Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của hiệp hội ngành hàng da giầy xuất khẩu Việt Nam thực trạng và giải pháp - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Hoạt động xúc tiến xuất khẩu của hiệp hội ngành hàng da giầy xuất khẩu Việt Nam thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VÀ HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG XUẤT KHẨU 3
1.1. Lý luận chung về xúc tiến xuất khẩu 3
1.1.1. Khái niệm về xúc tiến xuất khẩu 3
1.1.2. Chức năng và vai trò của xúc tiến xuất khẩu 4
1.1.2.1. Chức năng của XTXK 4
1.1.2.2. Vai trò của XTXK 7
1.1.2.3. Các loại hình hoạt động XTXK và tổ chức XTXK 11
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động XTXK 14
1.1.3.3. Các yếu tố khách quan 14
1.1.3.4. Các yếu tố chủ quan 16
1.1.4. Yêu cầu của hoạt động XTXK hàng hóa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 17
1.2. Hoạt động hiệp hội ngành hàng xuất khẩu và phát triển hiệp hội ngành hàng. 18
1.2.1. Khái niệm. 18
1.2.1.1. Khái niệm Hiệp hội 18
1.2.1.2. Khái niệm hiệp hội ngành hàng 19
1.2.2. Vai trò của hiệp hội ngành hàng xuất khẩu. 19
1.2.2.1. Tập hợp, liên kết các doanh nghiệp ngành hàng thuộc các thành phần kinh tế khác nhau, tạo ra sức mạnh xuất khẩu của ngành. 19
1.2.2.2. Hỗ trợ doanh nghiệp về thông tin và xúc tiến xuất khẩu. 20
1.2.2.3. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. 21
1.2.2.4. Hiệp hội ngành hàng là cầu nối giữa cộng đồng doanh nghiệp với cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức kinh tế khác. 22
1.2.2.5. Hiệp hội ngành hàng trong mối quan hệ giữa cộng đồng doanh nghiệp nước ta với các tổ chức quốc tế. 23
1.2.3. cách hoạt động của hiệp hội ngành hàng. 24
1.2.3.1. Về cách hoạt động. 24
1.2.3.2. Về hình thức tổ chức. 25
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệp hội ngành hàng. 26
1.2.3.1. Nhận thức và tiềm lực kinh tế của cộng đồng doanh nghiệp. 26
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về thúc đẩy hoạt động hiệp hội ngành hàng xuất khẩu và bài học rút ra cho Việt Nam. 29
1.3.1. Hoạt động của một số hiệp hội các nước châu Á (Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan) 29
1.3.1.1. Hiệp hội giầy dép Đài Loan. 29
1.3.1.2. Hiệp hội cao su Thái Lan. 30
1.3.1.3. Hiệp hội da Trung Quốc. 32
1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam. 33
1.4. Sự cần thiết thúc đẩy hoạt động hiệp hội ngành hàng xuất khẩu da - giầy Việt Nam. 37
1.4.1 Hội nhập kinh tế quốc tế và vai trò của hiệp hội ngành hàng trong thương mại quốc tế. 37
1.4.2 Hiệp hội ngành hàng là tổ chức tư vấn cho Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế. 39
1.4.3.Hiệp hội ngành hàng hỗ trợ, nâng cao khả năng cạnh tranh và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập. 40
1.4.3.1. Đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 40
1.4.3.2. Bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong nước trước những rủi ro kinh doanh trên thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế. 41
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HIỆP HỘI NGÀNH HÀNG DA – GIẦY XUẤT KHẨU VIỆT NAM 43
2.1. Tình hình hoạt động ngành da giầy xuất khẩu Việt Nam. 43
2.1.1. Tình hình chung. 43
2.1.1.1. Đánh giá chung: 43
2.1.1.2. Số lượng doanh nghiệp và lực lượng lao động. 43
2.1.1.3. Kim ngạch xuất khẩu. 44
2.1.1.4. Định hướng phát triển năm 2009 đến 2015. 44
2.1.2. Năng lực sản xuất kinh doanh. 45
2.1.3. Thị trường. 48
2.1.3.1. Thị trường xuất khẩu. 48
2.1.3.2. Thị trường nội địa. 50
2.2. Thực trạng hoạt động của Hiệp hội Da – Giầy Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2008 52
2.2.1. Về hoạt động xây dựng kế hoạch xúc tiến xuất khẩu 52
2.2.2. Về công tác trực tiếp thực hiện hoạt động xúc tiến xuất khẩu, tổ chức hội chợ triển lãm, hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam và tiếp xúc gặp gỡ các đối tác nước ngoài, tham tán kinh tế và tìm kiếm đối tác cho ngành da – giầy xuất khẩu Việt Nam 53
2.2.3. Về cung cấp thông tin cho doanh nghiệp ngành da – giầy Việt Nam 57
2.2.4. Về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế cho các doanh nghiệp 59
2.2.4.1. Thiệt hại của việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá. 59
2.2.4.2. Tác động của vụ kiện đối với việc làm – đời sống kinh tế xã hội của người lao động. 62
2.3. Đánh giá hoạt động hiệp hội ngành hàng da giầy xuất khẩu Việt Nam. 66
2.3.1. Thành tựu. 66
2.3.1.1. Tập hợp những ý kiến đóng góp và những kiến nghị của hội viên lên Đảng, Nhà nước, các Bộ, thực hiện tốt vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với nhà nước. 66
2.3.1.2. Hỗ trợ các hội viên chú trọng phát triển cả thị trường trong nước lẫn thị trường nước ngoài và đẩy mạnh xuất khẩu. 66
2.3.1.3. Khuyến khích các hội viên ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu và quảng bá nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam. 67
2.3.1.4. Hiệp hội có trang web riêng để cung cấp thông tin và quảng bá sản phẩm. 68
2.3.2. Tồn tại. 69
2.3.2.1. Chưa thực hiện tốt chức năng thay mặt cho cộng đồng doanh nghiệp hội viên 69
2.3.2.2. Hội viên các hiệp hội chủ yếu vẫn là các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp tư nhân chiếm tỉ trọng nhỏ, và có rất ít doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia hiệp hội. 69
2.3.2.3. Bị động, lúng túng, không đưa ra được những dịch vụ mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên trong lĩnh vực xúc tiến hỗ trợ kinh doanh. 70
2.3.2.4. Yếu kém về mặt tài chính và nhân sự tạo nên vòng luẩn quản, bế tắc của hiệp hội. 70
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại. 70
2.3.3.1. Do hoạt động tìm kiếm thông tin của nước ta còn yếu. Hệ thống máy móc thiết bị nghèo nàn lạc hậu. 70
2.3.3.2. Các hiệp hội mới thành lập nên chưa có nhiều kinh nghiệm. 71
2.3.3.3. Nguồn tài chính của Hiệp hội còn eo hẹp. 71
2.3.3.4 Hiệp hội thiếu đội ngũ chuyên gia giỏi. 72
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN XUẤT KHẨU CỦA HIỆP HỘI DA – GIẦY XUẤT KHẨU VIỆT NAM 73
3.1. Xu thế hoạt động xúc tiến xuất khẩu của hiệp hội ngành hàng xuất khẩu của nước ta trong thời gian tới. 73
3.2. Quan điểm và mục tiêu. 74
3.3. Một số giải pháp phát triển hiệp hôi. 76
3.3.1. Các giải pháp đối với hiệp hội 76
3.3.1.1. Nâng cao năng lực bộ máy lãnh đạo hiệp hội. 76
3.3.1.2. Nâng cao năng lực hỗ trợ cho các doanh nghiệp. 78
3.3.1.3. Quan hệ với các cơ quan nhà nước. 82
3.3.1.4. Quan hệ đối ngoại. 83
3.3.2. Các giải pháp về quản lý nhà nước. 83
3.3.2.1. Xây dựng khung pháp lý cho việc tổ chức và quản lý hoạt động các hiệp hội làm cơ sở nâng cao năng lực tổ chức, quản lý của các Hiệp hội ngành hàng. 83
3.3.2.2. Tạo điều kiện thuận lợi để Hiệp hội thực hiện các hoạt động dịch vụ, tư vấn, đào tạo 85
3.3.2.3. Một số giải pháp khác. 86
3.3.2.4. Chú trọng công tác phối hợp giữa các bộ ngành, giữa Trung ương và địa phương trong công tác XTXK hàng hóa 88
3.3.3. Các giải pháp từ phía doanh nghiệp 88
3.3.3.1. Tăng cường công tác nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, phối hợp với các cơ quan XTTM 88
3.3.3.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm, thỏa mãn thị hiếu khách hàng và tiêu dùng của thị trường xuất khẩu 89
3.3.3.3. Tham gia vào hiệp hội da –giầy Việt Nam 90
3.3.3.4. Tìm kiếm và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn cao trong công tác XTXK 91
KẾT LUẬN 92
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
 
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
 
Bảng 1: Kim ngạch XK ngành Da – Giầy 2006-2008 và dự kiến 2009. 44
Bảng 2: Năng lực sản xuất theo cơ cấu sản phẩm và theo thành phần kinh tế 46
Bảng 3: Năng lực thực tế huy động qua các năm 47
Bảng 4: Đóng góp của ngành Da – Giầy Việt Nam trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước. 48
Bảng 5: kim ngạch xuất khẩu theo chủng loại sản phẩm 49
Phụ lục 1. Số lượng giầy mũ da NK vảo EU qua các năm 2005 – 2007 61
Phụ lục 2: Bảng số lượng xuất khẩu giày vào EU của một số nước 61
Phụ lục 3. Gia tăng giá bán lẻ tại Châu Âu 62
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế.
Như đã trình bày trên đây, nhiệm vụ thứ nhất của các chính phủ các nước đang trong quá trình tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là phải tiến hành rất nhiều các cuộc đàm phán gia nhập. Trong đó, bao gồm cả các cuộc đàm phán đa phương và song phương. Nội dung của các cuộc đàm phán gia nhập kể cả đa phương lẫn song phương bao giờ cũng tập trung giải quyết mâu thuẫn giữa một bên là yêu cầu đối tác chấp thuận việc mở cửa thị trường đối với những ngành hàng mà mình có lợi thế cạnh tranh và hạn chế đến mức cần thiết việc mở cửa thị trường đối với những mặt hàng mà các doanh nghiệp trong nước còn có khả năng cạnh tranh thấp. Ngoài ra, có một số ngành mang tính nhạy cảm, liên quan đến các vấn đề như tôn giáo, an ninh quốc gia, xã hội,... đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ. Đây là những vấn đề động chạm mạnh đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp hội viên của hiệp hội.
Vì vậy, cho nên trong thực tế ở các nước cũng như ở nước ta, thái độ chủ quan của các Hiệp hội ngành hàng về tham gia hội nhập rất khác nhau. Đối với những ngành hàng mà các doanh nghiệp của Hiệp hội có khả năng cạnh tranh cao và Hiệp hội nhận thấy việc mở cửa hội nhập sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng các doanh nghiệp của mình cơ hội phát triển tốt hơn, thì các Hiệp hội ngành hàng đó thường ủng hộ các chủ trương hội nhập của Chính phủ. Ngược lại, những ngành hàng mà khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành còn thấp, thì các Hiệp hội lại chính là người dè chừng với chủ trương hội nhập của chính phủ. Thậm chí trong một số trường hợp còn phản đối chủ trương hội nhập của chính phủ.
Do đó, để đảm bảo lợi ích một cách tổng thể, các chính phủ phải có chiến lược mở cửa thị trường, xác định lộ trình mở cửa đối với từng ngành hàng tuỳ theo năng lực cạnh tranh của hàng hoá và doanh nghiệp. Đó là một thực tế và yêu cầu các hiệp hội chủ động tham gia xây dựng lộ trình hội nhập trong đàm phán. Vấn đề là ở chỗ, muốn tồn tại và phát triển trong điều kiện hội nhập các hiệp hội phải tìm cách nâng dần khả năng cạnh tranh của ngành mình. Tuy nhiên, cùng với các Hiệp hội ngành hàng các chính phủ cũng có chiến lược bảo hộ thích hợp đối với các ngành hàng còn yếu kém.
Với chức năng tư vấn cho chính phủ trong quá trình đàm phán hội nhập, Hiệp hội ngành hàng phải cung cấp các thông tin cần thiết liên quan đến thực trạng của ngành hàng mình, kể cả thực trạng trong nước lẫn thực trạng của phía đối tác mà hiệp hội nắm được.
Cùng với việc cung cấp các thông tin, các hiệp hội phải đề xuất với chính phủ về mức độ và lộ trình mở cửa thích hợp để chính phủ có căn cứ và quyết định phương án đàm phán nhằm đưa lại hiệu quả cao nhất. Bản chất của đàm phán là sự cân nhắc, so sánh các lợi ích của mình và đối tác, nên khi có các thông tin chính xác về thực trạng, nhất là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và của đối tác thì các đoàn đàm phán mới đưa ra được phương án tối ưu.
Hiệp hội ngành hàng hỗ trợ, nâng cao khả năng cạnh tranh và bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập.
1.4.3.1. Đối với việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Đây là chức năng quan trọng nhất của hiệp hội để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Để làm được việc đó trước hết phải nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp về mọi mặt mà trước hết là nhận thức về xu thế khách quan của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Những thuận lợi và khó khăn của quá trình của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đối với doanh nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh bằng việc áp dụng kỹ thuật mới, cải tiến mẫu mã hàng hoá. áp dụng quy trình quản lý mới vào sản xuất như hệ thống quản lý chất lượng theo Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000... để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, tăng năng suất lao động, hạ giá thành... Nhằm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
Ngoài các chức năng như tư vấn thông tin, hỗ trợ các doanh nghiệp thành viên, Hiệp hội ngành hàng còn phải giúp các doanh nghiệp trong việc định hướng từ sản xuất, chế biến, phân phối và xuất khẩu. Để có thể thực hiện được tốt nhiệm vụ này các Hiệp hội ngành hàng cần xây dựng chiến lược phát triển cho ngành hàng của mình nhằm định hướng hoạt động cho các doanh nghiệp trong Hiệp hội.
Các hiệp hội cũng chú trọng đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thị trường trong nước, đẩy mạnh xuất khẩu. Hiệp hội ngành hàng còn là người đóng vai trò trung gian giúp các doanh nghiệp trong Hiệp hội phát triển xuất khẩu một cách có hiệu quả, chống các hành vi gian lận, cửa quyền, tranh mua tranh bán trong kinh doanh xuất khẩu.
Thực tế rất nhiều hàng hoá của Việt Nam chất lượng không thua kém gì hàng hoá của nước ngoài nhưng thường có giá thấp hơn nhiều so với một số nước trong khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân một phần do tình trạng tranh mua, tranh bán đang diễn ra phổ biến, các doanh nghiệp thường hoạt động đơn lẻ trong quá trình chào hàng, bán hàng cho các công ty nước ngoài, các doanh nghiệp vô hình chung đã tự phá giá hàng hoá của chính mình. Hơn nữa, các công ty nước ngoài thường lợi dụng tình trạng này nhằm ép giá đối với các công ty Việt Nam làm giảm hiệu quả xuất khẩu của Việt Nam.
1.4.3.2. Bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp trong nước trước những rủi ro kinh doanh trên thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế.
Với vai trò là người bảo vệ lợi ích cho doanh nghiệp trong nước trước các rủi ro kinh doanh trên thị trường thế giới, Hiệp hội phải cùng với nhà nước đề có các biện pháp bảo hộ thích hợp. Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế các nước thường sử dụng các công cụ bảo hộ nhằm bảo vệ các doanh nghiệp trong nước của mình. Hiện nay nhiều công cụ kỹ thuật được sử dụng để bảo hộ các doanh nghiệp yếu kém, một trong những công cụ như vậy là thuế chống bán phá giá.
Theo như các quy định của WTO bất kỳ hàng hoá nào được bán phá giá với biên độ phá giá lớn hơn hay bằng 2% giá xuất khẩu và khối lượng hàng nhập khẩu từ mỗi nước lớn hơn hay bằng 3 % đều có thể bị xem xét điều tra xem có chống bán phá giá hay không. Vì vậy, nếu như các doanh nghiệp ồ ạt bán hàng hoá của mình vào một thị trường rất có thể sẽ bị đánh thuế chống bán phá giá. Muốn bảo vệ lợi ích chung cho toàn bộ ngành hàng thì doanh nghiệp phải thông qua Hiệp hội để phối hợp hành động nhằm hạn chế xuất khẩu quá mức vào các thị trường, tránh bị đánh thuế chống bán phá giá của nước nhập khẩu. Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp chủ động đối phó với các chính sách bảo hộ của các nước nhập khẩu.
Ở hầu hết các nước, việc khởi kiện và kháng kiện đều do các Hiệp hội ngành hàng chủ động phát đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status