Một số vấn đề cơ bản liên quan đến xử lý Hợp đồng kinh tế vô hiệu - pdf 24

Download miễn phí Tiểu luận Một số vấn đề cơ bản liên quan đến xử lý Hợp đồng kinh tế vô hiệu



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
I./ Khái niệm Hợp đồng kinh tế vô hiệu 1
1, Hợp đồng kinh tế 2
2, Hợp đồng kinh tế vô hiệu 2
II/ Thực tiễn xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu 2
1/ Mục đích về quy định hợp đồng vô hiệu 2
2/ Các mục đích trên là cơ sở để pháp luật quy định cách xử lý khác nhau đối với hợp đồng vô hiệu 3
3/ Các loại hợp đồng kinh tế vô hiệu 3
2.1- Theo quy định tại điều 8 pháp lệnh HĐKT các trường hợp KT bị vô hiệu toàn bộ: 3
2.2- Trường hợp HĐKTVHTP 4
2.3 Dựa vào tính chất vô hiệu của HĐ ta phân ra HĐVH tuyệt đối và HĐVH tương đối. 4
3/ Những vấn đề trong thực tế xét xử hợp đồng vô hiệu tại toà án 5
III/ Hoàn thiện pháp luật 7
1/ Thực trạng pháp luật 7
2/ Một số kiến nghị xử lý HĐKTVH 9
KẾT LUẬN 10
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:



Bước đầu nghiên cứu, chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu xót, kính mong được sự góp ý của các thấy, các cô.
Em xin chân thành cám ơn!
I./ Khái niệm Hợp đồng kinh tế vô hiệu
1, Hợp đồng kinh tế
Hợp đồng kinh tế có thể hiểu dưới nhiều nghĩa khác nhau:
Dưới nghĩa khách quan HĐKT là tổng thể các quy phạm pháp luật do nàh nước ban hành để đIều chỉnh các quu phạm pháp luật do nhà nước ban hành để đIũu chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.
Dưới nghĩa chủ quan HĐKT là sự thoả thuận bằng văn bản hay tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về thực hiện công việc sản xuất trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền thực hiện kế hoạch của mình.
2, Hợp đồng kinh tế vô hiệu
Hợp đồng kinh tế vô hiệu hiện nay là thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, song để đưa ra một khái niệm cụ thể thì chưa có tài liệu nào đề cập tới. Tuy nhiên cũng có thể hiểu một hợp đồng vô hiệu là một hợp đồng không tồn tại theo luật hay một hợp đồng không có giá trị pháp lý hay không có giá trị bắt buộc đối với các bên giao kết hợp đồng. Cách hiểu trên được áp dụng cho trường hợp vô hiệu tuyệt đối. Còn “hợp đồng có thể vô hiệu” được hiểu là một hợp đồng có hiệu lực nhưng có thể bị vô hiệu theo sự lựa chọn của một trong các bên giao kết.
II/ Thực tiễn xử lý hợp đồng kinh tế vô hiệu
1/ Mục đích về quy định hợp đồng vô hiệu
Việc quy định hợp đồng vô hiệu thông thường nhằm đảm bảo các mục đích cơ bản sau:
Bảo vệ trật tự công cộng, lợi ích chung và đạo đức xã hội
Hợp đồng được xem là vô hiệu khi:
- Đối tượng của hợp đồng là các hàng hóa, dịch vụ bị cấm kinh doanh
- Việc ký kết làm thiệt hại đến lợi ích chung của xã hội như thoả thuận nhằm trốn thuế
- Việc ký kết hợp đồng chỉ để thực hiện mục tiêu khác
- Việc ký kết hợp đồng trái với đạo đức của xã hội
Bảo vệ lợi ích các bên trong giao kết hợp đồng
Hợp đồng được xem là vô hiệu khi:
- Hợp đồng được giao kết do đe doạ,lừa dối
- Hợp đồng được giao kết do nhầm lẫn
- Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng không có năng lực hành vi...
Bảo vệ tính ổn định của các giao dịch dân sự và kinh tế
Với một số loại hợp đồng nhất định có tính chất đặc thù, pháp luật thường quy định một số điều kiện khác nhau như hợp đồng phải được lập bằng văn bản, phải được công chứng.....
2/ Các mục đích trên là cơ sở để pháp luật quy định cách xử lý khác nhau đối với hợp đồng vô hiệu
Những hợp đồng vô hiệu do xâm phạm các lợi ích chung, vi phạm các điều cấm của pháp luât:
- Đương nhiên bị toà án tuyên bố vô hiệu và hợp đồng được xem là không có hiệu lực từ thời điểm ký kết (Điều 146 Bộ luật Dân sự).
- Thường không có sự rằng buộc về thời gian yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu (Khoản3 Điều 145 Bộ luật Dân sự).
- Đối tượng có quyền yêu cầu toà án tuyên hợp đồng vô hiệu khá rộng.
Những hợp đồng vô hiệu do xâm phạm nhóm lợi ích tư:
- Toà sẽ không đương nhiên tuyên bố hợp đồng vô hiệu mà tôn trọng ý chí của các bên.
- Quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu thường giới hạn trong một thời gian nhất định, quá thời hạn đó các bên không có quyền yêu cầu toà án tuyên bố hợp đồng vô hiệu (Khoản 1, Điều 145 Bộ luật Dân sự).
- Chỉ những bên không có lỗi trong việc tạo nên sựu vô hiệu mới có quyền kiện ra toà yêu cầu tuyên hợp đồng vô hiệu.
3/ Các loại hợp đồng kinh tế vô hiệu
Trong quá trình ký kết và thực hiện HĐKT, các bên tham gia ký kết hợp đồng đều mong muốn đảm bảo giá trị pháp lý và thực hiện một cách đầy đủ các thoả thuận của mình đã được quy định trong bản HĐKT đã ký kết. Dựa vào mức độ vô hiệu có thể phân thành: HĐKT vô hiệu toàn bộ và HĐKT vô hiệu từng phần (Điều 8, Điều 39 Pháp lệnh HĐKT; Điều 144 Bộ luật Dân sự).
2.1- Theo quy định tại điều 8 pháp lệnh HĐKT các trường hợp KT bị vô hiệu toàn bộ:
Nội dung HĐKT vi phạm điều cấm của pháp luật
HĐKT bị VHTB khi một bên ký kết HĐKT không có đăng ký theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã thoả thuận trong HĐKT.
Hiện nay pháp luật chưa có quy định giải thích rõ ràng thế nào là “có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật để thực hiện công việc đã thoả thuận trong HĐKT” do đó trên thực tế các doanh nghiệp khác nhau có cách hiểu không phải lúc nào cũng thống nhất nên dẫn đến việc không nhất quán trong áp dụng pháp luật.
HĐKT VHTB khi người ký HĐKT không đúng thẩm quyền hay có hành vi lừa đảo.
Theo quy định tại pháp lệnh ĐHKT thì “người ký kết HĐKT phải là thay mặt hợp pháp của pháp nhân hay người đứng tên đăng ký kinh doanh. Đại diện hợp pháp của pháp nhân hay người đứng tên đăng ký kinh doanh có thể uỷ quyền bằng văn bản cho người thay mình ký HĐKT . Người được uỷ quyền chỉ được ký HĐKT trong phạm vi được uỷ quyền và không được uỷ quyền cho người thứ ba”.
Pháp lệnh HĐKT không quy định rõ ràng các trường hợp VHTB như HĐ không tuân thủ về hình thức, do nhầm lẫn...
2.2- Trường hợp HĐKTVHTP
Theo Khoản 2 Điều 8 Pháp lệnh HĐKT: “HĐKT bị coi là VHTP khi nội dung của phần đó vi phạm điều cấm của pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến nội dung các phần còn lại của HĐ”. Còn theo Bộ luật Dân sự: “Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần của giao dịch vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại của giao dịch” (Điều 144).
2.3 Dựa vào tính chất vô hiệu của HĐ ta phân ra HĐVH tuyệt đối và HĐVH tương đối.
Thông luật (common law) phân biệt giữa hợp đồng vô hiệu (void) và hợp đồng có thể vô hiệu (voidable). Bộ luật dân sự Pháp phân biệt giữa HĐ đương nhiên vô hiệu và HĐ vô hiệu có điều kiện. Thông thường HĐ được xem là vô hiệu tuyệt đối khi HĐ được ký kết xâm phạm lợi ích chung của xã hội, trật tự công cộng, vi phạm các điều cấm của pháp luật. Còn HĐVH tương đối khi xâm phạm các lợi ích tư.
Bộ luật Dân sự 1995 cơ bản đã có sự phân biệt này đối với các giao dịch dân sự mà một bên bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe doạ và một bên trong giao dịch không nhận thức được hành vi của mình thì chỉ sau khi bên đó có yêu cầu toà án mới tuyên giao dịch đó vô hiệu (Điều 140,141,142,143 Bộ luật Dân sự).
Pháp lệnh HĐKT chỉ quy định một loại HĐVH tuyệt đối duy nhất, toà án có thể tuyên HĐVH mà hoàn toàn không dựa vào yêu cầu của các bên trong HĐ.Do vậy HĐVH do vi phạm điều cấm của pháp luật cũng được xử lý như HĐVH do chủ thể không đủ thẩm quyền giao kết HĐ... đều được xem là vô hiệu tuyệt đối, không có hiệu lực kể từ khi thời điểm giao kết và được áp dụng Điều 39 Pháp lệnh HĐKT để xử lý.
Thực tế này có thể giải thích rằng việc không đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về HĐ là một hành vi vi phạm pháp luật, mà đã vi phạm pháp luật thì giao dịch đó không thể có hiệu lực pháp luật. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status