Nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Cầu Giấy



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 : Thực trạng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy 3
1.1. Khái quát về ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy 3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển: 3
1.1.2. Nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban: 5
1.1.3. Sơ đồ bộ máy cơ cấu tổ chức tại Chi nhánh Cầu Giấy: Sơ đồ 1 11
1.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Cầu Giấy: 12
1.2. Thực trạng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại Chi nhánh Cầu Giấy 16
1.2.1. Quy trình đánh giá rủi ro dự án vay vốn 16
1.2.2. Các phương pháp đánh giá rủi ro dự án vay vốn: 26
1.2.3. Nội dung đánh giá rủi ro dự án vay vốn: 37
1.2.4. Vị trí của công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn và mối quan hệ với công tác thẩm định: 42
1.3. Ví dụ minh hoạ về tình hình đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại Chi nhánh thông qua công tác đánh giá rủi ro dự án đầu tư Dây chuyền thiết bị giàn khoan cọc nhồi của CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 – VINACONEX 43
1.3.1 Một vài nét khái quát về dự án 43
1.3.2. Công tác đánh giá rủi ro dự án đầu tư Dây chuyền thiết bị giàn khoan cọc nhồi : 45
1.4. Đánh giá công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại chi nhánh Cầu Giấy: 65
1.4.1. Những kết quả đã đạt được 65
1.4.2. Những hạn chế còn tồn tại: 67
1.4.3. Nguyên nhân gây ra những rủi ro đối với dự án vay vốn tại
Chi nhánh: 70
Chương 2 : Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Cầu Giấy 76
2.1. Định hướng và mục tiêu hoạt động 76
2.1.1. Dự báo về môi trường kinh doanh: 76
2.1.2. Định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2010 tại Chi nhánh Cầu Giấy: 77
2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác đánh giá rủi ro dự án vay vốn tại Chi nhánh Cầu Giấy: 78
2.2.1. Hoàn thiện nội dung và quy trình đánh giá rủi ro: 78
2.2.2. Nâng cao nâng cao trình độ của cán bộ, nhân viên Chi nhánh cả về phẩm chất lẫn nghiệp vụ chuyên môn: 80
2.2.3. Tích cực thực hiện các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho vay dự án của Chi nhánh 82
2.2.4. Hoàn thiện hệ thống thông tin về khách hàng và dự án đầu tư: 85
2.2.5. Kiểm tra, giám sát các rủi ro phát sinh theo chu kỳ các dự án đầu tư vay vốn: 87
2.2.6. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án vay vốn 89
2.2.7. Nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ 91
2.2.8. Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với khách hàng doanh nghiệp: 91
2.3. Kiến nghị 93
2.3.1. Kiến nghị với Nhà nước: 93
2.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước: 94
2.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 96
KẾT LUẬN 98
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU 99
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

xây dựng, cử nhân luật.
+ Ông Phạm Hùng – uỷ viên HĐQT sinh năm 1961, trình độ chuyên môn: Kỹ sư xây dựng
+ Ông Nguyễn Thạc Kim – uỷ viên HĐQT kiêm Giám đốc Công ty sinh năm 1958, trình độ chuyên môn: Kỹ sư xây dựng, thạc sỹ Quản trị kinh doanh
+ Ông Phạm Quốc Mạnh – uỷ viên HĐQT sinh năm 1958, trình độ chuyên môn: Kỹ sư xây dựng
+ Ông Nguyễn Phúc Hưởng – uỷ viên HĐQT sinh năm 1975, trình độ chuyên môn: Kỹ sư xây dựng, cử nhân ngoại ngữ Anh văn, đang theo học Thạc sỹ Quản trị kinh doanh.
Ban Giám đốc là cơ quan trực tiếp điều hành hoạt động của Công ty theo định hướng và chiến lược phát triển của Công ty do Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị đã đề ra. Ban Giám đốc gồm 04 thành viên:
Ông Nguyễn Thạc Kim – Giám đốc Công ty (Bổ nhiệm ngày 02/10/2006)
Ông Nguyễn Sỹ Toàn – Phó giám đốc (bổ nhiệm năm 2002) sinh năm 1961, trình độ: Kỹ sư xây dựng
Ông Phạm Hùng (Bổ nhiệm ngày 15/11/2006);
Ông Nguyễn Phúc Hưởng (Bổ nhiệm ngày 01/01/2007);
Kế toán trưởng: Ông Nguyễn Duy Hải sinh năm 1964, trình độ chuyên môn: Cử nhân kinh tế
Bộ máy lãnh đạo Công ty hiện nay bao gồm những cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý điều hành.
Đánh giá hoạt động kinh doanh của khách hàng
Thông tin chung:
Công ty Cổ phần xây dựng số 1 là đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, sản xuất công nghiệp, vật liệu xây dựng, kinh doanh dịch vụ, xuất nhập khẩu. Công ty có đủ năng lực, kinh nghiệm và uy tín trong thi công xây lắp các công trình nhà ở, công trình công cộng có quy mô lớn và phức tạp, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao.
Tình hình sản xuất kinh doanh:
Bảng 05: Kết quả sản xuất kinh doanh các năm 2006 – 2008
Đơn vị: triệu đồng
CHỈ TIÊU
2006
2007
2008
Doanh thu bán hàng và cung cấp Dịch vụ
227,481
247,874
408,851
Các khoản giảm trừ doanh thu
-
-
-
Doanh thu thuần về bán hàng và CCDV
227,481
247,874
408,851
Giá vốn hàng bán
205,357
222,826
384,439
Lợi Nhuận gộp về bán hàng và CCDV
22,124
25,048
24,412
Doanh Thu hoạt động tài chính
10,419
8,895
19,306
Chi phí tài chính
8,409
6,206
10,583
- Trong đó: lãi vay phải trả
8,409
6,206
10,583
Chi phí bán hàng
-
-
-
Chi phí quản lý doanh nghiệp
10,599
12,206
13,179
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
13,535
15,532
19,956
Lợi nhuận khác
36
497
4,391
Tổng Lợi nhuận kế toán trước thuế
13,571
16,029
24,347
Chi phí thuế thu nhập Doanh nghiệp hiện hành
3,650
3,113
3,112
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
9,921
12,916
21,235
(Báo cáo kết quả kinh doanh công ty CP xây dựng số 1)
f. Đánh giá năng lực sản xuất:
Thế mạnh của Công ty Cổ phần xây dựng số 1 - Vinaconex 1 hiện nay là xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp. Công ty hiện tại đang sở hữu một số lượng xe máy và thiết bị thi công lớn hiện đại và đồng bộ như: Cần trục tháp, thang tải, trạm trộn bê tông thương phẩm, máy bơm bê tông, máy khoan cọc nhồi... và hệ thống giàn giáo, cốp pha có thể phục vụ thi công các công trình có quy mô lớn. Một số công trình Công ty đã thi công với chất lượng cao như: công trình Trung tâm Hội nghị quốc gia, Nhà 34 tầng khu đô thị Trung Hoà Nhân Chính, Trung tâm thương mại Tràng Tiền, Công trình CT5 Mỹ Đình, Khách sạn Nacimex Hải Dương, Nacimex Đồ Sơn...
Với chủ trương mở rộng đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh, trong những năm tới, Công ty sẽ đẩy mạnh đầu tư mảng kinh doanh bất động sản, đầu tư phát triển nhà, và các dự án khu công nghiệp tại Hà Nội và các tỉnh lân cận có hiệu quả cao.
Đối với lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng: Năm 2003 Công ty đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất gạch lát Terrazzo với dây chuyền sản xuất đồng bộ của Italia, qua thời gian vận hành dự án đã đem lại hiệu quả, được sử dụng tại nhiều công trình trọng điểm, quy mô lớn như: Văn phòng chính phủ, trụ sở Bộ quốc phòng, Khu liên hợp thể thao quốc gia, khu đô thị Trung hoà – Nhân chính... Ngoài ra nhà máy còn sản xuất và cung cấp các sản phẩm Granit khác.
Đối với hoạt động sản xuất bê tông thương phẩm: Công ty hiện có 3 trạm bê tông thương phẩm, 11 xe trộn bê tông chuyên dụng, ngoài cung ứng cho các công trình Công ty đang thi công còn cung cấp cho các công trình khác trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Bên cạnh hoạt động xây lắp và sản xuất, để tận dụng tối đa được nguồn lực là hệ thống máy móc, thiết bị thi công sẵn có, Công ty đã mở rộng thêm dịch vụ cho thuê xe máy, thiết bị thi công và giàn giáo cốp pha. Nguồn thu từ hoạt động này cũng đã đem lại một phần nguồn thu tạo thêm thu nhập cho CBCNV và tăng năng lực hoạt động của Công ty.
g. Đánh giá khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào
Nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho các hoạt động của Công ty hầu hết là từ trong nước như: xi măng, sắt, thép, cát, đá,... và những nguyên vật liệu do các Công ty thuộc Tổng công ty Vinaconex có thể cung cấp được như: gạch, gạch Terrazo, đá ốp lát, kính,... Các nhà cung cấp này là bạn hàng lâu năm của Công ty, sản phẩm và dịch vụ có chất lượng ổn định, chào hàng cạnh tranh cũng như luôn giữ uy tín cho nhau trên thương trường. Vì vậy nguồn cung cấp nguyên vật liệu của Công ty là tương đối ổn định.
Thời gian gần đây, giá cả nguyên vật liệu biến động theo chiều hướng gia tăng, kinh phí đầu tư của các chủ đầu tư, đơn vị thi công cũng đều tăng theo. Điều này ảnh hưởng đến chi phí đầu vào nói riêng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung của ngành xây dựng. Là một công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp, chi phí sản xuất của Công ty chịu nhiều ảnh hưởng bởi sự biến động giá cả vật liệu xây dựng như sắt, thép, xi măng,... Khi giá cả vật liệu xây dựng tăng đột biến sẽ nhanh chóng tác động đến giá cả các yếu tố đầu vào của Công ty, đẩy chi phí lên cao đối với những hợp đồng thi công dài hạn đã ký, điều này có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty.
Tuy nhiên, Công ty có lợi thế cạnh tranh rất lớn là hầu hết nguồn nguyên vật liệu được cung cấp bởi các Công ty trực thuộc Tổng công ty Vinaconex. Các sản phẩm sản xuất công nghiệp của VINACONEX và các đơn vị thành viên sản xuất là những sản phẩm thiết yếu đối với đời sống xã hội, hàm chứa yếu tố công nghệ cao, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và mang tính cạnh tranh trên thị trường như: xi măng, điện năng, nước sạch, đá ốp lát, gạch xây dựng, ống sợi, kính an toàn, ống nhựa, bê tông thương thương phẩm, bê tông đúc sẵn và các sản phẩm khác. Đây là một nguồn cung cấp nguyên vật liệu có tính ổn định cao, tạo lợi thế cạnh tranh cho Công ty đối với các doanh nghiệp khác cùng ngành.
Đồng thời, Công ty đã có những biện pháp nhất định để hạn chế sự ảnh hưởng từ những thay đổi về giá cả nguyên vật liệu này: Ký các hợp đồng cung cấp dài hạn, ưu tiên khách hàng lâu năm và có nguồn hàng ổn định từ nội bộ Tổng Công ty,... Vì vậy rủi ro từ biến động giá cả đầu vào đã được Công ty hạn chế đáng kể.
h. Đánh giá, phân tích về sản lượng và doanh thu
Công ty có sản lượng, doanh thu trong các lĩnh vực xây...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status