Môi trường vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười - pdf 19

Download miễn phí Đồ án Môi trường vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười



MỤC LỤC
 
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
 
Trang
CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Phương pháp nghiên cứu 2
1.3.1 Phương pháp luận 2
1.3.2 Phương pháp cụ thể 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Đối tượng nghiên cứu 3
CHƯƠNG II. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
2.1 Đặc điểm tự nhiên 4
2.1.1 Vị trí địa lý 4
2.1.2 Địa hình – địa mạo 6
2.1.3 Khí hậu 6
2.1.4 Khí tượng thủy văn 7
2.1.4.1 Sông rạch 7
2.1.4.2 Các nguồn sông chính 8
2.1.4.3 Thủy triều Biển Đông 11
2.2 Đặc điểm kinh tế – xã hội 12
2.2.1 Đặc điểm dân cư 12
2.2.2 Thực trạng sản xuất nông nghiệp vùng Đồng Tháp Mười 13
2.2.2.1 Đất trồng lúa 13
2.2.2.2 Đất trồng cây ăn trái 14
2.2.2.3 Đất trồng mía, khóm 15
2.2.2.4 Đất trồng mùa 15
2.2.2.5 Đất trồng tràm 15
2.2.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật 16
2.2.3.1 Giao thông đường bộ 16
2.2.3.2 Các công trình thủy lợi 17
2.2.3.3 Các bờ bao 18
CHƯƠNG III. SƠ LƯỢC VỀ DÒNG CHẢY LŨ VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
3.1 Sơ lược về dòng chảy sông MêKông 20
3.2 Diễn biến lũ ở Đồng Tháp Mười 21
3.3 Các đặc điểm chính của lũ lụt ở Đồng Tháp Mười 29
3.4 Ngập lụt ở Đồng Tháp Mười – Những tác nhân của nó 33
3.4.1 Ảnh hưởng của mưa nội đồng 33
3.4.2 Ảnh hưởng của cơ chế truyền lũ vào nội đồng 34
3.4.3 Ảnh hưởng của thủy triều 34
3.4.4 Ảnh hưởng của kết cấu hạ tầng 35
CHƯƠNG IV. TÌM HIỂU MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ ĐẾN MÔI TRƯỜNG NGẬP LŨ ĐỒNG THÁP MƯỜI
4.1 Ảnh hưởng của lũ đối với hiện tượng sạt lở bờ sông Tiền 36
4.2 Lũ lụt và vấn đề vệ sinh đồng ruộng 39
4.3 Lũ lụt và vấn đề dịch bệnh 40
4.4 Ảnh hưởng của lũ lụt đối với đa dạng sinh học 41
4.4.1 Khu hệ cá 41
4.4.2 Khu hệ lưỡng cư – bò sát 43
4.4.3 Khu hệ thú 44
4.4.4 Khu hệ chim 44
4.4.5 Khu hệ thủy sinh vật 47
4.5 Lũ và phù sa 47
CHƯƠNG V. TÁC ĐỘNG CỦA LŨ ĐẾN KINH TẾ – XÃ HỘI VÙNG NGẬP LŨ ĐỒNG THÁP MƯỜI
5.1 Lũ với vấn đề kinh tế 51
5.1.1 Thiệt hại chung 51
5.1.2 Thiệt hại về sản xuất nông nghiệp 52
5.1.2.1 Thiệt hại về diện tích gieo trồng lúa Hè Thu 52
5.1.2.2 Thiệt hại diện tích gieo trồng lúa 3 vụ và vườn cây ăn trái chuyên canh 54
5.1.2.3 Thiệt hại diện tích trồng mía, khóm chuyên canh 55
5.1.3 Tác động của lũ đối với ngành thương mại – dịch vụ 56
5.2 Lũ với vấn đề xã hội 57
5.2.1 Vấn đề cư trú 57
5.2.2 Thiệt hại về người 58
5.2.3 Điều kiện đi lại 59
5.2.4 Giáo dục 60
5.2.5 Y tế 60
5.2.6 Nước sinh hoạt 62
5.2.7 Ma chay, chôn cất 62
5.3 Nguồn lợi từ nước lũ 63
CHƯƠNG VI. SƠ BỘ NHỮNG GIẢI PHÁP SỐNG CHUNG VỚI LŨ
6.1 Về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn 65
6.1.1 Giải pháp nước cấp 65
6.1.1.1 Sơ đồ tổng quát xử lý nước mặt 65
6.1.1.2 Sơ đồ tổng quát xử lý nước ngầm 66
6.1.2 Các mô hình nhà vệ sinh 67
6.1.2.1 Nhà tiêu tự hoại kiểu kiên cố 67
6.1.2.2 Nhà tiêu ống buy/lu kiểu cánh dơi 68
6.1.2.3 Nhà tiêu 2 ngăn, ủ phân tại chỗ 68
6.1.2.4 Nhà tiêu kiểu 3 thùng phuy (nổi trong mùa lũ) 68
6.2 Giao thông vùng ngập lũ Đồng Tháp Mười 70
6.3 Về bố trí dân cư vùng ngập lũ 70
6.3.1 Quan điểm phân bố dân cư 70
6.3.1.1 Đảm bảo tính mạnh cho người dân 70
6.3.1.2 Bảo đảm an cư và ổn định cuộc sống 70
6.3.1.3 Bảo đảm khai thác hiệu quả đất đai 71
6.3.2 Các mô hình 71
6.3.3 Mô hình cụ thể 1 cụm dân cư 71
6.4 Kinh tế mùa lũ 74
6.4.1 Đánh bắt cá chủ động, dụ cá tôm 74
6.4.2 Mô hình canh tác 2 vụ lúa (Đông Xuân và Hè Thu) và 1 cá kết hợp 75
6.4.3 Mô hình canh tác tôm càng xanh 76
6.5 Về sản xuất nông nghiệp 76
6.6 Hướng dẫn và lấy phù sa 78
6.7 Du lịch mùa nước nổi Đồng Tháp Mười 80
CHƯƠNG VII. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
7.1 Kết luận 83
7.2 Kiến nghị 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ä truyền lũ và ngập lụt trong ĐTM.
Những ảnh hưởng nêu trên đối với dòng chảy lũ khá rõ rệt qua trận lũ năm 2000, Trương Đình Dụ (Viện Khoa học Thủy Lợi) có nêu nhận xét đã khẳng định điều này:” Điều đáng ghi nhận là dòng chảy lũ năm 2000 ngoài ảnh hưởng mưa nội đồng và mức thủy triều dâng lên thì ảnh hưởng của đường giao thông, bờ bao, của khu dân cư đã làm ảnh hưởng đến việc tiêu thoát cho nên độ ngập lớn hơn và thời gian ngập lụt cũng tăng đáng kể”.
Lũ năm 2000 có diễn biến rất phức tạp, tuy những nguyên nhân chính và cơ chế gây lụt vẫn như trước đây, nhưng mức độ đã khác biệt nhiều. Người dân tại chỗ từng sống nhiều đời đã quen với lũ lụt, xem lụt như “mùa nước nổi”. Chứng kiến các cảnh lụt các năm qua, nhất là trận lũ lịch sử năm 2000, đã khẳng định chính chúng ta, con người đã biến lũ hiền thành lũ dữ. Những thay đổi của cơ sở hạ tầng với các tuyến giao thông, hệ thống bờ kênh, bờ bao, các kênh, công trình kiểm soát lũ đã tạo ra các khu, ô trũng. Chính vì vậy, trận lũ nghiêm trọng hơn do nước lụt truyền từ ô này sang ô khác, từ vùng cao xuống vùng thấp, thời gian ngập lụt cũng kéo dài.
CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ ĐẾN MÔI TRƯỜNG NGẬP LŨ ĐỒNG THÁP MƯỜI
ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ ĐỐI VỚI HIỆN TƯỢNG SẠT LỞ BỜ SÔNG TIỀN:
Nằm ở hạ lưu sông Mêkông nên ĐBSCL phải hứng chịu tất cả mọi tác động bất lợi phía thượng nguồn gây ra. Thời gian lũ đến và lũ rút chi phối nhiều cơ cấu mùa vụ, cây trồng… Dòng chảy gây xói mòn mặt đất, xói lở bờ sông và làm thiệt hại nhiều công trình công cộng và tài sản của dân cư…
Sạt lở và bồi lắng bờ sông là kết quả tương tác qua lại giữa dòng chảy và mái bờ, trong đó các tác động trên có thể giảm bớt hay tăng thêm cường độ thông qua các hoạt động nhân sinh. Nhìn chung sạt lở bờ sông Tiền xảy ra cả trong mùa lũ và mùa kiệt nhưng nguyên nhân trực tiếp vẫn là nước mùa lũ. Tháng IV và tháng V bờ sông dễ bị chuồi gây ra sụp lở có quy mô lớn (đặc biệt là ở các khu vực bị dòng nước xói mòn, hình thành các hàm ếch). Tháng VII vào đầu vụ mưa đất đã trải qua mùa khô hạn nay ngấm nước trương nở làm cho các tảng đất dọc bờ sông dốc nặng thêm gây nên sụt lở (quy mô từ trung bình đến lớn). Thời gian lũ chính vụ (tháng X), do dòng chảy mạnh nên tình hình xâm thực bờ xảy ra ở nhiều nơi, quy mô từ trung bình đến yếu (ở đầu cù lao sạt lở sẽ mạnh hơn các nơi khác vào thời kỳ lũ). Sạt lở bờ sông cũng xảy ra sau một trận lũ lớn, ví dụ như ở thị trấn Hồng Ngự (cũ): đợt sạt lở lớn nhất xảy ra sau trận lũ lịch sử 1991, sau đó là năm 1992 và các năm gần đây. Trận sạt lở năm 1992 tại Hồng Ngự xảy ra trên một chiều dài 70m, rộng 40m, diện tích mất đi 2800 m3 …
Hình 4.1: Bờ sông Tiền sạt lở nghiêm trọng.
Hình 4.2: Sạt lở nhà cửa xuống sông Tiền (huyện Hồng Ngự – ĐT).
Sự gia tăng lưu tốc của dòng chảy là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng sạt lở. Khi lưu tốc vượt khả năng kháng xói của bờ và đáy sông sẽ gây nên hiện tượng lở bờ và đào lòng tạo hố xói. Lưu lượng dòng chảy tập trung cao vào mùa lũ là tác nhân tạo dòng có lưu tốc lớn, điều này cũng giải thích vì sao sạt lở bờ thường xảy ra nhiều nhất vào mùa lũ, nhất là những năm lũ lớn. Ví dụ xoáy nước đào sâu lòng sông tuyến Hồng Ngự từ 20 – 25m trong các năm 70, 36m (năm 1998), 38m (1991) và 42m (1994). Sự đổi hướng dòng chảy đột ngột sau Tân Châu cũng làm cho dòng chảy sông Tiền tập trung sang hướng đổ thẳng vào Hồng Ngự trong lúc bùn cát hình thành do sạt lở chuyển động theo vành ngoài tập trung vào sông giữa (nơi trước đây là dòng chính) làm bồi lắng đoạn sông này.
Sạt lở và bồi lắp là những hoạt động trong quá trình diễn biến lòng sông. Các hoạt động đó vẫn diễn ra tích cực trong những năm gần đây. Hai hoạt động trên diễn ra đồng thời trên từng đoạn, nhưng trên bình diện chung ta thấy:
Ơû đoạn trên: ( nơi ảnh hưởng nguồn mạnh) hiện tượng xói chiếm ưu thế trong đó có cả xói sâu (xói lòng) và xói ngang (xói bờ). Trên đoạn sông này có những khu vực sạt lở nghiên trọng như: Tân Châu, Thường Phước, Hồng Ngự, Mỹ Thuận… Ở đây hiện tượng xói mòn sâu diễn ra mãnh liệt tạo nên sự mất ổn định bờ và sạt lở.
Ơû đoạn dưới: vùng có dòng chảy hai chiều ngay cả trong mùa lũ, hiện tượng bồi lắng chiếm ưu thế.
Trong quá trình diễn biến lòng sông, các đặc trưng thủy văn như: độ sâu, độ rộng, lưu lượng… luôn tồn tại mối quan hệ: những dòng chính, nơi có lưu lượng tập trung sẽ có lòng sâu hơn, dễ dàng cho việc hình thành các vực.
Tốc độ Vmax dọc sông Tiền giảm dần về phía hạ lưu, thay đổi đột biến ở những nơi có lòng sông thu hẹp, mở rộng.
Việc xây dựng các tuyến đê bao, các công trình giao thông bộ đã làm ảnh hưởng đến dòng chảy của sông, có thể làm gia tăng lưu tốc ở một số dòng chảy. Các hoạt động này tùy khu vực thực tế có thể có khả năng tích cực hay có khả năng tiêu cực như các bờ bao chống lũ và các công trình giao thông làm tăng lưu lượng nước đổ vào rạch Sở Hạ và rạch Hồng Ngự, là một trong những nguyên nhân gây sạt lở tại Hồng Ngự.
Bảng 4.1: Sạt lở bờ sông Tiền có thể chia làm 4 cấp:
Cấp 1: 1–5m/năm
Cấp 2:5-10m/năm
Cấp 3:10-20m/năm
Cấp 4: >20
m/năm
Khu vực
Khu vực
Khu vực
Khu vực
Cù lao Cái Vừng- Hồng Ngự
Cù lao Giêng- Chợ Mới
Thường Phước 1- Hồng Ngự
Thị xã Sa Đéc
Thường Thới Tiền – Hồng Ngự
Cù lao Long Khánh
Cù lao Châu Ma
Thường Phước 2- Hồng Ngự
Thường Lạc – Hồng Ngự
Cù lao Tây- Thanh Bình
Thị trấn Tân Châu
Thị trấn Hồng Ngự
Tân Thạnh-Thanh Bình
Mỹ Thuận-Cái Bè
An Phong-Thanh Bình
Tân Thuận Tây- thị trấn Cao Lãnh
Thị xã Cao Lãnh
Cồn Tiên-Bình Thạnh
Bình Hàng Tây-Cao Lãnh
(Nguồn: Phân viện địa lý)
LŨ LỤT VÀ VẤN ĐỀ VỆ SINH ĐỒNG RUỘNG:
Ô nhiễm vùng nội đồng có nguồn gốc khác nhau:
Do nước chua sinh ra từ đất phèn.
Do các độc chất tồn tại trong đất do việc sử dụng thuốc trừ sâu, phân hóa học.
Do các chất thải từ khu dân cư.
Các sản phẩm độc hại khác sinh ra trong quá trình mặt đất khô ráo.
Nước mặn xâm nhập từ biển vào.
Các nguồn gốc trên đang trên đà phát triển ngày càng mạnh theo sự phát triển của sản xuất và tăng trưởng dân cư.
Nước lũ là yếu tố động lực duy nhất có thể giúp ta dọn dẹp, hạn chế hay trừ các hậu quả đó.
Để đảm bảo vấn đề vệ sinh và cải tạo đồng ruộng cần đảm bảo một môi trường hợp lý:
Thu gom nước bẩn, ô nhiễm vào kênh mương trước lúc lũ tràn về.
Bảo đảm nước chảy với một tốc độ nhất định đủ rửa trôi các chất độc hại, song không gây xói mòn đất.
Bảo đảm một độ ngập lụt và thời gian ngập lụt hợp lý.
Theo kinh nghiệm ở các vùng đất ngập nước trên thế giới, sự ngập nước hàng năm đối với những đồng bằng trẻ là cần thiết. Sự ngập lụt cần thiết cho việc đưa phù sa lên đồng ruộng, rửa trôi các độc tố trong đất, tiêu diệt các quá trình háo khí bất lợi, kích thích các quá trình yếm khí, tác động đến các quá trình q...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status