Một số kiến nghị cho xuất khẩu gạo Việt Nam - pdf 24

Download miễn phí Tiểu luận Một số kiến nghị cho xuất khẩu gạo Việt Nam



Mục lục
Lời mở đầu
Phần nội dung
 I- Khái niệm xuất khẩu và sự cần thiết của xuất khẩu gạo trong nền kinh tế Việt Nam.
  1. Khái niệm xuất khẩu.
 2. Sự cần thiết của xuất khẩu gạo trong nền kinh tế Việt Nam.
 II- Tình hình hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam.
 1. Tiềm năng và lợi thế của nước ta trong sản xuất và xuất khẩu gạo.
 2. Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam.
 3. Những khó khăn và những vấn đề đặt ra đối với xuất khẩu gạo Việt Nam.
 III- Một số kiến nghị cho hoạt động xuất khẩu gạo Việt Nam.
 1. Xu hướng của thị trường thế giới.
 2. Mục tiêu xuất khẩu gạo của Việt Nam.
 3. Một số kiến nghị.
Kết luận
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Lời mở đầu
Gạo là lương thực quan trọng, là nhu cầu thiết yếu để duy trì sự sống. Vì vậy để đảm bảo an ninh lương thực là vấn đề chiến lược hàng đầu của hàng loạt các nước, đặc biệt là các nước có tập quán tiêu dùng gạo, trong đó có Việt Nam.
Từ năm 1989, Việt Nam đã trở thành một trong những nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới. Đây là một sự kiện đặc biệt và đánh dấu sự vươn lên của nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như nước ta.Trước đây, Việt Nam luôn phải nhập khẩu gạo, thiếu lương thực, nhưng nhờ có đường lối và chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước mà lượng xuất khẩu gạo của ta đã đạt trên 30 triệu tấn, vừa đáp ứng được nhu cầu trong nước lại vừa xuất khẩu ra thị trường thế giới góp phần thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam.
Tuy nhiên để phát triển hơn nữa trong tương lai, nhiều vấn đề đang cần được nghiên cứu và giải quyết nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo.
Đề tài “ Một số kiến nghị cho xuất khẩu gạo Việt Nam” là một đề tài rộng và khó. Với sự hiểu biết hạn chế của mình, bài viết của em chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Em mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành Thank các thầy cô giáo trong khoa Thương Mại đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này.
Phần nội dung
I- Khái niệm xuất khẩu và sự cần thiết của xuất khẩu gạo trong nền kinh tế Việt Nam.
1- Khái niệm xuất khẩu.
Xuất khẩu(export): là việc bán hàng ra nước ngoài nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Song mua bán ở đây có những nét riêng, phức tạp hơn mua bán trong nước như giao dịch với những người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn và khó kiểm soát, mua bán qua trung gian chiếm tỷ trọng lớn, đồng tiền thanh toán là ngoại tệ, hàng hoá phải chuyển qua biên giới, của khẩu của các quốc gia, phải tuân theo tập quán và thông lệ quốc tế cũng như địa phương.
Xuất khẩu là một hoạt động cơ bản của ngoại thương, là một vấn đề hết sức quan trọng của kinh doanh quốc tế, là sự phát triển tất yếu của sản xuất và lưu thông nhằm tạo ra hiệu quả kinh tế cao nhất trong mỗi nền kinh tế.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên phạm vi toàn cầu, trong tất cả các lĩnh vực... Vì vậy vai trò của xuất khẩu là rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân như tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, xây dựng nền kinh tế XHCN, cải thiện đời sống nhân dân, đẩy mạnh việc tăng ngoại tệ để tích luỹ vốn và góp phần giúp Nhà nước mở rộng quan hệ kinh tế với thế giới. Hơn nữa, xuất khẩu còn có vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp vì nó tạo điều kiện cho các doanh ngiệp có cơ hội mở rộng thị trường và quan hệ kinh doanh, có cơ hội tiếp thu và phát triển kỹ thuật công nghệ tiên tiến...phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2- Sự cần thiết của xuất khẩu gạo trong nền kinh tế Việt Nam.
Việt Nam là nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo vì vậy nó đóng vai trò rất lớn cho nền kinh tế nước ta bên cạnh những mặt hàng xuất khẩu khác.
Trước hết, xuất khẩu gạo đã tạo ra khả năng nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường thế giới. Các doanh nghiệp Việt nam có những lợi thế nhất định như mạng lưới sông ngòi khá phát triển, có hệ thống cảng biển tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá xuất khẩu. Mặt khác, chi phí cho sản xuất gạo nước ta không cao, thuế nông nghiệp lại được ưu đãi đã tạo điều kiện cho khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam. Nông dân Việt Nam lại có nhiều kinh nghiệm trong canh tác. Đó là những điều kiện thuận lợi để bảo đảm xuất khẩu gạo nước ta.
Thứ hai, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học và ứng dụng khoa học. Vấn đề đưa gạo xuất khẩu chất lượng cao, phẩm chất tốt, đặc biệt là các loại gạo đặc sản là trong những chiến lược quan trọng của Nhà nước ta. Vì vậy mà việc đưa các thành tựu khoa học và ứng dụng khoa học cũng là động lực cho sự phát triển khoa học tương lai.
Xuất khẩu gạo góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Bên cạnh đó, xuất khẩu gạo còn tạo điều kiện cho các ngành cùng có cơ hội phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm làm ổn định sản xuất. Hơn nữa, nó còn là phương tiện quan trọng tạo ra vốn, thu hút kỹ thuật công nghệ từ các nước phát triển.
Quan trọng hơn, xuất khẩu gạo còn giúp cải thiện đời sống và giải quyết việc làm. Do những năm gần đây, vấn đề thiếu lương thực đã bị xoá bỏ, nhiều cây nông sản có năng suất, chất lượng cao đã được đem xuất khẩu và ngày càng phát triển thì nó không những chỉ giải quyết việc làm trực tiếp cho nông dân mà kèm theo đó là việc làm cho người lao động ở các ngành dịch vụ, sản xuất liên quan... Ngoài ra, xuất khẩu gạo còn tạo sự ổn định tỷ giá hối đoái, cân bằng cán cân thanh toán nhờ việc thu ngoại tệ mang về từ việc trao đổi buôn bán giữa các nước trên thế giới.
II- Tình hình hoạt động xuất khẩu gạo ở Việt Nam
1- Tiềm năng và lợi thế của nước ta trong sản xuất và xuất khẩu gạo
* Điều kiện tự nhiên, khí hậu và nhân lực:
Trước hết là thuận lợi về điều kiện đất đai. Đây là tư liệu quan trọng hàng đầu của ngành nông nghiệp. Độ phì nhiêu của đất chi phối trực tiếp khả năng thâm canh và giá thành của sản phẩm. Tổng diện tích tự nhiên cả nước có trên 33,1 triệu ha trong đó đất dành để trồng lúa khoảng 8,5 triệu ha tương đương 25,7% diện tích cả nước. Đặc biệt trong đó có hai đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng rộng lớn thích hợp cho việc phát triển trồng lúa.
Về điều kiện khí hậu và tưới tiêu: Tài nguyên khí hậu đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, cung cấp nguồn năng lượng và các yếu tố khác như độ ẩm, mưa gió, nguyên tố vi lượng thiên nhiên...Nước ta lại nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa với lượng mưa lớn hàng năm khá lớn nên là điều kiện sinh thái lý tưởng cho cây lúa phát triển cũng như các loại cây khác. Bên cạnh đó, tài nguyên nước của nươc ta rất dồi dào vừa cung cấp nguồn nước đầy đủ mà còn cung cấp cả nguồn đạm tự nhiên với hệ thống tưới tiêu đầy đủ và phù hợp.
Nguồn nhân lực cũng là một yếu tố đầu vào rất quan trọng của quá trình sản xuất. Đối với nông nghiệp thì vấn đề số lượng lớn là một đòi hỏi quan trọng. Nước ta với dân số gần 80 triệu dân trong đó 70% dân số là nông nghiệp nên kinh nghiệm sản xuất là những lợi thế trong việc phát triển nông nghiệp.
*Địa lý và hải cảng:
Hầu hết khối lượng gạo trong buôn bán quốc tế từ trước tới nay đều được vận chuyển bằng đường biển. Việt Nam lại nằm ở vị trí địa lý thuận lợi có hệ thống đường biển dài, hệ thống cảng biển nói chung đều nằm gần sát đường hàng hải quốc tế đi qua các châu lục với thời gian ngắn hơn so với các nước khác.
*Các chính sách kinh tế vĩ mô:
Với một nền chính trị ổn định và những chính sách kinh tế hợp lý là điều kiện cơ bản giúp hoạt động xuất khẩu của Việt nam trong đó có xuất khẩu gạ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status