Vai trò của nhà nước trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nước ta hiện nay - pdf 24

Link tải luận văn miễn phí cho ae

Chương 1: Cơ sở lý luận về vai trò của việc Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá . .2
1.1. Khái niệm chung về công nghiệp hoá - Hiện đại hoá .2
1.1.1.Quan niệm về công nghiệp hoá và hiện đại hoá .2
1.1.2. Bản chất của công nghiệp hoá- hiện đại hoá ở nước ta. Mô hình chiến lược công nghiệp hoá . . .3
1.1.3. Tính tất yếu của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong quá trình phát triển kinh tế .6
1.2. Vai trò của nhà nước trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá .6
1.2.1. Tính tất yếu của sự quản lý nhà nước trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá .6
1.2.2. Vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá .6
Chương 2 : Thực trạng vai trò của nhà nước Việt Nam đối với quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá .9
2.1. Những kết quả bước đầu .9
2.2. Những hạn chế cần khắc phục . .10
2.3. Nguyên nhân của thực trạng này .12
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hoá và hiện đại hoá .14
3.1. Những điều kiện tiền đề cho quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá.14
3.1.1. những nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá .14
3.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của nhà nước đối với công nghiệp hoá và hiện đại hoá .15
3.2.1. Đào tạo đội ngũ cán bộ nhà nước có trình độ chuyên môn cao và năng lực lãnh đạo tốt .15
3.2.2. Nâng cao hiệu quả của chính sách nhằm phát triển, thúc đẩy tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá .15
3.2.3. Tiếp tục củng cố, phát huy vai trò lãnh đạo của đảng và nhà nước .17
3.2.4. Có hành lang pháp lý tốt để tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá .18
Phần kết luận


Ba loại mô hình chiến lược này bao hàm những mặt sau:
- Công nghiệp hoá là quá trình trang bị và trang bị lại công nghệ hiện đại cho tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân, trước hết là các ngành chiếm vị trí trọng yếu. Thực hiện công nghiệp hoá trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật ngày nay. Quá trình trang bị này phải gắn liền với quá trình hiện đại hoá ở cả phần cứng và phần mềm của công nghệ. Quá trình này cũng đồng thời là quá trình xây dựng xã hội văn minh công nghiệp và cải biến các ngành kinh tế, các hoạt động theo phong cách của nền công nghiệp lớn hiện đại. Quá trình ấy phải làm cho nhịp độ tăng trưởng kinh tế xã hội nhanh và ổn định, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư, thu hẹp chênh lệch trình độ kinh tế – xã hội của đất nước với các nước phát triển.
- Quá trình phát triển công nghệ không chỉ liên quan đến phát triển công nghiệp mà còn là quá trình bao trùm tất cả các ngành, các lĩnh vực hoạt động của một nước. Đó là lẽ tất yếu vì nền kinh tế của mỗi nước là một hệ thống thống nhất, các ngành các lĩnh vực hoạt động có quan hệ tương đối với nhau.
- Quá trình công nghiệp hoá trong bất kỳ giai đoạn nào đều là vừa quá trình kinh tế- kỹ thuật, vừa là quá trình kinh tế-xã hội. Hai quá trình này có quan hệ chặt chẽ với nhau và ràng buộc lẫn nhau. Quá trình kinh tế kỹ thuật tạo điều kiện vật chất kỹ thuật cho việc thực hiện các nội dung của quá trình kinh tế-xã hội. Ngược lại quá trình kinh tế-xã hội góp phần tạo nên động lực cho thực hiện quá trình kinh tế-kỹ thuật.
- Quá trình công nghiệp hoá cũng là quá trình mở rộng quan hệ quốc tế. Trong điều kiện ngày nay, mở rộng phân công lao động quốc tế và quốc tế hoá đời sống kinh tế trở thành xu hướng phát triển ngày càng mạnh mẽ. Mỗi nước trở thành một bộ phận của hệ thống kinh tế thế giới, có tác động tương hỗ ở mức độ khác nhau tới kinh tế của các nước khác nhau và chịu ảnh hưởng của biến động kinh tế thế giới. ở mỗi nước cần đặt sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong việc xây dựng hệ thống kinh tế mở, tăng cường quan hệ thương mại quốc tế, tham gia tích cực vào cuộc cạnh tranh và liên kết kinh tế quốc dân.
- Công nghiệp hoá không phải là mục đích tự thân, mà là một cách có tính chất phổ biến để thực hiện mục tiêu của mỗi nước. Mỗi nước hệ thống mục tiêu riêng của mình. Nhưng đa phần có những đặc điểm chung như: xây dung cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, khai thác có hiệu quả các nguồn lực của đất nước, bảo đảm nhịp độ tăng trưởng của đất nước và cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho các tầng lớp dân cư…
1.1.3.Tính tất yếu của quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong quá trình phát triển nền kinh tế:
Công nghiệp hoá và hiện đại hoá là một quy luật khách quan trong tiến trình phát triển của tất cả các nước chưa thoát ra khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu muốn tạo ra một cơ sở vật chất – kỹ thuật hiện đại, bảo đảm cho tăng trưởng kinh tế nhanh, đồng bộ và bền vững, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân.
Đối với nước ta, việc đi vào công nghiêp hoá và hiện đại hoá là đi vào một cuộc trường chinh mới với rất nhiều vận hội cơ may, nhưng cũng không ít những lo âu, bất trắc. Do hoàn cảnh chiến tranh mà nền kinh tế nước ta chậm hơn so với mặt bằng phát triển chung của thế giới rất nhiều lần.à việc các nước đế quốc có nền công nghệ phát triển đang có âm mưu biến các nước chậm phát triển thành bãi thải công nghệ của chúng là việc không phải không có hòng kìm hãm sự phát triển của các nước này để dễ bề thao túng bóc lột nền tài nguyên và nhân lực. Do đó để thành công trong việc công nghiệp hoá nước ta phải tận dụng ưu thế của người đi sau là tranh thủ thành tựu của khoa học kỹ thuật hiện đại nhưng chủ yếu vẫn phải đi lên bằng nội lực bằng sức mạnh trí tuệ, bằng tài nguyên con người của chính mình.
1.2. Vai trò của nhà nước trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
1.2.1.Tính tất yếu của sự quản lý của nhà nước trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Theo xu thế tự nhiên của toàn thế giới, sự quản lý điều tiết của nhà nước vào nền kinh tế là một diều phù hợp với sự phát triển chung của thế giới. Nhà nước phải có sự điều tiết và can thiệp vào nền kinh tế nhằm kiểm soát, phát triển và định hướng nền kinh tế đi theo đúng với chủ trương của mỗi nước.
Trong quá trình thực hiện công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá ở nước ta, sự quản lý của nhà nước là mang tính tất yếu và phù hợp với tiến trình phát triển của nền kinh tế. Nhà nước có vai trò quyết định trong việc định hướng cũng như thực hiện các bước. Bởi vì chỉ có nhà nước mới có thể quyết định tiêu chiến lược và kế hoạch tiến hành quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá trong từng giai đoạn. Chỉ có nhà nước mới có thể huy động và phân bổ tập trung các nguồn vốn và các nguồn lực cần thiết trong tiến trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
1.2.2. Vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Kinh nghiệm trong quá trình công nghiệp hoá của nhiều nước đã khẳng định rằng nhà nước có vai trò quyết định trong việc tổ chức thực hiện quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Vai trò quyết định của nhà nước ở Việt Nam trong việc tổ chức quản lý quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền kinh tế nước ta được thể hiện trước hết trên các mặt chủ yếu sau:
Quyết định mục tiêu, chiến lược và kế hoạch tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế trong từng giai đoạn.
Quyết định việc tổ chức lực lượng để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đặc biệt là phân công nhiệm vụ, phân phối nguồn lực, bố trí cán bộ và tổ chức bộ máy quản lý nhà nước.
Quyết định việc phối hợp và điều hoà các hoạt động của quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân theo mục tiêu và định hướng đúng đắn đã được xác định, vì quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá chỉ có thể thành công khi đạt được sự phối hợp đồng bộ cả chiều ngang và chiều dọc.
Quyết định việc tổ chức kiểm tra quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nền kinh tế để phát hiện kịp thời những khó khăn, trục trặc, sai sót,lệch lạc mất cân đối. Quyết định đúng đắn việc điều chỉnh quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá là việc làm cần thiết và thường xuyên để cân đối lại, hoàn chỉnh, nâng cao chất lượng các hoạt động thực tiễn của các ngành, các địa phương và các cơ sở.
Vai trò của nhà nước còn thể hiện trong việc lựa chọn sử dụng các công cụ quản lý có hiệu lực như hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế – xã hội, đặc biệt là chính sách kinh tế đã tạo động lực mạnh nhằm thực hiện thành công công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Vai trò của nhà nư...


jMSu8Y24p7kLkO1
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status