Đề án Công ty TNHH quốc tế Minh Việt phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm Fujifilm - pdf 23

Download miễn phí Đề án Công ty TNHH quốc tế Minh Việt phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu cho sản phẩm Fujifilm



MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I: Cơ sở lí luận và phương pháp luận về phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu 3
I. Sự cần thiết phải phân đoạn thị trường đối với một doanh nghiệp 3
1. Khái niện phân đoạn thị trường 3
2. Lý do phải phân đoạn thị trường 4
3. Các tiêu chuẩn để phân đoạn thị trường 5
II. Đánh giá và lựa chọn thị trường mục tiêu 7
1. Khái niệm thị trường mục tiêu 7
2. Đánh giá các đoạn thị trường 7
3. Các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu đối với một doanh nghiệp 9
Chương II: Thực trạng tiêu thụ vật tư ngành ảnh và vấn đề lựa chọn thị trường mục tiêu của công ty TNHH quốc tế Minh Việt. 11
I. Khái quát lịch sử ra đời, điều kiện hoạt động và quá trình phát triển của công ty
1. Lịch sử ra đời và phát triển 11
2. Nhiệm vụ, chức năng của công ty TNHH quốc tế Minh Việt trong thị trường phim ảnh 12
3. Các mặt hàng công ty đang kinh doanh trong thế so sánh với các đối thủ cạnh tranh 12
4. Bộ máy tổ chức, quản lý và kinh doanh của công ty 13
5. cách kinh doanh của công ty 15
I. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH quốc tế Minh Việt trong những năm gần đây (1999- 2001) 16
III. Thực trạng thị trường tiêu thụ vật tư thiết bị ngành ảnh của công ty TNHH quốc tế Minh Việt 19
Chương III: Một số phương hướng và biện pháp nhằm củng cố và phát triển thị trường mục tiêu của công ty. 27
I. Phương hướng phát triển của công ty trong năm 2002 27
II.Một số biện pháp nhằm củng cố và phát triển thị trường mục tiêu Công ty 28
Kết luận 31
Mục lục 32
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


chọn thị trường mục tiêu.
Tập trung vào một khúc thị trường
Trong trường hợp đơn giản nhất, công ty lựa chọn một khúc thị trường. Thông qua Marketing tập trung công ty sẽ dành được một vị trí vững chắc trong khúc thị trường nhờ hiểu biết rõ hơn những nhu cầu của khúc thị trường đó. Hơn nữa, cống ty có thể sẽ tiết kiệm được hoạt động nhờ chuyên môn hoá sản xuất, phân phối và khuyến mãi. Có thể công ty sẽ đạt được tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư cao. Mặt khác, Marketing tập trung gắn liền với những rủi ro lớn hơn bình thường.
Chuyên môn hoá có chọn lọc
Công ty có thể lựa chọn một số khúc thị trường. Mỗi khúc thị trường đều có sức hấp dẫn và phù hợp với mục tiêu và nguồn tài nguyên của công ty. Chiến lược phục vụ nhiều khúc thị trường này có ưu điểm là đa dạng hoá rủi ro của công ty. Bởi vì khi khúc thị trường này không còn hấp dẫn nữa thì công ty vẫn có thể tiếp tục kiếm tiền trong những khúc thị trường khác.
Chuyên môn hoá sản phẩm
Công ty cần sản xuất một sản phẩm nhất định và bán cho một số khúc thị trường. Nhờ chiến lược này mà công ty có thể tạo dựng được danh tiếng rộng khắp trong lĩnh vực sản phẩm chuyên dụng. Tuy nhiên, rủi ro sẽ xảy ra khi sản phẩm của công ty bị thay thế bởi một công nghệ hoàn toàn mới.
Chuyên môn hoá thị trường
Công ty sẽ tập trung vào việc phục vụ nhiều nhu cầu của một nhóm khách hàng cụ thể. Công ty có thể dành được tiếng tăm rộng khắp và trở thành một kênh cho tất cả những sản phẩm mới mà nhóm khách hàng có thể cần dùng đến. Tuy vậy, rủi ro sẽ xảy ra nếu đột nhiên nhóm khách hàng này cắt giảm việc mua các sản phẩm của công ty.
Phục vụ toàn bộ thị trường
Trong trường hợp này, công ty muốn phục vụ tất cả các nhóm khách hàng tất cả những sản phẩm mà họ cần đến. Chỉ có những công ty lớn mới có thể thực hiện chiến lược phục vụ toàn bộ thị trường. Như công ty Côcacôla là thị trường đồ uống phục vụ cho tất cả khách hàng không phân biệt tuổi tác; công ty IBM- thị trường máy tính cá nhân.v.v...
Các công ty lựa chọn chiến lược này thông qua hai cách là: Marketing phân biệt và Marketing không phân biệt.
Chương II: Phân tích thực trạng tiêu thụ vật tư ngành ảnh và vấn đề phân đoạn và lựa chọn thị trường mục tiêu của Công ty TNHH quốc tế Minh Việt
Khái quát lịch sử ra đời, điều kiện hoạt động và qua trình phát triển của công ty TNHH quốc tế Minh Việt
lịch sử ra đời và phát triển
Từ năm 1997 trở về trước, sản phẩm phim ảnh mang thương hiệu Fujifilm chỉ đượcphân phối nhỏ giọt ở Việt Nam qua 2 công ty đó là công ty TNHH Thương mại Đồng Lợi và công ty TNHH Thái Bình Đông Nam. Được sự cho phép của Fuji Photo Film Co.Ltd của Nhật Bản, Modern International đã xây dựng một dự án trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các bộ ngành liên quan khác (Modern International là 1 trong những tập đoàn lớn và thành công nhất trong thương mại quốc tế của Indonesia). Ngày 16/5/1996 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp giấy phép số 56/CP cho phép thành lập công ty TNHH quốc tế Modern (tên giao dịch quốc tế là Modern International Co. Ltd). Nay đổi tên thành TNHH quốc tế Minh Việt (tên giao dịch quốc tế là International Minh Việt Co. Ltd) chuyên sản xuất, lắp ráp cuộn phim, máy ảnh và giấy ảnh màu nhãn hiệu Fujifilm với tổng số vốn đầu tư là 26.291.485 USD
Đây chính là thành công ban đầu của Modern International tại Việt Nam. Một sự kiện lớn được coi là bước chuyển biến tiếp theo của tập đoàn là việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất các sản phẩm của Fujifilm tại Việt Nam và lô sản phẩm đầu tiên được xuất xưởng ngày 25/12/1997 và đưa vào tiêu thụ tại thị trường Việt Nam. Những khó khăn cũng như thành quả trong những ngày đầu thật đáng ghi nhớ.
Đích thân bà Lê Thị Ngọc Thu là trợ lý giám đốc chi nhánh Hà Nội, là giám đốc chi nhánh công ty TNHH Thương Mại Mỹ Hạnh tại Hà Nội đã đi đến từng cửa hàng để tiếp thị và xây dựng thị trường cho Fujifilm tại Miền Bắc. Để có được hệ thống sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của hãng như ngày nay chính là sự nỗ lực không chỉ của ban lãnh đạo mà còn của toàn cán bộ, công nhân viên của công ty TNHH quốc tế Minh Việt.
Nhiệm vụ, chức năng của công ty công ty TNHH quốc tế Minh Việt trong thị trường phim ảnh
Là một công ty TNHH 100% vốn nước ngoài, là thay mặt chính thức và duy nhất của tập đoàn Fujifilm Nhật Bản tại Việt Nam. Công ty TNHH Quốc tế Minh Việt chuyên kinh doanh và sản xuất các mặt hàng mang thương hiệu Fujifilm. Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân của một công ty TNHH 100% vốn nước ngoài, có con dấu riêng theo tên gọi, có tài khoản tại các ngân hàng lớn, công ty cũng được phép tham gia các hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp trong lĩnh vực phim ảnh.
Các mặt hàng công ty đang kinh doanh so sánh với các đối thủ cạnh tranh
Cũng giống như các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thiết bị vật tư ngành ảnh khác thì công ty TNHH Quốc tế Minh Việt cũng kinh doanh chủ yếu là các thiết bị vật tư ngành ảnh mang thương hiệu Fujifilm bao gồm :
Phim chụp các loại: + Phim dân dụng
+ Phim chuyên nghiệp
Máy Minilab các loại: + Máy không có màn hình
+ Máy có màn hình
+ Máy kỹ thuật số
Máy chụp ảnh các loại: + Máy chụp phim
+ Máy chụp kỹ thuật số
Giấy làm ảnh các cỡ: + Giấy làm ảnh khổ nhỏ
+ Máy làm ảnh khổ lớn
Hoá chất in ảnh và tráng phim
Trong thế so sánh với các đối thủ cạnh tranh, xét về toàn diện công ty có nhiều điểm mạnh hơn các đối thủ trong ngành như : Các mặt hàng kinh doanh đa dạng, đầy đủ hơn; luôn mạnh hơn các đối thủ bằng các sản phẩm công nghệ tiên tiến (như phim màu với lớp màu thứ 4 chỉ có ở Fujifilm, máy minilab kỹ thuật số hiện đại nhất Frontier, máy chụp kỹ thuật số.v.v...)
Mặt khác, do công ty xây dựng nhà máy tại Việt Nam nên khả năng cung cấp sản phẩm ra thị trường luôn kịp thời hơn các đối thủ vì họ chưa có nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Tuy nhiên, giá thương hiệuành các thiết bị, vật tư của công ty TNHH Quốc tế Minh Việt vẫn còn caohơn so với các đối thủ cạnh tranh.
Bộ máy tổ chức, quản lý và kinh doanh của công ty
Cơ cấu tổ chức
Nhìn một cách tổng quan thì cơ cấu tổ chức của công ty mang tính hiện đại với quy mô của công ty tư bản nước ngoài gắn liền với chức năng, nhiệm vụ kinh doanh của công ty phụ thuộc vào điều kiện khách hàng, khả năng và cơ chế của nền kinh tế.
Mặt khác, bộ máy quản lý kinh doanh của công ty lại rất gọn nhẹ, linh hoạt, các bộ phận chức năng hoạt động rất năng động và hiệu quả. Bộ máy của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến chức năng như. Tức là các phòng ban không ra lệnh trực tiếp mà chỉ chuẩn y quyết định của tổng giám đốc phê chuẩn.
Tổng giám đốc là người đứng đầu công ty và được sự giúp đỡ của các phòng ban chức năng như: Phòng Kế toán, phòng Kỹ thuật, phòng Hành chính quản trị, phòng bán hàng, phòng Marketing, phòng quảng cáo. Mỗi phòng có những chức năng cơ bản sau:
Phòng hành chính quản trị:
Điều hành, giám sát tất cả các công việc về nhân sự, quản lý công tác tổ chức, lao động, tiền lương, công đoàn, an toàn lao động, học tậ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status