Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN THĂNG LONG 3
1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty 3
1.1.1. Quá trình hình thành 3
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động 4
1.1.3. Sự phát triển của công ty 4
1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý và chức năng nhiệm vụ các phòng ban 6
1.2.1. Cơ cấu bộ máy 6
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 6
1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 8
1.3. Điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật của công ty 11
1.4. Nguồn nhân lực 12
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN THĂNG LONG TRONG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 13
2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics tại công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long 13
2.1.1. Khối lượng giao nhận 13
2.1.2. Khối lượng hàng giao nhận theo cách vận tải 15
2.1.3. Kết quả kinh doanh của công ty 15
2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long 17
2.2.1. Chỉ tiêu thị phần dịch vụ 17
2.2.2. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận: 18
2.3. Phân tích các nhân tố tác động tới sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long 19
2.3.1. Nguồn lực phục vụ hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics của công ty 19
2.3.2. Chất lượng dịch vụ 24
2.3.2. Giá cả 26
2.3.4. Uy tín công ty 27
2.3.5. Marketing và hệ thống phân phối 28
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN THĂNG LONG 30
3.1. Phương hướng nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long 30
3.1.1. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành kinh doanh dịch vụ logistics trong những năm tới 30
3.1.2. Phương hướng nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long 35
3.2. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long 36
3.2.1. Giải pháp từ phía công ty 36
3.2.1.1. Xây dựng chiến lược Marketing phù hợp nhằm thu hút khách hàng, bên cạnh đó thâm nhập, khai thác và chiếm lĩnh thị trường tiềm năng. 36
3.2.1.2. Hiện đại hóa cơ sở vật chất kĩ thuật, đầu tư thêm nhiều máy móc mới để đáp ứng yêu cầu công việc. 37
3.2.1.3. Thực hiện các biện pháp nhằm hạ giá thành dịch vụ 38
3.2.1.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên 39
3.3.2. Một số kiến nghị đối với Nhà nước. 42
3.3.2.1. Đơn giản hóa thủ tục Hải quan 42
3.3.2.2. Xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh dịch vụ logistics 43
3.3.2.3. Phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ dịch vụ logistics. 43
3.2.3.4 Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 44
KẾT LUẬN 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Logistics là dịch vụ đóng vai trò rất quan trọng đối với khâu sản xuất và kinh doanh của nhiều ngành nghề và cả nền kinh tế của một đất nước. Sự phát triển dịch vụ logistics có ý nghĩa đảm bảo cho việc vận hành sản xuất, kinh doanh các dịch vụ khác được đảm bảo về thời gian và chất lượng. Chính vì vậy logistics được coi là tâm điểm của sự phát triển kinh tế, thương mại tại nhiều nước. Đây là lĩnh vực “hái ra tiền” mà nhiều doanh nghiệp, tập đoàn nhắm tới. Mặc dù đã rất phổ biến trên thế giới, tuy nhiên, tại Việt Nam đây lại là một mảng thị trường khá là mới mẻ. Thống kê cho thấy, hiện nay dịch vụ logistics của Việt Nam chiếm khoảng 15 - 20% GDP trong khi ở các nước phát triển là 8 - 10%. Đây là một con số quá hấp dẫn đối với các doanh nghiệp và đó cũng là lý do mà số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh dịch vụ này ở Việt Nam ngày một lớn.
Công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long là công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ Logistics tại Việt Nam và các nước trên thế giới. Sau gần 15 năm hoạt động công ty đã thu được những thành quả nhất định, có một thị phần riêng cho mình và được khách hàng tín nhiệm. Nhưng hiện nay do số doanh nghiệp tham gia vào thị trường này ngày càng nhiều nên công ty cũng gặp phải những sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Vì vậy sau một thời gian thực tập tại công ty em đã chọn đề tài "Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long" làm đề tài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Lựa chọn đề tài này, em mong muốn được đóng góp những ý kiến của mình nhằm nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty giúp công ty phát triển hơn nữa.

2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long.
Phạm vi nghiên cứu: Sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long giai đoạn 2006 – 2009
4. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng các phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích, sử dụng các số liệu thực tế kết hợp với các lý luận
5. Kết cấu của chuyên đề:
Chuyên đề gồm ba phần chính:
Chương I: Tổng quan về công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long
Chương II: Thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long
Chương III: Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công ty TNHH Tiếp vận Thăng Long
Do thời gian nghiên cứu, tìm tài liệu không dài và do kiến thức còn hạn chế, nên chuyên đề không tránh khỏi còn những thiếu sót vì vậy em mong nhận được những ý kiến đóng góp để hoàn thiện hơn đề tài này. Em xin gửi lời Thank tới các thầy cô giáo trong trường, các các anh chị trong công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long đã giúp em trong quá trình nghiên cứu tài liệu và đặc biệt em xin chân thành Thank thầy giáo – TS Mai Thế Cường đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo để em hoàn thành chuyên đề thực tập này.

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH TIẾP VẬN THĂNG LONG
1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty
1.1.1. Quá trình hình thành
Công ty TNHH Tiếp Vận Thăng Long (tên giao dịch quốc tế là Dragon Logistisc Co.,Ltd) viết tắt là DRACO được thành lập ngày 19 tháng 10 năm 1996 theo Giấy phép Đầu tư số 012023000070 do Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cấp.
Là liên doanh giữa các đối tác Nhật Bản (Sumitomo Corp., một trong các tập đoàn thương mại hàng đầu trên thế giới và Suzyuo & Co.,Ltd chuyên gia trong lĩnh vực vận chuyển có mạng lưới đại lý trên khắp toàn cầu) và các đối tác Việt Nam (Công ty cổ phần Dịch vụ Vận tải Trung ương-VINAFCO và Công ty điện tử Hà nội - HANEL- trực thuộc Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà nội), DRACO phát huy được thế mạnh của các bên đối tác trong liên doanh để hỗ trợ cho sự phát triển không ngừng của Công ty vì mục tiêu cung cấp một cách hoàn hảo các dịch vụ giao nhận tại Việt Nam và quốc tế.
Công ty tiếp vận Thăng Long được thành lập với tổng số vốn đầu tư 9.290.000USD trong đó vốn pháp định là 4.000.000USD, vốn vay là 5.290.000USD. Trong đó:
• HANEL đóng góp 400.000USD chiếm 10% vốn pháp định của Công ty.
• VINAFCO đóng góp 1.000.000 USD chiếm 25% vốn pháp định của Công ty.

0qeT4IpXlpLFYw3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status