Vai trò của Tổng công ty nhà nước và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổng công ty Nhà nước - pdf 19

Download miễn phí Chuyên đề Vai trò của Tổng công ty nhà nước và một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổng công ty Nhà nước



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.
Chương I.
MỘT SỐ NHẬN THỨC LÝ LUẬN LÀM CƠ SỞ XÂY DỰNG CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC Ở NƯỚC TA .
I - Lý luận chủ nghĩa Mác -Lê nin và vận dụng vào thực tiễn Việt Nam trong quá trình đi lên Chủ nghĩa xã hội
II- Quá trình hình thành các Tổng công ty Nhà nước ở Việt Nam và quan niệm về hiệu quả của chúng
Chương II
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN SUẤT KINH DOANH CỦA CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC
I-. Khái quát thực trạng về các tổng công ty nhà nước
II - Đánh giá thực trạng tổ chức quản lý các tổng công ty nhà nước ở nước ta
Chương III
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI TỔ CHỨC QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC TỔNG CÔNG TY NHÀ NƯỚC
I- Phương hướng chung về đổi mới, sắp xếp và nâng cao hiệu qủa kinh doanh các tổng công ty nhà nước
II - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cuả các tổng công ty nhà nước
1 - Tiếp tục sắp xếp tổng thể và thúc đẩy thí điểm xây dựng
tập đoàn kinh doanh mạnh
2 - Vấn đề thành lập, tham gia Tổng công ty nhà nước. Mối quan hệ giữa Tổng công ty nhà nước với các công ty thành viên
3 - Thực hiện các biện pháp nhằm làm lành mạnh hoá tài chính doanh nghiệp Nhà nước
4 - Vấn đề xoá bỏ Bộ chủ quản, Ngành, địa phương chủ quản
5 - Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi một số chính sách
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ng ty nhà nước
Tổ chức lại các liên hiệp xí nghiệp, Tổng công ty hiện có và thí điểm thành lập một số Tổng công ty theo mô hình tập đoàn kinh doanh; đó là những doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn, kinh doanh trong những ngành, lĩnh vực kinh tế quan trọng cuả nền kinh tế quốc dân, nhằm tích tụ và tập trung, chuyên môn hoá và hợp tác hoá, nâng cao sức cạnh tranh đồng thời tiến dần tới xoá bỏ chế độ Bộ chủ quản, cấp hành chính chủ quản, xoá bỏ sự phân biệt doanh nghiệp Trung ưong với doanh nghiệp địa phương và làm nòng cốt trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế đất nước.
Thực hiện nghị quyết lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 20/1998-CT-TTg ngày 21 tháng 4 năm 1998 về việc đẩy mạnh sắp xếp đổi mới quản lý doanh nghiệp Nhà nước, củng cố và hoàn thiện các Tổng công ty Nhà nước.
Đến nay, theo đánh giá của Ban đổi mới doanh nghiệp Trung ương, cả nước có 91 Tổng công ty Nhà nước, trong đó có 17 Tổng công ty 91 (được thành lập theo quyết định 91) và 77 Tổng công ty 90 (được thành lập theo quyết định số 90). Trong lĩnh vực Công nghiệp có 7 Tổng công ty 91 và 12 Tổng công ty 90; Lĩnh vực Nông nghiệp và phát triển nông thôn có 4 Tổng công ty 91 và 14 Tổng công ty 90; Lĩnh vực Thương mại có 2 Tổng công ty 90; lĩnh vực Quốc phòng có 4 Tổng công ty 90; lĩnh vực Giao thông vận tải có 2 Tổng công ty 91 và 12 Tổng công ty 90, lĩnh vực Xây dựng có 1 Tổng công ty 91 và 12 Tổng công ty 90; lĩnh vực Thuỷ sản có 3 Tổng công ty 90; lĩnh vực Tài chính có 1 Tổng công ty 90, lĩnh vực Ngân hàng có 5 Tổng công ty 90; lĩnh vực Y tế có 2 Tổng công ty 90; lĩnh vực Hàng không có 1 Tổng công ty 91; lĩnh vực Văn hoá thông tin có 1 Tổng công ty 90; lĩnh vực Bưu chính viễn thông có 1 Tổng công ty 91; các Địa phương có 7 Tổng công ty 90.
Về Vốn Nhà nước tại các Tổng công ty Nhà nước:
+ Năm 1996 vốn Nhà nước cấp cho các Tổng công ty là: 69.221 tỷ đồng, trong Tổng số: 98.185 tỷ vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp Nhà nước - chiếm 70,5%; trong đó các Tổng công ty 91 chiếm 54,5%, Tổng công ty 90 chiếm 16,0%.
+ Năm 1997 vốn Nhà nước tại các Tổng công ty Nhà nước là 73.831 tỷ đồng, trong Tổng số 102.650 tỷ đồng vốn Nhà nước trong các doanh nghiệp Nhà nước - chiếm 71,9% vốn Nhà nước tại toàn bộ doanh nghiệp Nhà nước; Tổng công ty 91 chiếm 54,9%,Tổng công ty 90 chiếm 17%.
+ Năm 1998 vốn Nhà nước tại các Tổng công ty Nhà nước là 78.837 tỷ đồng, trong đó Tổng công ty 91 là 58.557 tỷ đồng, chiếm 54,3 %, vốn Nhà nước tại các Tổng công ty 90 chiếm 17,5%.
+ Năm 2000 vốn Nhà nước tại các Tổng công ty Nhà nước là 80.027 tỷ đồng, trong Tổng số 105.880 tỷ đồng.
Về lao động:
- Tổng số CBCNVC tại các Tổng công ty Nhà nước:
+ Năm 1996 là 967602 người/1734474 người - chiếm 55,8% số lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước (trong đó Tổng công ty 91 chiếm 27,8% và Tổng công ty 90 chiếm 28%).
+ Năm 1998 lao động tại các Tổng công ty 91 là 603.645 người.
Về doanh thu:
+ Năm 1996 doanh thu của toàn bộ các Tổng công ty đạt 140.719 tỷ đồng/278.522 tỷ đồng- chiếm 50,5% Tổng doanh thu của doanh nghiệp Nhà nước (trong đó Tổng công ty 91 chiếm 25,9% và Tổng công ty 90 chiếm 24,6%).
+ Năm 1997 doanh thu của toàn bộ các Tổng công ty đạt 154.311 tỷ đồng/310.000 tỷ đồng- chiếm 49,8% Tổng doanh thu của doanh nghiệp Nhà nước (trong đó Tổng công ty 91 chiếm 25,6% và Tổng công ty 90 chiếm 24,2%).
+ Năm 1999 các Tổng công ty 91 đạt doanh thu là 90.487 tỷ đồng.
Về lợi nhuận trước thuế:
+ Năm 1996 lợi nhuận các Tổng công ty Nhà nước đạt 11.702 tỷ đồng trong Tổng số 13.992 tỷ đồng bằng 83,6% lợi nhuận các doanh nghiệp Nhà nước đạt được, trong đó các Tổng công ty 91 bằng 65,9% và Tổng công ty 90 bằng 17,7%.
+ Năm 1997 lợi nhuận các Tổng công ty Nhà nước đạt 11.161 tỷ đồng trong Tổng số 13.439 tỷ đồng bằng 83,0% lợi nhuận các doanh nghiệp Nhà nước đạt được, trong đó các Tổng công ty 91 bằng 64,62% và Tổng công ty 90 bằng 18,8%.
+ Năm 1998 lợi nhuận các Tổng công ty Nhà nước đạt 19.950 tỷ đồng trong tổng số 23.471 tỷ đồng bằng 85% lợi nhuận các doanh nghiệp Nhà nước đạt được, trong đó các Tổng công ty 91 bằng 68% và Tổng công ty 90 bằng 17%.
Về nộp ngân sách:
+ Năm 1996 các Tổng công ty Nhà nước nộp 25.132 tỷ đồng trong Tổng số 32.673 tỷ đồng bằng 67,9% các doanh nghiệp Nhà nước nộp Ngân sách, trong đó các Tổng công ty 91 nộp bằng 54,3% và Tổng công ty 90 bằng 22,6%.
+ Năm 1998 các Tổng công ty Nhà nước nộp 27.609 tỷ đồng trong Tổng số 34.500 tỷ đồng- bằng 80% các doanh nghiệp Nhà nước nộp Ngân sách, trong đó các Tổng công ty 91 nộp bằng 54,9% và Tổng công ty 90 bằng 25,1%.
II - Đánh giá thực trạng tổ chức quản lý các tổng công ty nhà nước ở nước ta
A- Những kết quả tích cực
1 - Về xây dựng chiến lược đầu tư phát triển.
Hầu hết các Tổng công ty đã chủ động xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển đến năm 2010. Trong sản xuất công nghiệp, đầu tư, xây dựng, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, Ngân hàng và các ngành kinh tế quan trọng khác theo hướng phát huy nội lực, phát triển các nguồn nguyên liệu trong nước, tăng năng lực sản xuất các sản phẩm trong nước dần thay thế những sản phẩm phải nhập khẩu nước ngoài, đẩy mạnh xuất khẩu. Chiến lược phát triển ngành kinh tế kỹ thuật đã được xây dựng là cơ sở để tiếp tục sắp xếp lại các Tổng công ty, bước đầu hạn chế tình trạng đầu tư tràn lan, manh mún kém hiệu quả trước đây. Nhiều Tổng công ty đã chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao sức cạnh tranh so với trước khi thành lập Tổng công ty như các Tổng công ty dầu khí, Điện lực, Bưu chính viễn thông, các Ngân hàng thương mại...
2 - Về tích tụ tập trung và điều hoà các nguồn nhân lực
Việc thành lập các Tổng công ty bước đầu đáp ứng được yêu cầu biến đổi về chất, đồng thời là giải pháp để đẩy mạnh quá trình tích tụ, tập trung đối với Tổng công ty Nhà nước. Những Tổng công ty này chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có triển vọng và cần được ưu tiên phát triển. Các Tổng công ty đã tập trung nguồn lực từ các công ty thành viên và tranh thủ vốn vay nước ngoaì để đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu, đầu tư mới như; Điện lực,Dầu khí, Bưu chính viễn thông, xi măng, Hàng hải, Đóng tầu...
Phần lớn các Tổng công ty Nhà nước đã tăng nhanh về vốn, tranh thủ vốn nước ngoài. Điển hình là các Tổng công ty xây dựng, các Ngân hàng thương mại, các Tổng công ty thuộc ngành giao thông vận tải, sản xuất tiêu dùng, các Tổng công ty thuộc ngành chế biến nông lâm thuỷ hải sản, đã tập trung vốn cho đầu tư phát triển và tham gia liên doanh.
3 - Về thị trường và xuất khẩu.
Trên cơ sở đáp ứng nhu cầu thị trường, căn cứ định hướng phát triển của ngành, nhiều Tổng công ty đã chủ động thực hiện kế hoạch kinh doanh, mở rộng thị phần, tiến tới chiếm lĩnh thị trường bằng các sản phẩm chủ lực của Tổng công ty. Tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước năm 1996 đạt 3.900 triệu USD, năm 1997 đạt 5.500 triệu USD, năm 1998 đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status