Dự án đầu tư nâng cấp Cảng Hải Phòng: thực trạng và giải pháp - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Đầu tư phát triển Cảng Hải Phòng: thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
Lời mở đầu .4
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG 5
I. Tổng quan về hệ thống cảng biển . 5
1. Những vấn đề chung về cảng biển. 5
2. Cơ sở vật chất cảng biển. 7
3. Ý nghĩa và vai trò của cảng biển. 10
4. Chức năng của cảng biển. 11
5. Hoạt động khai thác cảng biển. 12
6. Phân loại cảng biển. 13
7. Mô hình quản lí cảng biển 15
II. Hệ thống cảng biển Việt Nam 17
1. Đặc điểm của hệ thống cảng biển Việt Nam. 17
2. Vai trò của hệ thống Cảng biển Việt Nam trong hội nhập kinh tế 18
3. Phân loại cảng biển Việt Nam 20
III. Hoạt động đầu tư phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam 20
1. Sự cần thiết phải tiến hành đầu tư phát triển hệ thống cảng biển 20
2. Quản lí Nhà nước liên quan đến sự phát triển cảng biển 21
3. Vốn và nguồn vốn cho phát triển cảng biển Việt Nam 25
4. Nội dung hoạt động đầu tư phát triển cảng biển 27
5. Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển cảng biển 29
6. Tình hình đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển Việt Nam 30
7. Những vấn đề bất cập liên quan đến hoạt động đầu tư phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam 34
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CẢNG HẢI PHÒNG 41
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH 1 thành viên Cảng Hải Phòng 41
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển Cảng Hải Phòng 41
2. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lí của Cảng Hải Phòng. 43
3. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Cảng 44
4. Bộ máy tổ chức, quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Hải Phòng 45
5. Cơ sở vật chất kĩ thuật của Cảng. 47
II. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh 47
1. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng 47
2. Đánh giá tổng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng giai đoạn 1998-2008 47
3. Đánh giá tổng sản lượng container thông qua Cảng giai đoạn 1998-2008 47
III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CẢNG HẢI PHÒNG 47
1. Tổng quan về tình hình đầu tư phát triển đầu tư xây dựng cơ bản của Cảng Hải Phòng 47
2. Tình hình huy động vốn cho hoạt động đầu tư phát triển của Cảng 47
3. Tình hình sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển của cảng 47
4. Đánh giá về hoạt động đầu tư của Cảng Hải Phòng 47
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CẢNG HẢI PHÒNG 47
I. Định hướng phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam: 47
II. Định hướng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng cảng biển ở Thành phố Hải Phòng .47
III. Định hướng phát triển cảng Hải Phòng 47
1. Định hướng phát triển cảng Hải Phòng đến năm 2020 47
2. Định hướng đầu tư của Cảng Hải Phòng 47
3. Kế hoạch đầu tư phát triển Cảng Hải Phòng giai đoạn 2008-2013 47
IV. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tại Cảng Hải Phòng 47
1. Giải pháp đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư 47
2. Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng cảng 47
3. Giải pháp đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 47
4. Giải pháp đầu tư tăng cường công tác marketing 47
V. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM 47
1. Đổi mới công tác quy hoạch hệ thống cảng biển 47
2. Cải tiến mô hình quản lí cảng biển 47
3. Xúc tiến việc xây dựng cảng trung chuyển container quốc tế 47
4. Ban hành khung pháp lí của mô hình cho thuê cơ sở hạ tầng cảng biển 47
5. Một số giải pháp khác. 47
Một trong những vấn đề khó khăn lớn của các nước đang phát triển như Việt Nam đó là hạ tầng cơ sở kĩ thuật, trong đó có kết cấu hạ tầng cảng biển vẫn còn nhiều yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong khi đó, hệ thống cảng biển Việt Nam đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực của Việt Nam. Theo thống kê, 90% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được chuyên chở bằng đường biển thông qua các cảng biển. Vì vậy, vận tải biển và hệ thống cảng biển góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước không chỉ ở việc vận chuyển hàng hóa, tạo ra thu nhập và việc làm mà quan trọng hơn là thúc đẩy đầu vào và cả đầu ra của sản xuất hàng hóa và dịch vụ.
Bên cạnh đó, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển kinh doanh cảng biển khi chúng ta có 3260 km bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam, với vùng thềm lục địa thuộc chủ quyền rộng gấp 3 lần diện tích đất liền, có nhiều sông lớn và đặc biệt là vị trí địa lí gần với các tuyến hàng hải quốc tế.
Chính vì lẽ đó, kinh tế cảng biển cần được xem là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, tạo đà thúc đẩy cho các ngành khác phát triển. Và trong thời gian tới, chúng ta cần đặc biệt quan tâm đầu tư vào hệ thống cảng biển Việt Nam để có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển đã đặt ra.
Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển cảng biển Việt nam, trong quá trình thực tập tại công ty trách nhiệm 1 thành viên Cảng Hải Phòng em đã tiến hành nghiên cứu đề tài : “Đầu tư phát triển Cảng Hải Phòng: thực trạng và giải pháp”.
Chuyên đề gồm có 3 chương:
- Chương I: Lý luận chung.
- Chương II: Thực trạng hoạt động đầu tư phát triển cảng Hải Phòng.
- Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển cảng Hải Phòng.
Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kinh nghiệm và trình độ nên bài viết còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em rất mong được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo để bài viết hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành Thank Thạc sỹ Nguyễn Thu Hà đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong thời gian qua để em hoàn thành bài viết này.




CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG
I. Tổng quan về hệ thống cảng biển .
1. Những vấn đề chung về cảng biển.
1.1. Các khái niệm về cảng biển.
Theo từ điển bách khoa 1995 thì cảng biển là khu vực đất và nước ở biển có những công trình xây dựng và trang thiết bị phục vụ cho tàu thuyền cập bến, bốc dỡ hàng hóa, hành khách lên xuống, sửa chữa phương tiện vận tải biển, bảo quản hàng hóa và thực hiện các công việc khác phục vụ quá trình vận tải đường biển. Cảng có cầu cảng, đường vận chuyển có thể là đường sắt, đường bộ, kho hàng, xưởng sửa chữa.
Theo giáo trình Quy hoạch Cảng của trường đại học xây dựng- 1984 định nghĩa: Cảng là tổng hợp những công trình và thiết bị kĩ thuật đảm bảo thuận lợi cho tầu tiến hành công tác bốc xếp hàng hóa và các quá trình khác. Nhiệm vụ cơ bản của cảng là vận chuyển hàng hóa hay hành khác từ đường thủy( biển hay sông) lên các phương tiện giao thông khác và ngược lại.
Theo điều 59 chương V Bộ Luật Hàng Hải Việt Nam quy định: Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác.
Như vậy tựu chung lại cảng biển là một bộ phận quan trọng không thể thiếu cho hoạt động của khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, khu công nghiệp, chế xuất; là nơi trong khu vực giao nhau giữa đất liền và biển. Cảng biển đồng thời là mắt xích của vận tải đa cách, ở đó các phương tiện vận tải biển, vận tải đường sắt, vận tải đường sông hay đường hàng không đi qua, là nơi có sự thay đổi hàng hóa từ phương tiện vận tải biển sang phương tiện vận tải khác và ngược lại.
1.2. Các khái niệm khác có liên quan
Một cảng biển sẽ bao gồm 2 khu vực: vùng đất cảng và vùng nước cảng:
Vùng đất cảng: là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt thiết bị. Trong đó, cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡ hàng hoá, đón, trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Bến cảng có thể có một hay nhiều cầu cảng.
Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch; vùng để xây dựng luồng cảng biển và các công trình phụ trợ khác. Đây chính là khu vực có ảnh hưởng quyết định tới hoạt động phục vụ tàu ra vào cảng, bao gồm có vũng chờ và khu nước trước cảng:
+ Vũng chờ: Là vùng nước nằm xa so với vị trí cầu bến của cảng, được định vị ở ngoài khơi ( vị trí phao zero) ranh giới giữa vùng biển và cửa sông vào cảng. Vũng chờ là nơi các tàu neo đậu chờ đợi hoàn tất các thủ tục của tàu để vào làm hàng.
+ Khu nước trước cảng ( khu nước trước bến): là vùng nước tại đó tàu cập bến và neo đậu, độ sâu của vùng nước này là yếu tố rất quan trọng có tính chất quyết định khả năng phát triển của cảng. Độ sâu trước bến càng lớn thì càng có khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn cập bến làm hàng.
+ Luồng ra vào cảng: Là khu nước nằm giữa vũng chờ và vùng nước trước bến của cảng. Khoảng cách của luồng ra vào cảng là hành lang giao thông của phương tiện đường thủy cho nên điều kiện thủy văn và thông số của luồng như dòng triều, chế độ bồi lắng phù sa, bồi lắng cát, đá ngầm, sóng, gió, cấu hình luồng, độ sâu, chiều dài, chiều rộng, mức trang bị các thiết bị thông tin báo hiệu tại luồng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp nhận cỡ tàu vào cảng cũng như vấn đề an toàn đi lại của tàu thuyền.
2. Cơ sở vật chất cảng biển.
2.1. Hệ thống giao thông trong cảng.
Công tác quy hoạch hệ thống giao thông trong cảng nếu hợp lí sẽ tạo thuận lợi và dễ dàng thực hiện các hoạt động dịch chuyển các trang thiết bị, phương tiện vận chuyển; ngược lại nó sẽ gây cản trở, làm gián đoạn các quy trình dịch chuyển hàng hóa, giảm năng suất phục vụ. Có thể phân chia hệ thống giao thông của cảng thành 2 loại: giao thông đường thủy và giao thông đường bộ.
Giao thông đường thủy: cho phép các loại tàu thủy bao gồm tàu biển, ven biển, tàu sông đến cảng, tuy nhiên tùy thuộc vào độ sâu của luồng ra vào và độ sâu trước bến mà cảng có thể tiếp nhận loại tàu cỡ nào.
Giao thông đường bộ: bao gồm hệ thống đường ô tô và đường sắt phục vụ dòng phương tiện vận chuyển hàng tới và từ miền hậu phương của cảng.
Hệ thống đường sắt trong cảng được thiết lập nối liền giao thông từ cảng đến các ga đường sắt thuộc miền hậu phương của cảng, cho phép giảm giá cước vận chuyển trong nhiều trường hợp do sức chở của vận tải đường sắt lớn hơn so với ôtô. Đồng thời, hệ thống đường sắt cũng có thể thiết lập trong nội bộ cảng khi khoảng cách vận chuyển từ vị trí thiết bị xếp dỡ tuyến tiền phương đến các kho hay bãi tuyến hậu phương lớn.
Hệ thống giao thông đường bộ trong cảng được thiết lập với các mục đích sau:
- Để vận chuyển hàng hóa từ tàu về bãi và ngược lại
- Dịch chuyển phương tiện vận chuyển và trang thiết bị xếp dỡ trong phạm vi bãi hay di chuyển hàng hóa giữa các khu vực.
2.2. Hệ thống kho bãi trong cảng
Hệ thống kho bãi của cảng được đầu tư xây dựng để lưu trữ, bảo quản hàng hóa qua cảng. Quy mô hệ thống kho bãi phụ thuộc vào dung lượng hàng hóa cần qua kho bãi. Đối với hàng container, nhu cầu diện tích đất sử dụng cho lưu bãi container gấp 3 đến 5 lần so với cảng thông thường. Hệ thống kho bãi của cảng biển bao gồm:
- Bãi chứa hàng: mặt bằng của bãi chứa hàng được bố trí tại tuyến hậu phương của cảng, chức năng lưu trữ hàng hóa phục vụ hàng xuất và hàng nhập
- Kho CFS: Kho được thiết lập chủ yếu để phục vụ lưu kho hàng bách hóa trước và sau quá trình đóng và rút hàng, được thiết kế dạng kho kín có các trang thiết bị nhằm bảo quản hàng hóa trong quá trình lưu kho.
- Kho CY: được sử dụng đối với các bến cảng container, kích thước của CY sẽ phụ thuộc vào số lượng container tối ưu được bảo quản tại bất kì thời gian nào.
2.3. Thiết bị xếp dỡ hàng hóa
Thiết bị xếp dỡ là kết cấu hạ tầng cơ bản và chủ yếu để kết nối giữa tàu và cảng. Mức độ hiệu quả của thiết bị xếp dỡ là tối đa khối lượng hàng hóa qua cầu tầu, giảm thời gian tầu ở cảng, tối thiểu chi phí xếp dỡ. Quản lí cảng trên thế giới hiện nay ngày càng nhận thức rõ sự cần thiết phải có những cầu tàu trang bị hiện đại với các kĩ thuật xếp dỡ đắt tiền, sử dụng ít lao động như là một cách để tăng ưu thế cạnh tranh và thu hút nguồn hàng qua cảng.
2.4. Khu vực giao nhận hàng hóa
Khu vực được quy hoạch với chức năng phục vụ hoạt động giao và nhận hàng hóa của khách hàng qua cảng, do đó diện tích và vị trí khu vực này đảm bảo thuận lợi việc thực hiện quy trình giao nhận, một mặt đảm bảo an toàn các hoạt động diễn ra tại khu vực này.


ta89JMJybv1e2hg

Xem thêm
Giải pháp phát triển cảng biển quốc gia đáp ứng quá trình
Tìm hiểu Dịch vụ cảng biển và mô hình quản lý cảng của
Hệ thống cảng biển phía bắc Việt Nam (Nhóm I) và một số vấn đề về
Đồ án Xếp dỡ container trên bãi tại cảng – ICD Phước Long
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động
Giải pháp để nâng cao chất lượng hạ tầng giao thông tại thành phố
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận hàng hóa
Một số biện pháp Maketing nhằm tăng sản lượng xếp dỡ của Xí nghiệp
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giao
cảng hải an lên sàn chứng khoán mọi chủ đề
Tình hình thu hút vốn ODA cho đầu tư phát triển kinh tế xã
Báo cáo Thực tế kiến tập tại cảng Lotus
Bao giờ con rồng Việt Nam mới vùng vẫy biển đông cùng các con rồng
Container hoá vận tải biển ở Việt Nam
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status