Nguồn gốc, bản chất, vai trò của lợi nhuận và liên hệ thực tế ở Việt Nam - pdf 24

Link tải miễn phí luận văn
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ

“Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh”. Đó là tiêu chí của Đảng và nhà nước ta khi xây dựng một đất nước giàu đẹp theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Khắc phục hậu quả chiến tranh đất nước ta mạnh dạn chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Từ một nền kinh tế khép chặt đóng cửa sang nền kinh tế mở cửa, hợp tác, hội nhập cùng phát triển với thế giới. Bước đầu, chúng ta đã có những khởi sắc, tuy nhiên cũng có những khó khăn nhất định. Xuất phát từ thực tế nước mình những nhà kinh tế phải hiểu rõ nguồn gốc bản chất, yếu tố bên trong thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Một trong những yếu tố quan trọng có tính chất quyết định thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế là: Lợi nhuận. Vậy lợi nhuận là gì? Nguồn gốc, bản chất và vai trò của nó như thế nào? Thực trạng về vấn đề lợi nhuận ở Việt Nam hiện giờ ra sao? Hiểu rõ vấn đề này, người ta có thể giải đáp những thắc mắc về mọi sự biến đổi của nền kinh tế xã hội. Từ đó có những giải pháp hữu hiệu tạo đà cho sự phát triển của nền kinh tế. Đây là vấn đề quan trọng có tính thời sự cấp thiết cũng là lý do để người viết chọn đề tài này.
Tiểu luận được chia thành ba phần:
Phần một: Nguồn gốc, bản chất của lợi nhuận.
Phần hai: Vai trò của lợi nhuận.
Phần ba: Liên hệ thực tế ở Việt Nam.
Trong tiểu luận này, người viết rất mong có sự đóng góp ý kiến của người đọc để bài viết hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.

B/GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I/Nguồn gốc bản chất của lợi nhuận:
1.Những quan điểm trước Mác về lợi nhuận:
Lợi nhuận là gì? Nó có từ thời kỳ nào? Sự hiện diện của lợi nhuận có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của nền kinh tế hay sự phát triển của khoa học công nghệ trong sản xuất không?
Đặt trong quá trình phát triển của lịch sử, sự phát triển của nền sản xuất xã hội ta thấy rằng: Sản xuất hàng hoá trao đổi mua bán chỉ thực sự lớn mạnh từ cách sản xuất tư bản chủ nghĩa. ở thời kỳ này, sản xuất hàng hoá phát triển cao hơn và nghiễm nhiên trở thành hình thức chung của sản xuất: Mọi của cải của xã hội tư bản đều là hàng hoá. Khi xã hội có sự phân công lao động, có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì sản xuất hàng hoá ra đời. Sản xuất tạo ra sản phẩm không phải để tự tiêu dùng mà là để trao đổi mua bán. Đương nhiên, trong qua trình trao đổi đi lại ấy, các thương nhân, các nhà sản xuất sẽ thu được một món lời hay còn gọi đó là lợi nhuận. Với học thuyết kinh tế trọng thương thì lợi nhuận là do lĩnh vực lưu thông tạo ra. Nó là kết quả của sự trao đổi mua ít bán nhiều, mua rẻ mà bán đắt. Vì thế, trong giai đoạn đầu của kinh tế tư bản chủ nghĩa bắt đầu hình thành các nhà kinh tế học họ đưa ra chính sách làm tăng của cải, tiền tệ giữ cho khối lượng tiền không ra nước ngoài, tập trung buôn bán trong nước để nhà nước dễ kiểm tra và ở những giai đoạn sau, họ dùng chính sách xuất siêu để có chênh lệch, mang tiền ra nước ngoài thực hiện mua rẻ bán đắt thu về lợi nhuận. Nhưng thực tế, các nhà kinh tế học của trường phái này chưa hiểu sâu sắc quan hệ giữa lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ do vậy mà chính sách đưa ra chỉ mang tính chất bề nổi hết sức nông cạn. Chứng tỏ quan điểm về lợi nhuân cũng chưa có chiều sâu. Điều này dẫn đến nhiều mâu thuẫn trong nền kinh tế, đòi hỏi phải thoát khỏi những suy nghĩ thuần tuý duy ý chí để phân tích nền kinh tế xã hội với tư cách là một chỉnh thể.
Theo học thuyết cổ điển thì lợi nhuận có được là do lĩnh vực sản xuất sinh ra, còn gọi là kết quả của lao động của người công nhân tạo ra trong quá trình sản xuất. Theo Ricacdo “Lợi nhuận là số tiền còn lại ngoài tiền lương mà nhà tư bản trả cho người công nhân”(Các học thuyết kinh tế- Nhà xuất bản chính trị QGHN 1997 trang77). Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thế giới quan nên quan điểm có phần hời hợt chung chung.
Một quan điểm phù hợp với thực tế hơn cả là quan điểm của trường phái Samullson về lợi nhuận. Ông cho rằng lợi nhuận là tổng hợp các khoản khác nhau. Vậy thực chất của lợi nhuận là gì, nó do đâu mà có, quan điểm của trường phái nào là đúng đắn hơn cả? Theo sự phát triển của lịch sử kinh tế, người ta đã công nhận và đi theo quan điểm tiến bộ có cơ sở hơn. Đó là quan điểm của Mác về lợi nhuận.

48jOKBfkh431DeP
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status