Thực trạng nghiệp vụ Bảo hiểm tai nạn hành khách tại Công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 2002- 2006 - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng nghiệp vụ Bảo hiểm tai nạn hành khách tại Công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 2002- 2006



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM TAI NẠN 3
HÀNH KHÁCH 3
I SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN VÀ TÁC DỤNG CỦA BẢO HIỂM TAI NẠN HÀNH KHÁCH 3
1.Sự cần thiết khách quan và tác dụng của Bảo hiểm tai nạn hành khách 3
2 Tác dụng của Bảo hiểm tai nạn hành khách 4
II. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TAI NẠN HÀNH KHÁCH 5
1. Đối tượng bảo hiểm: 5
2. Phạm vi bảo hiểm 6
2.1 Rủi ro được bảo hiểm: 6
2.2 Rủi ro loại trừ 6
3. cách bảo hiểm 6
4. Số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm 7
4.1 Số tiền bảo hiểm (STBH) 7
4.2 Phí bảo hiểm 7
5.Giám định và giải quyết bồi thường 10
5.1. Giám định tổn thất: 10
5.2. Bồi thường tổn thất: 10
6.Trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia 10
6.1 Trách nhiệm và quyền lợi của người được bảo hiểm 10
6.1.1 Trách nhiệm 10
6.1.2 Quyền lợi người tham gia bảo hiểm 11
6.2 Trách nhiệm và quyền lợi của Công ty bảo hiểm 12
6.2.1 Trách nhiệm 12
6.2.2 Quyền lợi 13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TAI NẠN HÀNH KHÁCH TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ NỘI 14
GIAI ĐOẠN 2002- 2006 14
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ NỘI 14
1.Sự ra đời và phát triển của Công ty bảo hiểm Hà Nội 14
2. Cơ cấu tổ chức 15
3. Kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 2002- 2006 18
II. THỰC TRẠNG KHAI THÁC NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TAI NẠN HÀNH KHÁCH TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2002- 2006 18
1.Tình hình thị trường Bảo hiểm tai nạn hành khách trên địa bàn Hà Nội 18
2. Tình hình triển khai nghiệp vụ Bảo hiểm tai nạn hành khách tại Công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 2002- 2006 20
2.1. Công tác khai thác 20
2.1.1 Quy trình khai thác nghiệp vụ Bảo hiểm tai nạn hành khách tại Công ty bảo hiểm Hà Nội 20
2.1.1.1 Nhận thông tin từ khách hàng: 24
2.1.1.2 Phân tích đánh gí rủi ro 24
2.1.1.3 Xem xét hợp đồng bảo hiểm 24
2.1.1.4 Tiến hành đàm phán và chào phí 25
2.1.1.5 Chấp nhận bảo hiểm 25
2.1.1.6 Cấp đơn thu phí 26
2.1.1.7 Theo dõi, tiếp nhận giải quyết mới 26
2.1.2 Tình hình thực hiện khai thác nghiệp vụ “Bảo hiểm tai nạn hành khách” tại Công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 2001- 2006 26
2.2 Công tác đề phòng hạn chế tổn thất 29
2.3 Công tác giám định và bồi thường tổn thất 32
2.3.1 Quy trình giám định của Công ty bảo hiểm Hà Nội 33
2.3.1.1 Nhận thông tin từ khách hàng: 34
2.3.1.2 Hướng dẫn xử lý ban đầu: 34
2.3.1.3 Tiến hành giám định 35
2.3.1.4 Lập biên bản giám định 35
2.3.1.5 Thỏa thuận và theo dõi khắc phục hậu quả 36
2.3.1.6 Gửi biên bản giám định và thu phí giám đinh 36
2.3.2 Quy trình giải quyết bồi thường 36
2.3.2.1 Tiếp nhận thông tin khiếu nại từ khách hàng 37
2.3.2.2 Theo dõi chi tạm ứng khắc phục hậu quả (Trường hợp thiệt hại lớn) 38
2.3.2.3 Kiểm tra và hoàn thiện hồ sơ 39
2.3.2.4 Tính toán, xem xét phương án giải quyết quyền lợi bảo hiểm 39
2.3.2.5 Thông báo và trả tiền bảo hiểm 40
2.3.2.6 Thống kê, lưu trữ hồ sơ 40
2.3.3.Tình hình thực hiện giám định, bồi thường nghiệpvụ “bảo hiểm tai nạn hành khách” tại công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 2002- 2006 41
2.4 Kết quả và hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ “bảo hiểm tai nạn hành khách” tại công ty Bảo hiểm Hà Nội 42
2.5 Đánh giá chung về tình hình nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn hành khách tại công ty bảo hiểm Hà Nội giai đoạn 2002- 2006 44
CHƯƠNG III: 46
KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TAI NẠN HÀNH KHÁCH TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI 46
I. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY KHI TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TAI NẠN HÀNH KHÁCH 46
1. Thuận lợi 46
2. Khó khăn 48
II. ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHỈ TIÊU KINH DOANH NĂM 2007 CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ NỘI 49
1. Biện pháp tăng cường hoạt động khai thác 49
2. Nâng cao chất lượng dịch vụ trước và sau khách hàng 50
3 Công tác tổng hợp, TCCB- đào tạo và tiền lương: 50
4. Công tác tài chính, kế toán 51
5. Công tác tin học- thống kê 51
6. Công tác hành chính- quản trị 52
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM TAI NẠN HÀNH KHÁCH TẠI CÔNG TY BẢO HIỂM HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI. 52
1. Kiến nghị với cơ quan quản lý Nhà Nước 53
1.1 Xây dựng chiến lược, quy hoạch tổng thể cho việc phát triển nghành bảo hiểm 53
1.2 Tạo dựng hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh Bảo hiểm tai nạn hành khách 54
1.3 Chỉ đạo phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan để thực hiện nghiệp vụ Bảo hiểm tai nạn hành khách 54
2. Kiến nghị đối với Công ty bảo hiểm Hà Nội 55
2.1 Giải pháp thực hiện: 56
2.1.1 Nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm 56
2.1.2 Chú trọng công tác đề phòng hạn chế tổn thất; 58
2.1.3 Công tác giám định và chi trả tiền bảo hiểm 59
2.1.4 Công tác tổ chức quản lý lao động và một số công tác khác 63
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


2005 doanh thu phí lại giảm xuống so với năm 2004 là 620 triệu đồng, tức là mức tăng trưởng ở mức âm, nguyên nhân là do năm 2005 xảy ra nhiều vụ tai nạn, trong đó nổi bật là vị tai nạn tàu E1 tại ngày 12/03/2005 tại Lăng Cô- Thừa Thiên Huế với 11 người chết và gần 100 người bị thương, tổng số tiền bồi thường cho các nạn nhân là 1.069 triệu đồng.
Năm 2006 doanh thu phí đạt 7634 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 106 triệu đồng tương ứng với 14, 97 % doanh thu của nghiệp vụ này lấy được cân bằng nhưng mức tăng trưởng chưa đạt mức cao.
Nghiệp vụ Bảo hiểm tai nạn hành khách tại Công ty bảo hiểm Hà Nội triển khai cho tất cả các phương tiện giao thông (giao thông đường hàng không, đường thủy, đường sắt, đường bộ…) nhưng doanh thu phí khai thác được chủ yếu ở nghành đường sắt vì hầu hết tất cả hành khách khi đi tàu đều mua vé tại ga với phí bảo hiểm đã tính kèm vào giá vé, điều này cho thấy sự phối hợp rất tốt giữa Bảo Việt và ngành đường sắt trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo hiểm này. Đường bộ và đương thủy cũng có khai thác được nhưng doanh thu phí thu được không đáng kể, riêng đường hàng không thì Bảo Việt vẫn chưa khai thác được, cụ thể về cơ cấu doanh thu giữa các loại hình này trong giai đoạn 2002- 2006 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng5: Cơ cấu doanh thu Bảo hiểm tai nạn hành khách tại Công ty bảo hiểm Hà Nội
Năm
BH
TNHK
2002
2003
2004
2005
2006
Doanh thu phí (Triệu đồng)
Cơ cấu
(%)
Doanh thu phí (Triệu đồng)
Cơ cấu (%)
Doanh thu phí (Triệu đồng
Cơ cấu (%)
Doanh thu phí (Triệu đồng
Cơ cấu (%)
Doanh thu phí (Triệu đồng
Cơ cấu (%)
Đường sắt
2734
80
3947
80
6299
88
5884
90
6947
91
Đường bộ
574
16
839
17
716
10
523
8
534
7
Đường thủy
136
4
148
3
143
2
131
2
153
2
Đường hàng không
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
( Nguồn : Công ty bảo hiểm Hà Nội )
Qua bảng trên ta thấy thị trường bảo hiểm tai nạn hành khách còn rất tiềm năng: Trong cơ cấu doanh thu phí đã khai thác được thì Bảo hiểm tai nạn hành khách đường sắt chiếm tỷ trọng chủ yếu (chiếm từ 80 % đến 91% tổng doanh thu phí), Bảo hiểm tai nạn hành khách đường bộ và đường thủy tuy đã có khai thác được nhưng doanh thu phí thu được không đáng kể, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu phí ( doanh thu phí khai thác được ở đường bộ chỉ chiếm từ 7% đến 17% tổng doanh thu, ở đường thủy chiếm khoảng từ 2% đến 4% tổng doanh thu), đặc biệt Bảo hiểm tai nạn hành khách hàng không thì chưa khai thác được một hợp đồng nào phần lớn hợp đồng này do Bảo Minh nắm giữ. Vì vậy Công ty nên tiếp tục đẩy mạnh khai thác bằng nhiều biện pháp để tăng cường ý thức và hiểu biết của người dân về loại hình bảo hiểm này
2.2 Công tác đề phòng hạn chế tổn thất
Đề phòng hạn chế tổn thất là những hoạt động cụ thể của con người nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những rủi ro tổn thất có thể xảy ra gây thiệt hại tới đối tượng bảo hiểm. Làm tốt công tác này vừa giúp cho người tham gia ngăn ngừa, hạn chế được những thiệt hại xảy ra cũng đồng thời giúp cho nhà bảo hiểm giảm được chi phí bồi thường chi trả bảo hiểm. Đối với nghiệp vụ bảo hiểm tai nạn hành khách công tác đề phòng hạn chế tổn thất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng kể cả về kinh tế- chính trị- xã hội. Do vậy nó thu hút được sự quan tâm không chỉ riêng người tham gia bảo hiểm, nhà bảo hiểm mà là cả toàn xã hội. Nhận thức rõ điều này hàng năm Bảo Việt Hà Nội đã trích doanh thu phí bảo hiểm chung để hình thành nên quỹ đề phòng và hạn chế tổn thất. Điều này nhắc nhở trách nhiệm của các bên tham gia bảo hiểm ý thức đề phòng rủi ro, hạn chế tổn thất. Còn đối với Bảo Việt Hà Nội đây là điều đương nhiên vì nghề kinh doanh bảo hiểm là nghề kinh doanh rủi ro nên nhà bảo hiểm phải tìm cách giảm thiểu rủi ro, tổn thất cho người tham gia đồng thời cũng là giảm chi phí kinh doanh cho mình. Làm tốt công tác này không những là hoàn thành công tác nghiệp vụ kinh doanh mà còn giáo dục ý thức cho người tham gia nói riêng và toàn xã hội nói chung
Trong quá trình thực hiện công tác này, Bảo Việt Hà Nội còn gặp một số khó khăn và thuận lợi sau.
* Thuận lợi:
Các Công ty bảo hiểm nói chung và Bảo Việt Hà Nội nói riêng đều có thể lợi dụng được tác dụng của các thiết bị an toàn xá hội như: Các thiết bị bảo hộ lao động, biển báo giao thông ở khu vực nguy hiểm.Các thiết bị này có tác dụng làm giảm tỷ lệ tai nạn và mức độ nghiêm trọng của mọi loại rủi ro. Như vậy nó gián tiếp mang lại lợi ích cho các Công ty bảo hiểm mà không cần mất chi phí. Chi phí này do các cơ quan nhà nước có chức năng như: Bộ Lao động thương binh và xã hội, Bộ y tế, Bộ giao thông vận tải, Bộ công an…
Bên cạnh đó các cơ quan nhà nước cũng cung cấp những kiến thức và biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất cho các Công ty bảo hiểm. Mặt khác nhà nước cũng thường xuyên tuyên truyền giáo dục người dân các biện pháp để tự bảo vệ mình như khi ngồi trên xe không nên cho đầu ra ngoài, tay…
Bất kỳ ai cũng vậy, không bao giờ muốn rủi ro xảy ra với mình cho nên họ luôn có ý thức tự bảo vệ mình trước những rủi ro có thể xảy ra. Điều này góp phần đáng kể trong công tác đề phòng, hạn chế rủi ro tổn thất cho nhà bảo hiểm.
* Khó khăn:
Điều kiện kinh tế xã hội nước ta còn khó khăn cho nên cơ sở hạ tầng yếu kém, thiếu đồng bộ. Mặc dù đã được nâng cấp nhiều nhưng mật độ phương tiện giao thông tăng rất nhanh, thêm vào đó là ý thức chấp hành luật lệ giao thông, sự hiểu biết của nhiều chủ phương tiện còn yếu kém cho nên khả năng xảy ra tai nạn giao thông là rất cao. Điều này làm cho công tác đề phòng hạn chế tổn thất trở nên khó khăn hơn bao giờ hết nhất là khi Công ty lại hoạt động trên địa bàn Hà Nội – nơi tập trung đông đảo dân cư với mật độ tham gia giao thông dày đặc.
* Để đánh giá cụ thể hơn hiệu qua công tác khai thác đề phòng hạn chế tổn thất của Công ty bảo hiểm Hà Nội chúng ta phân tích bảng sau:
Bảng 6 : Chi đề phòng hạn chế tổn thất tại Công ty bảo hiểm Hà Nội
giai đoạn2002- 2006
Chỉ tiêu Năm
2002
2003
2004
2005
2006
Doanh thu phí (Triệu đồng)
3417
4934
7158
6538
7634
Số vụ đã giải quyết bồi thường (vụ)
10
16
28
190
26
Số tiền bồi thường trong kỳ(Triệu đồng)
461
811
1211
1580
1145
Chi ĐP và HCTT (triệu đồng)
1025
1234
2147
1961
2137
Tỷ lệ bồi thường (%)
13,49
16,44
16,92
25,67
15,3
( Nguồn : Công ty bảo hiểm Hà Nội )
Qua bảng số liệu cho thấy:
Tổng chi ĐP và HCTT qua 5 năm có xu hướng tăng. Năm 2002, chi ĐP và HCTT là 1025 triệu đồng, sang năm 2003 tăng lên là 1234 triệu đồng, tăng lên 209 triệu đồng nhưng số vụ tai nạn xảy ra cũng tăng lên 6 vụ, số tiền bồi thường tăng lên 350 triệu đồng, tương ứng tỷ lệ bồi thường tăng lên 2,95% cho thấy công tác ĐP và HCTT là chưa được hiệu quả.
Giai đoạn năm 2002- 2003 doanh thu phí tăng lên, chi ĐP và HCTT tiếp tục tăng tỷ lệ bồi thường tuy có tăng nhưng không đáng kể. Giai đoạn năm 2004- 2005, doanh thu phí giảm từ 7158 triệu đồng xuống còn 6538 triệu đồng, chi ĐP và HCTT có sự giảm nhẹ nhưng tỷ lệ bồi thường lại tăng lên rõ rệt. Điều này được g...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status