Giải quyết việc làm cho lao động ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay: thực trạng và giải pháp - pdf 21

Download miễn phí Chuyên đề Giải quyết việc làm cho lao động ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay: thực trạng và giải pháp



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VIỆC LÀM VÀ TẠO VIỆC LÀM 3
I. VIỆC LÀM VÀ CƠ CẤU VIỆC LÀM 3
1. Khái niệm việc làm 3
2. Cơ cấu việc làm 4
3. Thất nghiệp và các hình thức thất nghiệp 6
3.1. Khái niệm thất nghiệp 6
3.2. Phân loại thất nghiệp 7
II. TẠO VIỆC LÀM VÀ MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 8
1. Tạo việc làm 8
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến tạo việc làm cho người lao động 9
2.1. Điều kiện tự nhiên 9
2.1.1. Vị trí địa lý: 9
2.1.2. Khí hậu 10
2.1.3. Đất đai, hầm mỏ, sông ngòi, núi non 10
2.2. Tăng trưởng kinh tế 11
2.3. Nhân tố về công nghệ, chính sách thu hút vốn đầu tư tạo việc làm 13
2.4. Tốc độ đô thị hóa 14
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006-2008 15
I. TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006-2008 15
1. Chính sách khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng đầu tư 15
2. Chính sách về đào tạo nghề trong các doanh nghiệp 16
3. Tạo việc làm thông qua trung tâm giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động, hội chợ việc làm 17
4. Phát triển đa dạng các thành phần kinh tế để thu hút lao động 18
5. Chính sách về giáo dục đào tạo của tỉnh 20
6. Giải quyết việc làm thông qua chương trình vay vốn giải quyết việc làm 23
II. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006-2008 25
1. Thực trạng việc làm theo ngành kinh tế 25
3. Thực trạng việc làm theo khu vực kinh tế 28
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006-2008 30
1. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm 31
1.1. Điều kiện tự nhiên Vĩnh Phúc 31
1.1.1. Vị trí địa lý: 31
1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên( đất, hầm mỏ, sông ngòi, núi non): 31
1.2. Tăng trưởng kinh tế 33
1.3. Nhân tố công nghệ, chính sách thu hút vốn đầu tư tạo việc làm 35
1.3.1. Tác động của khoa học công nghệ 35
1.3.2. Chính sách thu hút vốn đầu tư 36
1.4. Tốc độ đô thị hóa 38
2. Kết quả của giải quyết việc làm ở Vĩnh Phúc 39
3. Những tồn tại trong giải quyết việc làm ở Vĩnh Phúc 40
4. Những nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trong giải quyết việc làm thời gian qua 45
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2009-2010 50
I. QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ NHỮNG DỰ BÁO VỀ CUNG LAO ĐỘNG, NHU CẦU TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP ĐẾN NĂM 2010 50
1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu giải quyết việc làm của Vĩnh Phúc đến năm 2010 50
2. Dự báo về nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp đến năm 2010 51
II. CÁC GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA TỈNH GIAI ĐOẠN 2009-2010 53
1. Phát triển kinh tế xã hội nhằm ổn định việc làm và tạo thêm chỗ làm việc mới nhất là phát triển các vùng kinh tế trọng điểm như khu, cụm công nghiệp, khu đô thị mới. 53
2. Tập trung phát triển đào tạo nghề, nâng cao chất lượng đào tạo nghề sát với thực tế, hỗ trợ học phí cho đào tạo nghề. 54
3. Giải quyết việc làm đối với lao động nơi có đất bị thu hồi 55
4. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ trực tiếp tạo việc làm và phát triển thị trường lao động 55
5. Nhóm giải pháp về quản lý 55
KẾT LUẬN 56
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hất, số lượng cơ sở dạy nghề, quy mô và chất lượng đào tạo cũng đã có sự thay đổi để từng bước đáp ứng nhu cầu trên thị trường lao động và phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động.
Phát triển mạnh về mạng lưới dạy nghề và quy mô dạy nghề:
Mạng lưới dạy nghề: phát triển theo đúng định hướng quy hoạch phát triển hệ thống đào tạo nghề, từng bước khắc phục tình trạng mất cân đối về phân bố giữa các vùng và các ngành. Năm 2006 toàn tỉnh có 52 cơ sở dạy nghề, thì đến năm 2008 trên địa bàn tỉnh có 55 cơ sở dạy nghề bao gồm: 4 trường cao đẳng dạy nghề, 4 trường trung cấp dạy nghề, 8 trung tâm dạy nghề và 29 cơ sở dạy nghề khác. Nhìn chung các cơ sở dạy nghề vẫn còn thiếu so với yêu cầu thực tế.
Quy mô nghề: Quy mô đào tạo của các cơ sở dạy nghề tăng từ 22550 học viên năm 2006 lên 36400 học viên năm 2008. Hàng năm số học viên được đào tạo nghề tương đối lớn được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.1: Số học sinh được đào tạo nghề ra trường hàng năm
Đơn vị: người
Năm
Số học sinh
2006
2007
2008
Sơ cấp nghề
13180
17840
19076
Dạy nghề thường xuyên
4100
8626
8700
Dạy nghề dài hạn
3207
3593
4712
Tổng số học sinh
20487
30059
32488
Nguồn: sở lao động thương binh Xã hội Vĩnh Phúc
Qua bảng số liệu ta thấy quy mô dạy nghề tăng qua các năm thể hiện qua số học sinh được đào tạo nghề tốt nghiệp ra trường. Năm 2007 số học sinh ra trường tăng mạnh 46,72%, năm 2008 có tăng nhưng tăng nhẹ 8,1%. Nhìn chung bình quân mỗi năm Vĩnh Phúc đã đào tạo nghề cho 27678 người/ năm. Tuy nhiên quy mô số học sinh dạy nghề tốt nghiệp của dạy nghề dài hạn và dạy nghề thường xuyên vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu dạy nghề đặc biệt là dạy nghề dài hạn, sơ cấp dạy nghề vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất qua các năm. Điều này cho thấy quy mô dạy nghề dài hạn vẫn còn thấp so với tổng số lao động được đào tạo nghề ra trường hàng năm.
Mở rộng ngành nghề, đa dạng hóa các loại hình, hình thức đào tạo nghề: Để đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động, cũng như nhu cầu của thị trường lao động, một số cơ sở dạy nghề đã chủ động xây dựng kế hoạch mở rộng đào tạo các nghề mới, nâng cao quy mô năng lực đào tạo nghề.
Bên cạnh việc đào tạo nghề cho người lao động thường xuyên, dạy nghề dài hạn, ngắn hạn; sơ cấp nghề; các cơ sở dạy nghề còn tổ chức đào tạo nghề cho người lao động dưới nhiều hình thức như: dạy nghề gắn với giải quyết việc làm, dạy nghề theo hợp đồng lao động của các doanh nghiệp, dạy nghề theo hình thức vừa học vừa làm tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, các làng nghề truyền thống, dạy nghề lưu động tại các địa phương, các khu, cụm công nghiệp.
Tăng cường đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý: Đội ngũ giáo viên phát triển về số lượng, chất lượng từng bước được nâng cao. Đại bộ phận cán bộ quản lý tại các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề là những giáo viên có trình độ có kinh nghiệm nhưng nhìn chung năng lực tổ chức quản lý đào tạo còn hạn chế.
Đầu tư nguồn lực, tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề:
Việc xây dựng các cơ sở dạy nghề được đẩy mạnh, trường đào tạo nghề Vĩnh Phúc, trung tâm dạy nghề thị xã Phúc Yên, trung tâm dạy nghề Lập Thạch và Vĩnh Tường cơ bản đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, các cơ sở dạy nghề này đã cơ bản có đủ phòng học lý thuyết, xưởng thực hành.
Để đáp ứng công tác đào tạo nghề được thực hiện tốt, Vĩnh Phúc đã đầu tư vào cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề. Năm 2006, tỉnh đã đầu tư trên 70 tỷ đồng cho đào tạo nghề trong đó mua sắm máy móc thiết bị dạy nghề cho các cơ sở đào tạo nghề công lập gần 15 tỷ đồng. Năm 2007 chỉ đầu tư được gần 4 tỷ đồng cho cơ sở vật chất đào tạo nghề, không đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra( kế hoạch là 14,5 tỷ). Đến năm 2008, kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề là 7,1 tỷ đồng, đạt mục tiêu kế hoạch đề ra. Tuy nhiên trang thiết bị dạy và học nghề của nhiều cơ sở, nhất là trung tâm dạy nghề vẫn còn thiếu và lạc hậu.
Chất lượng đào tạo nghề:. Chất lượng đào tạo nghề cũng chưa được sát với yêu cầu công việc trong thực tế và kỹ năng nghề, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe và ngoại ngữ của các học viên học nghề còn nhiều hạn chế.
Nguồn kinh phí cho dạy nghề: Kinh phí cho đào tạo nghề thời gian qua theo xu hướng, nguồn từ ngân sách giảm và đóng góp của học viên tăng. Năm 2006 là kinh phí sự nghiệp đào tạo nghề là 10,5 tỷ đồng trong đó ngân sách là 7,8 tỷ đồng, đóng góp của học viên là 2,5 tỷ, nguồn khác 0,2 tỷ. Nhưng đến năm 2007 kinh phí là 11,3 tỷ trong đó ngân sách là 4,9 tỷ( giảm 2,9 tỷ), đóng góp của học viên là 3,8 tỷ( tăng 1,3 tỷ), nguồn khác 2,7 tỷ. Như vậy kinh phí cho học nghề do học viên đóng góp tăng cao, và do đó sẽ hạn chế số học theo học đào vì không có đủ kinh phí theo học.
Tóm lại, chính sách giáo dục đào tạo của tỉnh cho người lao động đã có bước phát triển, cụ thể là phát triển về mạng lưới dạy nghề, quy mô dạy nghề được mở rộng, đội ngũ giáo viên dạy nghề được tăng cường cả về số và chất lượng, cũng như đầu tư vào các trang thiết bị dạy nghề. Các chính sách giáo dục đào tạo này đã tác động đến chất lượng nguồn lao động của tỉnh, từng bước đáp ứng nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp, từ đó gián tiếp góp phần giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh.
6. Giải quyết việc làm thông qua chương trình vay vốn giải quyết việc làm
Cho vay vốn hỗ trợ giải quyết việc làm theo nghị quyết 120/HĐBT ( nay là chính phủ) ra đời năm 1992 nhằm thực hiện chính sách tín dụng hỗ trợ cho các đối tượng tạo việc làm, tăng thu nhập với lãi suất ưu đãi khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển, tạo ra nhiều việc làm mới và ổn định việc làm cho người lao động trong các cơ sở sản xuất. Thực hiện chủ trương đó trong những năm qua Vĩnh Phúc đã triển khai nguồn vốn cho vay đối với các đối tượng lao động trong tỉnh. Trong giai đoạn 2006-2008:
Bảng 2.2: Quỹ quốc gia cho vay hỗ trợ việc làm giai đoạn 2006-2008
Đơn vị
2006
2007
2008
1. Tổng nguồn quỹ( cả TW-ĐP)
Triệu đồng
12000
11500
11500
Trong đo: tổng số vốn thu hồi
Vốn bổ sung mới
Triệu đồng
8000
8000
8000
Triệu đồng
4000
3500
3500
2. Số dự án được duyệt vay vốn
Số tiền cho các dự án vay
Dự án
49
60
54
Triệu đồng
12000
11500
11500
3. Số lao động được tạo việc làm
Người
600
1855
Nguồn: Sở lao động thương binh và xã hội Vĩnh Phúc
Qua bảng số liệu cho thấy, quỹ quốc gia giải quyết việc làm năm 2006 đã duyệt được 49 dự án với tổng số tiền cho vay là 12 tỷ đồng trong đó vốn mới bổ sung là 4 tỷ đồng. Năm 2007, quỹ đã duyệt được 60 dự án với tổng số tiền cho vay 11,5 tỷ đồng trong đó vốn mới bổ sung là 3,5 tỷ đồng. Như vậy năm 2007 số dự án được duyệt cho vay đã tăng thêm 11 dự án so với năm 2006 nhưng số tiền cho vay lại giảm 0,5 t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status