Đề án Xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2000 đến nay và những vấn đề đang đặt ra - pdf 24

Download miễn phí Đề án Xuất nhập khẩu của Việt Nam từ năm 2000 đến nay và những vấn đề đang đặt ra



Doanh nghiệp FDI nhập khẩu tốc độ tăng cao hơn doanh nghiệp trong nước, số ngoại tệ nhập khẩu của FDI là do chính họ bỏ ra để thanh toán chứ không phải nhà nước. Cái mà ta cần xem xét là ngoại tệ bỏ ra để nhập khẩu từ nguồn ngân sách nhà nước do các doanh nghiệp quốc doanh quản lý và thực hiện có lớn và lãng phí, kém hiệu quả hơn, còn ngoài ra các doanh nghiệp khác tự lo có ngoại tệ để nhập khẩu, tất nhiên nhà nước cũng phải xem xét quản lý khi cần thiết .





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


u vực này đã chiếm trên 80% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam.
Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may đạt 1,892 tỷ USD nhưng tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức 3,9% so với năm 1999, chưa đạt được kế hoạch năm (1,95 tỷ USD ). Tình hình trên đây là do trong các hợp đồng của khách hàng xuất hiện nhiều chủng loại mới và khó may nên ta chưa chuẩn bị được đủ hàng để giao nhận mặc dù EU đã tăng thêm hạn ngạch cho Việt Nam. Do giá gia công quá thấp, nhiều doanh nghiệp có xu hướng chuyển dần hình thức tự doanh nên bước đầu còn đang gặp những khó khăn nhất định trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Bên cạnh đó, hàng dệt may Việt Nam đã gặp phải sự cạnh tranh quyết liệt của một loạt các nước trong khu vực như Trung Quốc,Thái Lan…
Xuất khẩu giầy dép các loại của Việc Nam năm 2000 dường như dậm chân tại chỗ chỉ tăng có 0,7% so với năm 1999. Kim ngạch xuất khẩu cả năm chỉ đạt 1,402 tỷ USD mặc dù kế hoạch đặt ra là 1,65tỷ USD. Nguyên nhân là do có một số lượng lớn hàng giầy dép đang bị tồn kho trên thế giới, do đó các bạn hàng ra sức ép giá đối với ta đồng thời giảm số lượng hợp đồng kí kết dẫn đến công nhân không đủ việc làm. Khó khăn lớn nhất của ngành giầy da là thiếu nguyên liệu, phụ kiện, mọi thứ từ da, đến phụ liệu trang trí và kiểu dáng đều phải nhập từ bên ngoài.
Hàng rau quả tuy chỉ mới đạt kim ngạch xuất khẩu là 216 triệu USD nhưng là ngành hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong năm qua (tới 95,5%). các bạn hàng nhập khẩu lớn nhất của hàng rau quả là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU.
Ngoài ra xuất khẩu các mặt hàng nông nghiệp khác như điều nhân, trà, cao su của Việt Nam cũng tăng hơn so với năm 1999. Tuy nhiên xuất khẩu hai sản phẩm nông nghiệp là cà phê và gạo lại bị giảm sút nghiêm trọng.
Hàng thủ công mỹ nghệ cũng có bước tăng trưởng khá, đạt 39,7% với kim ngạch xuất khẩu là 289 triệu USD.
Xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính cũng có bước tăng trưởng khá, tăng 35% so với năm 1999 và đạt ở 780 triệu USD, thị trường chủ yếu của các mặt hàng này là Philippin, Thái Lan, Nhật Bản…
Nhìn chung cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam năm 2000 được đánh giá là phong phú đa dạng hơn.Tuy nhiên đây chỉ là những bước đi ban đầu thử nghiệm, thăm dò thị trường, còn làm ăn lâu dài là phải có mặt hàng xuất khẩu quy mô lớn, ổn định, sản phẩm đồng nhất với chất lượng cao .
*Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu đạt 15,1 tỷ USD, tăng 5,1% so với năm 2000 thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra, chủ yếu do tình hình kinh tế thương mại thế giới diễn biến không thuận lợi. Có 9 mặt hàng chủ lực là lạc nhân, cà phê, chè, gạo, hạt điều, hạt tiêu, dầu thô, thủ công mỹ nghệ và điện tử bị giảm kim ngạch, chủ yếu do giá giảm quá mạnh trên thị trường thế giới, đặc biệt là giá dầu thô. Tuy nhiên đa số các mặt hàng nông sản chủ lực đều được tổ chức tiêu thụ tốt, mức tăng về lượng rất khá, cao su tăng gần 14%, cà phê trên 25%, hạt điều 20%, hạt tiêu 5%…đã làm thị phần của ta trên thị trường thế giới được cải thiện. Kim ngạch của nhóm hàng khác ngoài 17 nhóm chủ lực đạt mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay là 28,2% làm tỷ trọng của nhóm này trong tổng kim ngạch xuất khẩu lên tới 26%. Điều này thể hiện tác dụng của việc mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu của mọi thương nhân, khai thác triệt để tiềm năng của các thành phần kinh tế trong việc tạo ra các mặt hàng xuất khẩu mới.
* Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu đạt 16,706 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2001, trong đó một số mặt hàng có tốc độ tăng trưởng khá là dệt may (+39,3%), giầy dép (+19,7%), hàng TCMN (+40,7%), sản phẩm gỗ (+30%), cao su (+61,4%), hạt điều(+38%). Khác với đồ thị giảm dần của năm 2001, tốc độ tăng trưởng luỹ kế trong năm 2002 có diễn biến tăng dần (sau 3 tháng –12%, 6 tháng –4,9%, 9 tháng +3,2%, 12 tháng +11,2%). Xuất khẩu các sản phẩm phi dầu thô tăng 12,9%, cao hơn mức tăng 8,7% của năm 2001. Cơ cấu xuất khẩu có sự chuyển dịch tích cực. Tỷ trọng của nhóm hàng chế biến chủ lực (dệt may, giầy dép, hàng điện tử và linh kiện máy tính, hàng TCMN, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, thực phẩm chế biến, cơ khí điện, đồ chơi ) đạt 39% ( năm2001 là 36,3%), trong đó mặt hàng có tốc độ tăng khá là dệt may, giầy dép, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa và hàng TCMN. Riêng phần đóng góp của 2 nhóm hàng dệt may và giầy dép đối với tăng trưởng chung là 7,2% (dệt may 5,2%, giầy dép 2%). Về xuất khẩu nông sản mặc dù giá vẫn thấp nhưng có tới 5 mặt hàng có lượng tăng là lạc nhân, cao su, hạt tiêu, hạt điều, chè. Điều này cho thấy thị trường tiêu thụ vẫn được bảo đảm, thị phần của ta đối với một số mặt hàng tiếp tục tăng. Hai mặt hàng gạo và cà phê lượng xuất khẩu giảm nhưng nguyên nhân chính là do chuyển dịch cơ cấu kết hợp với tác động của hạn hán chứ không phải do thiếu thị trường .
* 10 tháng đầu năm 2003, trong số các mặt hàng chủ lực của Việt Nam thì hàng dệt may và dầu thô đã xuất khẩu được 3,1 tỷ USD mỗi loạI, còn nếu tính thêm hai mặt hàng thuỷ sản và giầy dép thì kim ngạch của 4 mặt hàng trên chiếm đến 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của nước ta .
Tuy nhiên, về mặt hàng xuất khẩu cũng còn một số điểm bất cập: Mặc dù tỷ trọng kim ngạch hàng thô hay mới sơ chế đã giảm nhưng vẫn còn cao, tỷ trọng kim ngạch hàng chế biến hay tinh chế đã tăng lên, nhưng vẫn còn thấp. Trong các loại hàng chế biến thì tỷ trọng hàng gia công còn lớn, kim ngạch xuất khẩu khá cao nhưng phần thực thu ngoại tệ lại thấp. Tỷ trọng hàng gia công trong nhóm hàng dệt may lên tới 90-95%, nguyên liệu giầy dép có tới 60% phải nhập khẩu. Hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, khâu thương hiệu còn hạn chế nên phải bán qua trung gian.
Thành phần kinh tế
Đơn vị triệu USD
Thành phần kinh tế
2000
2001
2002
10t đn 2003
Các DN 100% vốn trong nước
7.641
8.352
8.937
8.284
Các DN có vốn ĐTNN
6.809
6.748
7.769
8.266
(Nguồn: Ngoại thương 21-31 /1/2002 trang 9, 10; Thời báo kinh tế Sài Gòn 30/10/2003 trang 8; Tính toán dựa trên số liệu trong thương mại số 7/2003- trang 2)
Trong tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2000 khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ trọng trên 50%, đạt 7641 triệu USD tăng 8% so với năm 1999; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm cả dầu thô) đạt khoảng 6809 triệu USD tăng 47,4%.
Sở dĩ tốc độ tăng của khu vực kinh tế trong nước chưa cao vì những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng nông sản, rau quả, lâm, hải sản, thủ công mĩ nghệ, có giá trị thấp. Hơn nữa năm 2000 lại là năm đặc biệt khó khăn với gạo và cà phê (gạo: phẩm chất chưa cao, giá cả khong ổn định; Cà phê: giá xuống thấp liên tục qua các tháng).
Đối với khu vực đầu tư nước ngoài, sở dĩ xuất khẩu có mức tăng nhanh là nhờ vào mặt hàng dầu thô. Năm 2000 khối lượng dầu thô ước tính đạt khoảng 15,5 triệu USD. Tuy lượng dầu xuất khẩu chỉ tăng 4,2% nhưng do giá dầu tăng cao nên trị giá xuất khẩu tăng tới hơn 71,2% .Tuy nhiên một số nhóm hàng như: Dệt may, giầy dép vốn là những mặt hàng có tốc độ tăng trưởng cao những năm trước đây thì năm 2000 bị giảm sút mạnh. Cụ thể năm 1999 kim ngạch hàng dệt may tăng 20,5%...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status