Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam và tình hình cổ phần hóa thực tế ở công ty cổ phần sứ Bát Tràng - pdf 24

Download miễn phí Tiểu luận Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam và tình hình cổ phần hóa thực tế ở công ty cổ phần sứ Bát Tràng



MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Nội dung 2
I . Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước . 2
1 . Một số khái niệm và quy định của Nhà nước về cổ phần hóa . 2
2 . Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam . 5
II . Các biện pháp cần làm để đẩy mạnh cổ phần hóa ở Việt nam hiện nay
III . Tình hình thực tế cổ phần hóa ở công ty cổ phần sứ Bát Tràng
Kết luận . 12
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Lời mở đầu
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nứơc là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm huy động vốn của công nhân viên chức trong doanh nghiệp và các tổ chức các nhân khác để đầu tư đổi mới doanh nghiệp nhà nước đồng thời tạo điều kiện để những người góp vốn và công nhân viên chức trong doanh nghiệp nâng cao vai trò làm chủ, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp Nhà nước kinh doanh có hiệu quả. Đó là một xu hướng tất yếu và cần thiết của một nền kinh tế mới. Để thực hiện được điều đó thì quả là không dễ dàng, vì vậy cần có những bước đi đúng đắn dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nuớc làm động lực thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển . Qua tình hình thực tế và được sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Văn Thảo em mạnh dạn chọn đề tài Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt nam và tình hình cổ phần hóa thực tế ở công ty cổ phần sứ Bát Tràng .
Do sự hiểu biết của em còn hạn chế em không thể tránh khoi những thiếu sót vậy em mong quý thầy cô xem xét cho em để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Nội dung
I . Một số khái niệm và quy định của Nhà nước về cổ phần hóa
Thế nào là cổ phần hóa doanh nghiệp ?
Cổ phần hóa doanh nghiệp là việc các doanh nghiệp nhà nước chuyển thành công ty cổ phần. Hay cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là làm thay đổi quyền sở hữu và cách quản lý doanh nghiệp nhằm đa dạng hóa các loại hình doanh nghiệp và khẳng định sức mạnh của doanh nghiệp nhà nước đối với nền kinh tế của đất nước .
Công ty cổ phần là Công ty trong đó:
- Số thành viên gọi là cổ đông mà Công ty phải có trong suốt thời gian hoạt động ít nhất là bẩy.
Vốn điều lệ của Công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Giá trị mỗi cổ phần gọi là mệnh giá cổ phiếu. Mỗi cổ đông có thể mua một hay nhiều cổ phiếu.
- Cổ phiếu được phát hành có thể ghi tên hay không ghi tên. Cổ phiếu của sáng lập viên, của thành viên hội đồng quản trị phải là những cổ phiếu có ghi tên.
Cổ phiếu không ghi tên được tự do chuyển nhượng. Cổ phiếu có ghi tên chỉ được chuyển nhượng nếu được sự đồng ý của hội đồng quản trị. Công ty cổ phần được tự do đặt tên. Trên bảng hiệu, hoá đơn quảng cáo, báo cáo, tài liệu, giấy tờ giao dịch khác của Công ty đều phải ghi tên Công ty kèm theo các chữ "Công ty cổ phần" và vốn điều lệ Công ty
Cơ quan có quyền quyết định cho cổ phần hóa doanh nghiệp .
Các Bộ , cơ quan ngang Bộ , cơ quan thuộc chính phủ , UBND trực thuộc Trung ương , Hội đồng quản trị thuộc các tổng công ty Nhà nước do thủ tướng chính phủ quyết định thành số 91 – TTg .
Doanh nghiệp Nhà nước được cổ phần hóa phải có đủ các điều kiện .
Theo quy định tại điều 7 Nghị định 28 CP
Doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ( trừ doanh nghiệp cổ phần hóa theo hình thức quy định tại điểm 1 điều 9 của Nghị định 28 /CP
+ Không thuộc diện những doanh nghiệp cần thiết giữ 100% vốn đầu tư của Nhà nước .
+ Có phương án kinh doanh hiệu quả .
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước được tiến hành theo các hình thức .
+ Giữ nguyên giá trị hiện có của doanh nghiệp phát hành cổ phiếu theo quy định nhằm thu hút thêm vốn để phát triển doanh nghiệp
+ Bán một phần hiện có của giá trị doanh nghiệp
+ Tách một bộ phận của doanh nghiệp đủ đieu kiện để cổ phần hóa .
Người có quyền mua cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa
+ Các tổ chức có tư cách pháp nhân .
+ Các tổ chức xã hội được pháp luật công nhận .
+Công dân Việt nam từ 18 tuổi trở lên .
+ Việc bán cổ phiếu cho các tổ chức cá nhân nước ngoài theo quy định riêng của chính phủ . Cổ phiếu được bán công khai tại doanh nghiệp cổ phần hóa hay bán thông qua các Ngân hàng Thương mại và các công ty tài chính được chỉ định .
Loại doanh nghiệp nhà nước hiện có , chưa tiến hành cổ phần hóa .
+ Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích quy định tại điều 1 Nghị định số 56 _ CP Ngày 2-10 –1996 của chính phủ .
+ Trường hợp cổ phần hóa những doanh nghiệp thuộc loại này có mức vốn Nhà nước trên 10 tỷ đồng phải được Thủ tướng Chính phủ cho phép . Nếu có mức vốn Nhà nước từ 10 tỷ đồng trở xuống thì do Bộ trưởng , Chủ tịch UBND tỉnh , TP trực thuộc Trung ương quyết định .
+ Những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm , cung ứng dịch vụ Nhà nước độc quyền kinh doanh : Vật liệu nổ , hóa chất độc , chất phóng xạ . in tiền , và các chứng chỉ có giá , mạng trục thông tin quốc gia và quốc tế .
Loại doanh nghiệp nhà nước cần nắm cổ phần chi phối , cổ phần đặc biệt khi tiến hành cổ phần hóa .
+ Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích trên 10 tỷ đồng .
II . Quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp doanh nghiệp nhà nước .
Kể từ quyết định 217/ HBBT ngày 14/2/1987 của Hội đồng Bộ trưởng chủ truơng cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta mới được giao cho Bộ tài chính nghiên cứu và tổ chức làm thí điểm . Tuy nhiên phải đến quyết định 143 / HDBTngày 10/3/1990 thì cấn đề cổ phần hóa được nói rõ hơn về mục đích và cách làm , nhưng trên thực tế điều chúng ta cần chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể , nên chỉ có một số doanh nghiệp nhà nước tiến hành cổ phần hóa song không đem lại kết quả khả quan . Đây là giai đoạn mà nhiều người cho rằng cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước là việc làm không tưởng . Phải đến quyết định 202 – CP ngày 8-6 –1992 của chủ tịch hội đồng Bộ trưởng kèm theo đề án thí điểm chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần thì chủ truơng cổ phần hóa mới đi được vào thực tế mở đầu cho thời kỳ đầy mạnh công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước ỏ Việt nam Quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước có thể chia thành 3 giai đoạn :
Giai đoạn thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ( từ tháng 6- 1992 đến 4 – 1996 ) .
Trong hơn 3 năm triển khai Quyết định 202 – CT của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng ngày 8-6-1992 về chính sách thí điểm cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và Quyết định 203 –CT ngày 8-6-1992 chỉ định 7 doanh nghiệp Nhà nước đưa ra thí điểm do Chính phủ trực tiếp chỉ đạo , có 5 doanh nghiệp được cổ phần hóa . Cả 5 đơn vị này đều nằm trong khu trọng điểm kinh tế miền Nam Các doanh nghiệp này đều thuộc loại nhỏ và mang tính tự nguyện thực hiện thí điểm . Chính phủ đã đúc rút ra được những kinh nghiêm quý báu từ thực tiễn ở giai đoạn này để hoàn thiện cơ sở pháp lý cho các giai đoạn tiếp theo .
Giai đoạn mở rộng thí điểm cổ phần hóa ( từ tháng 6 – 1996 đến tháng 6 năm 1998 )
Đây là thời kỳ triển khai mở rộng cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước theo Nghị định 28/ cp ngày 7- 5 - 1996 của Chính phủ về việc chuyển một số doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần. Thời kỳ này đã hoàn thành cổ phần hóa 33 doanh nghiệp Nhà nước. Ban chỉ đạo cổ phần hóa đựơc ra đời ở trung ương theo quyết định 548 /TTG của Thủ tướng chính phủ . Đồng thời Thủ tướng giao nhiệm vụ cho các Bộ, địa phương hướng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status