Phân tích và đánh giá hiệu quả Chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu ở Việt Nam - pdf 21

Download miễn phí Đề tài Phân tích và đánh giá hiệu quả Chính sách hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu ở Việt Nam



MỤC LỤC
I/ BỐI CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ HIỆN NAY. 1
1. Bối cảnh kinh tế - xã hội thế giới. 1
2. Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam 2
II/ NỘI DUNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT CHO DOANH NGHIỆP. 3
III/ CƠ SỞ LÍ LUẬN CHO SỰ RA ĐỜI CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT CHO DOANH NGHIỆP. 3
IV/ ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT CHO DOANH NGHIỆP. 7
1. Ưu điểm chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ Việt Nam 7
2. Nhược điểm chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ Việt Nam 8
V/ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ THỰC TẾ CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI SUẤT CHO DOANH NGHIỆP. 10
1. Dưới góc độ doanh nghiệp: 10
2. Dưới góc độ các ngân hàng 12
3. Dưới góc độ toàn xã hội 12
VI/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ,GIẢI PHÁP. 14
PHỤ LỤC 16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

H HỖ TRỢ LÃI SUẤT CHO DOANH NGHIỆP.
Chúng ta biết rằng chi phí sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, tác động  trực tiếp đến nguồn cung hàng hóa trên thị trường. Việc tăng hay giảm chi phí sản xuất tác động lớn đến hành vi của doanh nghiệp. Cụ thể là khi chi phí tăng, với một lượng vốn nhất định, doanh nghiệp buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất, cắt giảm sản lương, hệ lụy tất yếu của nó là doanh nghiệp cắt giảm lao động, số lao động mất việc làm tăng lên. Như vậy, hành vi cá nhân của doanh nghiệp gây ra một ngoại ứng tiêu cực đối với người lao động. Đối với toàn bộ nền kinh tế, hành vi này gây ra một ngoại ứng: làm tổng sản phẩm của nền kinh tế giảm, thất nghiệp gia tăng, gây sức ép lên nền kinh tế. Khi không nhận được một sự hỗ trợ nào, tất yếu là cung hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp sẽ giảm, sản lượng giảm, mức giá tăng.
P’
P
E’
E
Q’
Q
D
S’
S
Mức giá, chi phí
Số hàng hóa,
dịch vụ
Đồ thị quan hệ cung cầu sau sẽ minh họa cụ thể điều này:
Trục hoành biểu diễn số lượng hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ tao ra trong quá trình sản xuất.
Trục tung biễu diễn mức giá và chi phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ.
D: đường cầu hàng hóa, dịch vụ của thị trường.
S: đường cung hàng hóa của doanh nghiệp.
Điểm E là điểm tối ưu, tại đó xác định mức giá P và sản lượng Q đạt hiệu quả Pareto.
Khi chi phí tăng, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, cung giảm, đường cung dịch chuyển từ S sang S’.Với đường cung S’ xác định điểm cân bằng mới E’ tại đó xác định mức giá cân bằng và sản lượng cân bằng mới Q’. Trong đó: P’>P và Q’<Q. Tức là mức giá đã tăng so với trước và sản lượng giảm so với trước.
i1
i2
Q1
Q2
Lãi suất DN phải trả NHTM
Số dự án mà DN sẽ thực hiện
Để đơn giản, ta coi như vốn để doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình là vay từ Ngân hàng Thương mại (NHTM). Việc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chính là việc tiến hành các dự án. Lãi suất ngân hàng chính là chi phí thực hiện các dự án này. Dưới đây là đồ thị mối quan hệ giữa lãi suất và số dự án của doanh nghiệp.
Đồ thị trên phản ánh mối quan hệ tỉ lệ nghịch giữa lãi suất vốn vay và số Dự án mà doanh nghiệp sẽ thực hiện. Khi lãi suất giảm thì số dự án sẽ tăng lên và ngược lại. Trên đồ thị, khi lãi suất giảm từ i1 xuống i2, số dự án tăng từ Q1 đến Q2. Việc mở rộng hoạt động sản  xuất kinh doanh của doanh nghiệp tương đương với số dự án được thực hiện sẽ tăng lên. Hành vi này của doanh nghiệp không chỉ tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động thu nhập của họ tăng (người lao động được hưởng ngoại ứng tích cực) mà đối với toàn nền kinh tế, GDP sẽ tăng, thất nghiệp giảm, kinh tế tăng trưởng và phát triển.
Tuy nhiên trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, ở Việt Nam, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ. Các doanh nghiệp cắt giảm sản lượng, cắt giảm lao động. Đội quân mất việc làm tăng lên gây sức ép lên nền kinh tế. Quyết định của doanh nghiệp tương ứng với số dự án mà doanh nghiệp sẽ tiến hành nhỏ hơn số dự án mà xã hội mong muốn được doanh nghiệp thực hiện. Do đó, để đạt mức mà xã hội mong muốn, chính phủ trong vai trò của người cha sẽ phải can thiệp vào thị trường để khắc phục ngoại ứng tích cực. Chính phủ sẽ phải tiến hành trợ cấp để các doanh nghiệp cảm giác lợi ích của mình tăng lên từ đó thực hiện thêm nhiều dự án mới. Vấn đề đặt ra là chình phủ phải can thiệp như thế nào?
MEB
N
E
MPB
H
P2
P1
Q
Q1
MPB’=MPB+S
MC
MB, MC
Q
P
MSB=MPB+MEB
S
Ta đã biết mối quan hệ nghịch giữa lãi suất vốn vay và số dự án mà các doanh nghiệp sẽ tiến hành. Chính phủ có thể tác động vào lãi suất (giảm lãi suất) mà doanh nghiệp phải trả cho các Ngân hàng Thương mại giúp doanh nghiệp giảm chi phí, có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh. Đây là một tiền đề quan trọng cho sự ra đời của chính sách hỗ trợ 4% lãi suất cho doanh nghiệp đang được áp dụng trên thực tế ở Việt Nam hiện nay. Chính sách này sẽ khắc phục thất bại thị trường là ngoại ứng như thế nào, ta xem xét đồ thị sau.
Trục hoành biểu diễn số dự án mà doanh nghiệp sẽ tiến hành đầu tư.
Trục tung biểu diễn lợi ích cận biên mà doanh nghiệp nhận được cũng như chi phí cận biên doanh nghiệp phải bỏ ra khi có thêm một dự án được thực hiện.
MC, MPB: Chi phí cận biên và lợi ích cận biên của doanh nghiệp
MEB.MSB: Lợi ích ngoại ứng biên và lợi ích xã hội cận biên khi có thêm một dự án được thực hiện.
Khi chưa có hỗ trợ lãi suất của chính phủ, cân bằng thị trường được xác định tại E, xác định mức giá P và sản lượng Q. Tuy nhiên do quyết định mở rộng sản xuất của doanh nghiệp tạo ra ngoại ứng tích cực (như trên đã trình bày) nên điểm cân bằng mà xã hội mong muốn là Q1 (Q1 >Q).
Để đưa số dự án doanh nghiệp sẽ thực hiện lên mức mà xã hội mong muốn thì chính phủ phải tiến hành trợ cấp một khoản trợ cấp s để lợi ích doanh nghiệp tăng lên là MPB’: MPB’= MPB+s. Hình thức trợ cấp là thông qua hỗ trợ lãi suất, khi NHTM thu lãi cho vay đối với các doanh nghiệp sẽ giảm trừ cho các doanh nghiệp số tiền lãi đúng bằng 4% tính trên số tiền vay.
ES
E
P2
P1
Q
Q1
P
D
SS
S
S
P
Q
s là số tiền trợ cấp mà chính phủ trích ra từ ngân sách tương đương với 4% lãi suất doanh nghiệp phải trả cho NHTM khi vay vốn để thức hiện thêm một dự án. Khi được hưởng hỗ trợ này, lợi ích của doanh nghiệp tăng. Đường MPB dịch chuyển sang phải ( đường MPB’). Khoảng cách giữa MPB và MPB’ đúng bằng s. Cân bằng mới được thiết lập tại đó số dự án là Q1, mức giá là P1.Tổng mức trợ cấp là diện tích hình chữ nhật P1P2MN. Khi số dự án tăng lên, số hàng hóa dịch vụ được tạo ra sẽ tăng lên, GDP tăng và số người lao động có việc làm tăng. Để làm rõ hơn tác động của chính sách hỗ trợ này trên cơ sở lý thuyết , chúng ta cùng xem đồ thị sau.
Trục hoành biểu diễn số lượng hàng hóa dịch vụ doanh nghiệp sản xuất ra.
Trục tung biểu diễn số lượng hàng hóa dịch vụ.
Trước khi được hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp cung ứng lượng hàng hóa được biểu diễn trên đường cung S,cân bằng thị trường tại E với mức giá P và sản lượng Q. Sau khi có hỗ trợ lãi suất,doanh nghiệp cảm giác lợi ích của mình tăng lên nên tiến hành vay vốn nhiều hơn để thực hiện nhiều dự án hơn, tăng cung, đường cung dịch chuyển sang phải (là Ss). Khoảng cách giữa hai đường cung là lượng trợ cấp s. Cân bằng mới được thiết lập tại Es với mức giá P1 là sản lượng Q1, trong đó P1>P và Q1>Q. Như vậy chính sách hỗ trợ 4% cho doanh nghiệp không chỉ hỗ trợ về phía doanh nghiệp mà còn mang tính hỗ trợ cho cả người tiêu dùng. Mức giá hàng hóa người tiêu dùng phải trả là P1 giảm so với trước khi hỗ trợ là P. Mức giá mà doanh nghiệp thực sự nhận được khi cung ứng hàng hóa dịch vụ tăng hơn trước đó là P2 với P2 =P1+s. Chính sách này đã phát huy được tác dụng tích cực của ngoại ứng mà hành vi ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status