hỗn hợp” có từ cuối những năm của thế kỷ XIX. Sau khi thời kỳ chiến tranh, nó được các nhà kinh tế học Mỹ, như A.Hasen, tiếp tục nghiên cứu. Tư tưởng này được phát triển trong “kinh tế học” của P.A.Samuelson.
Nếu các nhà kinh tế học Cổ điển và Cổ điển mới say sưa với “bàn tay vô hình” và “cân bằng tổng quát”, trường phái Keynes và Keynes mới say sưa với “bàn tay nhà nước”, thì P.A.Samuelson chủ trương phát triển kinh tế phải dựa vào cả “hai bàn tay”, là cơ chế thị trường và nhà nước. Ông cho rằng diều hành một nền kinh tế không có chính phủ hay thị trường thì cũng như vỗ tay bằng một bàn tay”.
Cơ chế thị trường là một hình thức tổ chức kinh tế, trong đó, cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế là: cái gì? Như thế nào? Và cho ai? Cơ chế thị trường “không phải là một sự hỗn hợp mà là trật tự kinh tế”. Một nền kinh tế thị trường là một cơ chế tinh vi để phối hợp một cách không tự giác nhân dân và doanh nghiệp thông qua hệ thống giá cả thị trường. Nó là một phương tiện giao tiếp để tập hợp tri thức và hành động của hàng triệu cá nhân khác nhau, không có bộ não trung tâm, nó vẫn giải được bài toán mà máy tính lớn nhất ngày nay không thể giải nổi. Không ai thiết kế ra nó. Nó tự nhiên, và cũng như xã hội loài người, nó đang thay đổi.
Thị trường là một quá trình mà trong đó, người bán một thứ hàng hoá tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hoá. Như vậy, nói đến thị trường và cơ chế thị trường là phải nói tới hành hoá, người bán và người mua, giá cả hàng hoá. Hàng hoá bao gồm tiêu dùng, dịch vụ và yếu tố sản xuất như lao động, đất đai, tư bản. Từ đó hình thành nên thị trường hàng tiêu dùng và thị trường các yếu tố sản xuất. Trong hệ thống thị trường, mỗi hàng hoá, mỗi loại dịch vụ đều có giá cả của nó. Giá cả mang lại thu nhập cho hàng hoá mang đi bán. Và mỗi người lạ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status