Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Giải pháp Marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam



MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 2
1. Lịch sử hình thành và phát triển, lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam 2
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tổng công ty Thép Việt Nam 2
1.2. Lĩnh vực kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam 5
2. Nguồn lực của Tổng công ty Thép Việt Nam 8
2.1. Tình hình tổ chức bộ máy của Tổng công ty 8
2.2. Kỹ năng quản trị và nguồn nhân lực 11
2.3. Nguồn lực tài chính 13
2.4. Nguồn lực về cơ sở vật chất và công nghệ 14
2.5. Tình hình Marketing 17
PHẦN II: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG THỜI GIAN QUA CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 18
2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam 18
2.2. Tình hình thị trường Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam. 22
2.2.1. Thị trường Thép Việt Nam trong thời gian qua 22
2.2.2. Phân tích cạnh tranh và tỉ phần thị trường của Tổng công ty Thép Việt Nam. 24
2.3. Thực trạng hoạt động Marketing của Tổng công ty Thép Việt Nam 27
2.3.1. Tổ chức lực lượng 27
2.3.2. Nghiên cứu thị trường 28
2.3.3. Chiến lược marketing mix của Tổng công ty Thép Việt Nam 29
2.3.4. Đánh giá nguyên nhân thành công và tồn tại 38
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP MARKETING NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 41
3.1. Các căn cứ xác lập chiến lược cạnh tranh của Tổng công ty Thép Việt Nam. 41
3.1.1. Các đinh hướng chiến lược của thị trường thép Việt Nam 41
3.1.2. Các phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức của Tổng công ty Thép Việt Nam. 42
3.2. Một số giải pháp marketing 45
3.2.1. Về sản phẩm: 45
3.2.2. Về giá sản phẩm 49
3.2.3. Về hệ thống phân phối 52
3.2.4. Về xúc tiến hỗn hợp 54
KIẾN NGHỊ 59
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC THAM KHẢO 64
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ẩu hiệu quả thấp. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện để đẩy mạnh đầu tư sản xuất phôi thép trong nước.
* Thị trường thép Việt Nam năm 2004-2006:
- Năm 2004, thị trường thép biến động mạnh, giá thép dao động với biên độ lớn và rất khó lường. Trước những biến động phức tạp của thị trường, Nhà nước đã nhiều lần quyết định thay đổi thuế nhập khẩu phôi thép và thép xây dựng nhằm ổn định thị trường trong nước. Thuế nhập khẩu phôi thép và thép xây dựng năm 2004 là 5% và 10%, với khoảng chênh lệch thuế suất thấp sẽ là một thách thức không nhỏ đối với ngành thép trong thời gian tới.
- Năm 2005, thị trường thép thế giới có nhiều biến động phức tạp và khó lường. Xu hướng xác lập một mặt bằng giá mới cao hơn tác động xấu đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp trong đó có sản phẩm thép. Sản xuất kinh doanh thép trong nước chủ yếu vẫn phụ thuộc vào phôi thép, than cốc, thép tấm lá, thép đặc chủng, thép chất lượng cao nhập khẩu nên hiệu quả thấp và thiếu ổn định. Thị trường bất động sản đóng băng, đầu tư xây dựng có phần chững lại dẫn đến nhu cầu thép xây dựng không tăng như dự báo đầu năm 2005. Thị trường tài chính tiền tệ “nóng lên”, lãi suất cho vay của ngân hàng tăng cao ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của Tổng công ty.
- Năm 2006: Trung Quốc là nhân tố gây biến động lớn về giá. Giá phôi thép, thép phế, than cốc, than mỡ, giá xăng dầu thế giới biến động thất thường và liên tục duy trì ở mức cao làm tăng giá thành sản xuất, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất Thép của Tổng công ty. Ngành thép Việt Nam vẫn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Thép xây dựng cạnh tranh quyết liệt do cung vượt cầu.
2.2.2. Phân tích cạnh tranh và tỉ phần thị trường của Tổng công ty Thép Việt Nam.
* Phân tích cạnh tranh
Trước kia, thị trường đều do Tổng công ty Thép Việt Nam nắm giữ, Tổng công ty được gọi là doanh nghiệp đầu ngành trong công nghệ sản xuất thép tại Việt Nam. Tổng công ty thép nắm độc quyền trên thị trường.
Những năm trở lại đây thị phần của Tổng công ty giảm đáng kể có nguy cơ chỉ còn khoảng 30% thị phần trên thị trường. Có thể thấy, đối thủ cạnh tranh phát triển nhất của Tổng công ty Thép Việt Nam là các doanh nghiệp liên doanh do các doanh nghiệp này không chỉ đầu tư công nghệ tốt hơn mà phương pháp quản lý cũng hiện đại hơn, có thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước…. Các doanh nghiệp liên doanh có thiết bị hiện đại hơn so với đơn vị thuộc Tổng công ty giai đoạn 1998-2004. Từ 2005, các nhà máy mới của Tổng công ty thép cũng được đầu tư những thiết bị hiện đại.
Trên thị trường miền Bắc Công ty Thép Việt Hàn, công ty Thép Việt Úc… Chẳng hạn, Công ty Thép Việt Hàn hơn 10 năm hoạt động đã tạo được uy tín cao trong lòng khách hàng. Thứ nhất, do sự quyết tâm, hăng say hết mình vì công việc và công ty xác định chất lượng sản phẩm là mục tiêu quan trọng hàng đầu, nó xuyên suốt và gắn bó chặt chẽ giữa trách nhiệm người lao động, lợi ích người lao động và nhu cầu thị trường. Công ty thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ, tay nghề của đội ngũ công nhân, cán bộ, kỹ thuật và chú trọng việc đầu tư dây chuyền, máy móc hiện đại, luôn tổ chức duy trì và vận hành bộ máy theo Hệ thống Quản lý chất lượng tiên tiến ISO 9000. Hiện nay trong tình hình mới Công ty đã nâng cấp Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001.
Trên thị trường miền Nam có Công ty Thép Vinakyoei, Công ty Thép Pomina…Công ty Thép Miền Nam cạnh tranh rất gay gắt với Công ty Thép Pomina trên khúc thị trường thép xây dựng cung cấp cho công trình. Đến giữa năm 2007 lò luyện phôi thép 500.000 tấn/năm của Thép Pomina sẽ đi vào hoạt động khiến giảm lợi thế cạnh tranh về luyện phôi của Thép Miền Nam.
Hơn nữa, không phải chỉ Tổng công ty Thép Việt Nam mà cả các liên doanh đều phải tìm mọi cách giảm giá thành sản phẩm thép để cạnh tranh với thép giá rẻ của Trung Quốc đang tràn vào Việt Nam. Các doanh nghiệp như Công ty Thép Miền Nam, Công ty Thép Hòa Phát…đều giảm giá để cạnh tranh với thép Trung Quốc nhưng không cạnh tranh nổi. Trong một thời gian ngắn mà thép Trung Quốc đã chiếm gần 30% thị phần tiêu thụ trong nước đối với sản phẩm thép cuộn.
* Tỉ phần thị trường của Tổng công ty Thép Việt Nam trong hiệp hội thép Việt Nam.
Biểu 11: Biểu đồ về thị phần thép xây dựng của Tổng công ty Thép Việt Nam
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh
Biểu 12: Biểu đồ tỷ trọng tiêu thụ theo khu vực
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh
Hiện nay, thị phần thị trường đang có nguy cơ bị thu hẹp do cạnh tranh ngày càng gay gắt, sản lượng từng năm tăng nhưng tăng trưởng của Tổng công ty thép chậm hơn tốc độ tăng trưởng của nhu cầu thị trường.
Thị trường chính là thị trường trong nước, sản phẩm của Tổng công ty có mặt khắp cả nước. Trước năm 2000, Thép xây dựng còn phải nhập khẩu nhưng bây giờ đã xuất khẩu, mặc dù thị trường xuất khẩu rất hạn chế chỉ giới hạn ở một số nước như Campuchia, Lào, Đài Loan chiếm từ 8-9% tổng sản phẩm của Tổng công ty. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là gang đúc năm 2004 Tổng công ty xuất khẩu được 1096 tấn gang đúc các loại.: xuất khẩu được 12.000 tấn năm 2000 và tăng lên 35.600 tấn năm 2004. Tổng giá trị xuất khẩu Tổng công ty năm 2000 lớn hơn 3 triệu USD, năm 2004 xấp xỉ 16 triệu USD. Mà chủ yếu xuất sang Campuchia chiếm 90% tổng sản phẩm xuất khẩu.
2.3. Thực trạng hoạt động Marketing của Tổng công ty Thép Việt Nam
2.3.1. Tổ chức lực lượng
Tổng công ty Thép Việt Nam chưa có phòng Marketing riêng, những hoạt động marketing do phòng kế hoạch kinh doanh thực hiện. Tất cả cán bộ thuộc phòng kế hoạch kinh doanh mỗi người phụ trách một phần thuộc chức năng Marketing. Cụ thể:
Trưởng phòng trực tiếp phụ trách mảng hợp tác quốc tế (tìm đối tác đầu tư, thương mại, …); chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh; cơ chế, chính sách kinh doanh; thông tin tổng hợp thị trường; phát triển thương hiệu Tổng công ty; tham gia các hoạt động của Viện sắt thép Đông Nam Á, SEAISL.
Phó trưởng phòng 1: Thay mặt phụ trách phòng, điều hành công việc của phòng khi Trưởng phòng vắng mặt. Chỉ đạo, tổ chức và triển khai thực hiện các vấn đề liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế; nắm tình hình SX- KD toàn xã hội; Nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm thép nhập khẩu (như tấm lá, cán nguội, hình, kim loại màu, thép chất lượng cao); kinh doanh xuất khẩu (chủ động xúc tiến và mở rộng thị trường trong và ngoài nước…)…
Phó trưởng phòng 2: Theo dõi giá cả và việc bình ổn giá cả thị trường; hợp động kinh tế;…
Phó trưởng phòng 3: Kinh doanh, nhập khẩu các nguyên liệu cho sản xuất thép; tích cực đẩy mạnh công tác khai thác thông tin thị trường thế giới; thương mại điện tử;…
Nhóm tổng hợp gồm 8 nhân viên thực hiện các công việc: tham gia xây dựng chiến lược kinh doanh, thông tin về giá bán bình quân,…
Nhóm chuyên viên ngành hàng gồm 5 nhân viên thực hiện các công việc vào một loại sản phẩm cụ thể như: xúc tiến việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm thép cán dài tại thị trư
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status