Hoàn thiện công tác Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình - pdf 22

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Chi nhánh ngân hàng công thương Ba Đình



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
Chương 1: Lý luận cơ bản về XHTD doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại 4
1.1. Hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng của NHTM 4
1.1.1. Tín dụng của NHTM 4
1.1.2. Rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM 5
1.1.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng 5
1.1.3.2. Nguyên nhân của rủi ro tín dụng 5
1.2. Hệ thống XHTD doanh nghiệp tại các NHTM 8
1.2.1. Khái niệm XHTD DN 8
1.2.2. Sự cần thiết của XHTD DN tại các NHTM 9
1.2.3. Phương pháp XHTD 10
1.2.4. Nội dung của hệ thống XHTD Doanh nghiệp 14
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác XHTD 16
1.3.1.Các nhân tố bên trong ngân hàng 16
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng 18
Chương 2: Thực trạng XHTD DN tại chi nhánh NHCT Ba Đình 21
2.1. Tổng quan về chi nhánh NHCT Ba Đình 21
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 21
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 23
2.1.3. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHCT Ba Đình 28
2.2.Thực trạng công tác XHTD DN tại chi nhánh NHCT Ba Đình 38
2.2.1. Quá trình hình thành, phát triển của hệ thống XHTD DN tại NHCTVN và NHCT Ba Đình 38
2.2.2. Phương pháp XHTD DN tại chi nhánh NHCT Ba Đình 40
2.2.3. Quy trình XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Ba Đình 41
2.2.4. Nội dung quy trình xếp hạng khách hàng 43
2.2.5. Giới thiệu các nhóm chỉ tiêu phân tích 50
2.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu về quy mô 50
2.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu tài chính 51
2.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu phi tài chính 55
2.3. Áp dụng chấm điểm và xếp hạng cho Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hòa An 67
2.3.1. Tổng quan về doanh nghiệp 67
2.3.1.1. Những vấn đề chung 67
2.3.1.2. Tình hình tài sản - nguồn vốn của doanh nghiệp 68
2.3.2. Xác định quy mô doanh nghiệp 72
2.3.3. Chấm điểm các tỷ số tài chính 72
2.3.4. Chấm điểm các chỉ số phi tài chính 73
2.3.5. Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp 77
2.4. Đánh giá thực trạng XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Ba Đình 78
2.4.1. Thành tựu đạt được 78
2.4.2. Hạn chế 82
2.4.2.1. Hạn chế 82
2.4.2.2. Nguyên nhân 87
Chương 3: Hoàn thiện hệ thống XHTD doanh nghiệp tại chi nhánh NHCT Ba Đình 91
3.1. Định hướng phát triển của Chi nhánh NHCT Ba Đình 91
3.1.1. Định hướng chung 91
3.1.2. Định hướng cụ thể 93
3.1.2.1. Định hướng hoạt động tín dụng 93
3.1.2.2. Định hướng xây dựng hệ thống XHTD nội bộ 94
3.2. Giải pháp hoàn thiện XHTD doanh nghiệp 94
3.2.1.Xây dựng hệ thống thông tin là cơ sở cho phân tích và XHTD doanh nghiệp 94
3.2.2. Hoàn thiện quy trình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp 96
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu phân tích 98
3.2.4. Hoàn thiện công tác tổ chức triển khai XHTD doanh nghiệp 101
3.2.5. Ứng dụng kết quả Xếp hạng doanh nghiệp để phân loại nợ 104
3.3. Kiến nghị 105
3.3.1. Kiến nghị với NHCT VN 105
3.3.2. Kiến nghị với ngân hàng Nhà nước và Chính phủ 106
KẾT LUẬN 108
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ệp.
PL02: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành thương mại dịch vụ.
PL03: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng.
PL04: Bảng các chỉ số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp.
Nguyên tắc : Sử dụng các bảng tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số chấm điểm tín dụng theo nguyên tắc: Đối với mỗi tiêu chí trên bảng tiêu chuẩn đánh giá các tiêu chí, chỉ số thực tế gần với trị số nào nhất thì áp dụng cho loại xếp hạng đó, nếu nằm giữa hai trị số thì áp dụng thang điểm của trị số có thang điểm thấp hơn.
Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính
Việc chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính tại chi nhánh NHCT Ba Đình được tiến hành dựa trên 5 tiêu chí: Chấm điểm theo tiêu chí lưu chuyển tiền tệ, theo tiêu chỉ năng lực kinh nghiệm và quản lý, theo tiêu chí uy tín trong giao dịch với ngân hàng, theo tiêu chí môi trường kinh doanh, theo tiêu chí các đặc điểm hoạt động khác. Cụ thể được khái quát lần lượt theo các phụ lục từ PL05-> PL09. Sau khi hoàn tất việc chấm điểm theo các phụ lục trên, cán bộ chấm điểm tiến hành tổng hợp điểm các tiêu chí phi tài chính dựa trên kết quả chấm điểm từ PL05-PL09 và bảng trọng số áp dụng cho các tiêu chí phi tài chính theo PL10.
Bước sáu: Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng
Từ kết quả tính được theo bước bốn và bước năm ở trên, ta cộng tổng số điểm tài chính và phi tài chính, rồi nhân với trọng số áp dụng đối với nhóm chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính (có tính đến báo cáo tài chính có được kiểm toán hay không) để xác định điểm tổng hợp, cụ thể theo bảng sau:
Bảng 8: Bảng tổng hợp điểm tín dụng
Báo cáo tài chính không được kiểm toán
Báo cáo tài chính được kiểm toán
Các chỉ tiêu phi tài chính
60%
45%
Các chỉ tiêu tài chính
40%
55%
Căn cứ vào điểm tổng hợp, tiến hành xếp hạng doanh nghiệp theo bảng sau:
Bảng 9: Thang xếp hạng khách hạng doanh nghiệp
Hạng
Số điểm đạt được
AA+
92,4 - 100
AA
84,8 - 92,3
AA-
77,2 - 84,7
BB+
69,6 - 77,1
BB
62 - 69,5
BB-
54,4 - 61,9
CC+
46,8 - 54,3
CC
39,2 - 46,7
CC-
31,6 - 39,1
C
<31,6
2.2.5. Giới thiệu các nhóm chỉ tiêu phân tích
2.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu về quy mô
Nhóm chỉ tiêu về quy mô doanh nghiệp của Chi nhánh NHCT Ba Đình dựa trên bốn tiêu chí là: Nguồn vốn kính doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp NSNN.
- Nguồn vốn kinh doanh: Là tổng giá trị vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần và vốn khác của chủ sở hữu (tương ứng giá trị các mã số 411, 412 và 413 trên bảng cân đối kế toán, mẫu số B01 – DN ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 hay mẫu số B01-DNN ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài Chính).
- Lao động: Là số lao động thực tế sử dụng (được nêu tại thuyết minh báo cáo tài chính hay các nguồn khác) tính bình quân trong 3 năm gần nhất. Trường hợp doanh nghiệp có thời gian thành lập và hoạt động dưới 03 năm thì tính bình quân lao động cho cả thời gian hoạt động.
- Giá trị nộp NSNN: Lấy theo số thực nộp vào NSNN phát sinh trong năm (không kể số thiếu của kỳ này) bao gồm các loại thuế và các khoản phải nộp khác theo quy định của Nhà nước trong năm báo cáo (không tính các khoản thuế xuất nhập khẩu, đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, tiền phạt, phụ thu).
2.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu tài chính
Thông qua các báo cáo tài chính, ngân hàng đánh giá các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp nhằm mục đích đánh giá năng lực tài chính và đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nhóm chỉ tiêu tài chính trong chấm điểm và xếp hạng doanh nghiệp gồm bốn nhóm chỉ tiêu chính:
Thứ nhất: Nhóm chỉ tiêu thanh khoản
Thể hiện khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nếu chỉ số này không tốt cho thấy tình hình tài chính doanh nghiệp có thể gặp khó khăn về tài chính, khi đó cần kết hợp với báo cáo lưu chuyển tiền tệ để đưa ra các biện pháp ngăn ngừa tình trạng gặp bức bách về tài chính.
Nhóm chỉ tiêu thanh khoản này bao gồm:
- Tỷ số thanh toán hiện hành
Chỉ tiêu này là thước đo khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong ngắn hạn, nó cho biết mức độ các khoản nợ ngắn hạn được trang trải bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Được tính theo công thức:
- Tỷ số thanh toán nhanh
Chỉ tiêu này thể hiện khả năng thanh toán cho các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao mà không phụ thuộc vào viêc bán tài sản dự trữ (hàng tồn kho) của doanh nghiệp.
Trong đó: tài sản có tính lỏng cao gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn.
Thứ hai: Nhóm chỉ tiêu hoạt động
Các tỷ số hoạt động đo lường tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị. Dưới giác độ người cho vay, thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, ngân hàng đánh giá năng lực của nhà quản trị. Từ đó, có thể đưa ra khuyến nghị để nâng cao tỷ số hoạt động, cần tác động vào khâu nào để cải tiến chất lượng kinh doanh, là cơ sở quan trọng để đạt hiệu quả lợi nhuận cao.
Nhóm chỉ tiêu hoạt động bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động quản lý dự trữ và bán hàng của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ dự trữ và giải phóng hàng tồn kho trên doanh thu. Vòng quay hàng tồn kho càng lớn chứng tỏ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt, quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được đảm bảo, hạn chế thời gian vốn bị tồn đọng.
- Kỳ thu tiền bình quân
Chỉ tiêu này cho biết số ngày cần thiết doanh nghiệp có thể thu hồi được một khoản nợ. Kỳ thu nợ bình quân càng ngắn thể hiện mức độ chiểm dụng vốn của doanh nghiệp càng ít, khả năng quản lý các khoản nợ của doanh nghiệp tốt. Điều này làm cơ sở để đảm bảo các khoản phải trả của doanh nghiệp được thanh toán đúng hạn.
- Tỷ số doanh thu thuần/ Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động của tổng tài sản, nó cho biết một đồng vốn đầu tư vào tài sản phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt.
Thứ ba: Nhóm chỉ tiêu cân nợ
Các tỷ số cân nợ thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của đơn vị cũng như chính sách đòn bảy tài chính. Ngân hàng sử dụng nhóm chỉ tiêu này để đánh giá mức độ phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tăng tỷ lệ vốn vay trong cơ cấu vốn có thể giúp cho hiệu suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu cao( ROE), nhưng điều này có thể làm giảm mức độ an toàn tài chính của đơn vị. Do vậy, việc cân nhắc tỷ lệ nợ bao nhiêu có thể chấp nhận được là điều mà ngân hàng quan tâm đánh giá nhằm giảm thiểu rủi ro do doanh nghiệp có thể mất khả năng tài chính.
Các nhóm chỉ tiêu cân nợ gồm:
- Tỷ lệ Nợ phải trả/...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status