Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2006 -2010 - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Một số giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp giai đoạn 2006 -2010



 
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I 3
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ KINH NGHIỆM CÁC NƯỚC TRONG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 3
1. Một số khái niệm cơ bản 3
1.1. Khái niệm về đầu tư 3
1.2. Khái niệm về đầu tư nước ngoài 4
2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 6
2.1. Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 6
2.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài 8
2.3. Các nhân tố chi phối đầu tư trực tiếp nước ngoài 11
2.4. Các lợi ích thu được từ đầu tư trực tiếp nước ngoài 12
3. Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Đảng và Nhà nước ta 15
3.1. Những điểm mạnh 16
3.2. Những điểm yếu 17
3.3. Những cơ hội 18
3.4. Những nguy cơ 18
Hình 2 : Đánh giá tính cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam 19
II. VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP 20
1. Vai trò và đặc điểm của ngành nông – lâm – ngư nghiệp 20
1.1. Vai trò của ngành 20
1.2. Đặc điểm của ngành 21
2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển nông – lâm – ngư nghiệp 23
III. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG THU HÚT FDI VÀO LĨNH VỰC NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP 25
1. Các quy định về khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp 25
1.1. Ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp 25
1.2. Ưu đãi về thuế nhập khẩu 25
2. Các quy định về cấm, hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp 26
2.1. Trung Quốc 26
2.2. Thái Lan 26
2.3. Malayxia 27
3. Bài học cho Việt Nam 27
CHƯƠNG II 29
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 29
I. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRONG CẢ NƯỚC 29
1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua (1988 - quý I/2006) 29
II. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001 - 2005 31
1. Mặt tích cực 31
2. Mặt hạn chế 33
III. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP 34
1. Chính sách thu hút FDI và các cam kết quốc tế của Việt Nam 34
1.1. Chính sách thu hút FDI 34
Thuế suất thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 34
Ưu đãi về thuế nhập khẩu 36
1.2. Các cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp 36
2. Tình hình thu hút FDI trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp 37
2.1. Tình hình chung 37
2.2. Có cấu thu hút FDI 38
2.2.1. Cơ cấu thu hút đầu tư theo ngành 38
2.2.2. Cơ cấu hình thức đầu tư 47
2.2.3. Cơ cấu đối tác đầu tư 47
2.2.4. Cơ cấu đầu tư theo địa phương 47
IV. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG - LÂM – NGƯ NGHIỆP 49
1. Những thành tựu 49
2. Những mặt hạn chế 51
3. Nguyên nhân chủ yếu 54
CHƯƠNG II 57
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2006 -2010 57
I. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ 57
1. Bối cảnh quốc tế 57
2. Bối cảnh trong nước 58
II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CƠ BẢN VÀ ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT FDI TRONG NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 59
1. Một số chỉ tiêu cơ bản 59
2. Định hướng đầu tư 61
III. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG, LÂM, NGƯ NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 61
1. Quan điểm 61
2. Giải pháp thu hút FDI trong nông, lâm, ngư nghiệp 62
2.1. Nâng cao hiệu quả và chất lượng công tác quy hoạch phát triển ngành 63
2.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp 63
2.3. Nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với đầu tư nước ngoài 64
2.4. Đa dạng hoá các hình thức đầu tư 64
2.5. Đổi mới và đẩy mạnh công tác vận động xúc tiến đầu tư 65
KẾT LUẬN 66
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ịnh khác nhau, nhưng thường phổ biến từ 10% đến 35%. Ngoài ra, nhiều nước còn áp dụng miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực mới (Pioneer Project) hay mở rộng.
1.2. Ưu đãi về thuế nhập khẩu
- Một trong các biện pháp khuyến khích đầu tư được các nước trong khu vực áp dụng đó là ưu đãi về miễn, giảm thuế nhập khẩu. Ngoài yêu cầu hàng hoá nhập khẩu phải thuộc vốn đầu tư và trực tiếp sử dụng cho dự án, việc miễn giảm thuế nhập khẩu thường được xem xét trên cơ sở một số điều kiện nhất định khác.
Ví dụ : Thái Lan chỉ miễn hay giảm 50% thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu để thực hiện dự án được Cơ quan quản lý đầu tư (BOI) công nhận là dự án khuyến khích đầu tư.
- Hầu hết các nước trong khu vực đều miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên, vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.
Ví dụ : Ở Thái Lan, đối với các dự án đầu tư vào các địa bàn đặc biệt khuyến khích đầu tư và xuất khẩu ít nhất 30% sản phẩm, thì được miễn thuế nhập khẩu nguyên vật liệu thiết yếu trong 5 năm.
Còn ở Malayxia, theo quy định của luật pháp Malayxia, thì nguyên vật liệu có thuế suất thuế nhập khẩu dưới 3% thì không được miễn thuế.
- Hầu hết các nước chỉ áp dụng miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc thiết bị sử dụng trực tiếp trong dây chuyền sản xuất, thuộc loại trong nước chưa sản xuất được hay chưa đáp ứng được yêu cầu (về số lượng, chất lượng và giá cả).
2. Các quy định về cấm, hạn chế đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp
Mặc dù có nhiều biện pháp nhằm thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp nói chung, nhưng các nước vẫn áp dụng một số quy định cấm hay hạn chế nhất định nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo hộ cho sản nông nghiệp trong nước, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, …
2.1. Trung Quốc
Ở Trung Quốc chủ yếu là hạn chế theo hình thức đầu tư (liên doanh, cổ phần hay hợp tác liên doanh); đối với các dự án : trồng các sản phẩm gia truyền của Trung Quốc, phát triển và sản xuất ngũ cốc (có cả khoai tây), bông và cây lấy dầu bị hạn chế tỷ lệ sở hữu nước ngoài (không được chiếm đa số).
Ngoài ra, đối với các dự án đầu tư không có tác động tích cực đến việc tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hay gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái thì Trung Quốc không cấp phép đầu tư nước ngoài.
2.2. Thái Lan
Ở Thái Lan, nhà đầu tư nước ngoài không được đa số cổ phần trong một số dự án nhất định : trồng lúa, trồng trọt hay làm vườn; trồng rừng và chế biến gỗ từ rừng tự nhiên; chiết xuất tư thảo mộc của Thái Lan; sản xuất đường từ mía; khai thác muối (kể cả khai thác muối dưới lòng đất); sản xuất đồ gỗ, đồ nội thất; chăn nuôi gia súc; đánh bắt hải sản trong vùng nước thuộc lãnh thổ Thái Lan; khai thác muối mỏ (trừ khi được Cơ quan quản lý đầu tư BOI cho phép).
Ngoài ra, luật pháp Thái Lan cũng quy định một số ngành nghề chưa sẵn sàng hợp tác với nước ngoài : Đánh bắt thuỷ sản; sản xuất bột mỳ; trồng và khai thác rừng.
2.3. Malayxia
Luật pháp Malayxia quy định một số dự án không được phép đầu tư nước ngoài hay chỉ được cấp phép với các điều kiện :
Phát triển nguồn nguyên liệu trong nước
hay thực hiện tại một địa bàn nhất định
hay phải xuất khẩu từ 80% sản phẩm trở nên
Những dự án này bao gồm : sản xuất dứa đóng hộp; tinh chế dầu cọ; thuốc lá điếu và thuốc lá sợi; gỗ tấm, gỗ xây dựng và gỗ dán; ép dầu cọ.
Ngoài ra, đối với các dự án tinh chế đường Malayxia hoàn toàn không cấp phép đầu tư nước ngoài. Một số ngành tuy có cấp phép nhưng có sự hạn chế, như : tinh chế dầu cọ (tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài tối đa là 60%); nước chấm và đồ gia vị; bao bì giấy; mỳ sợi chế biến từ gạo.
3. Bài học cho Việt Nam
Nền nông nghiệp Việt Nam vẫn là một nền nông nghiệp lạc hậu, đầu tư trực tiếp nước lại có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển nông nghiệp, vì thế nên việc tăng cường thu hút FDI vào lĩnh vực nông nghiệp là tất yếu khách quan.
Đề khuyến khích FDI vào lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách khuyến khích và ưu đãi dành cho các dự án đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp. Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực, các điều kiện ưu đãi hay miễn giảm thuế ở Việt Nam còn tương đối chặt chẽ hơn. Chế độ miễn giảm thuế theo luật mới khá phức tạp. Bên cạnh đấy, việc miễn giảm thuế thu nhập đối với các dự án đầu tư vào các lĩnh vực mới hay mở rộng vẫn chưa được áp dụng ở Việt Nam. Chính điều này đã hạn chế phần nào số lượng các dự án đầu tư vào Việt Nam.
Thủ tục hành chính ở Việt Nam khá phức tạp, chính điều này đã gây lên tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư khi có ý định đầu tư vào Việt Nam. Vì thế, cần đưa ra các giải pháp nhằm cải tạo các thủ tục hành chính, làm cho thủ tục hành chính ở Việt Nam ở nên đơn giản và dễ hiểu hơn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Song, mặc dù nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp là rất lớn, nhưng chúng ta không nên huy động vốn đầu tư nước ngoài một cách ồ ạt. Đối với các dự án có nguy ảnh hưởng không tốt đến an ninh chính trị quốc gia, đến môi trường sinh thái, đến truyền thống văn hoá dân tộc, hay các dự án đầu tư trong những lĩnh vực sản xuất cần bảo hộ, … chúng ta cần có các quy định cấm hay hạn chế đầu tư nước ngoài.
Nói tóm lại, FDI có ý nghĩa và vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của toàn nền kinh tế nói chung, và đối với sự phát triển của nông nghiệp nói riêng. Vì thế việc đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt vào trong lĩnh vực nông – lâm – ngư nghiệp là hoàn toàn cần thiết, và là tất yếu khách quan.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
I. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI TRONG CẢ NƯỚC
1. Khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua (1988 - quý I/2006)
Năm 1987, Việt Nam ban hành Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên và bắt đầu thực hiện các chính sách đổi mới. Sau gần 20 năm thực hiện, Việt Nam trở thành một trong những nước có nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á. Theo Cục đầu tư nước ngoài, tính đến ngày 20/12/2005, cả nước có khoảng 7000 dự án đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép đầu tư, với tổng vốn đăng ký vào khoảng 62,7 tỷ USD. Trong đó, trừ các dự án đã hết hạn hợp đồng hay giải thể trước thời hạn, cả nước có 5918 dự án còn hiệu lực(*) Vốn còn hiệu lực = Vốn cấp mới + Tăng vốn - Vốn hết hạn - Vốn giải thể
*) với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 50,5 tỷ USD. Tổng vốn thực hiện từ 1988 đến hết năm 2005 là gần 27 tỷ USD (chỉ tính đối với các dự án còn hiệu lực).
Như vậy, tính bình quân mỗi năm có khoảng trên 400 dự án được cấp giấy phép đầu tư, với mức vốn đăng ký mới đạt trên 3,6 tỷ USD. Tuy nhiên, có thể thấy cường độ t...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status