Kênh phân phối các dịch vụ bảo hiểm tại công ty bảo hiểm xăng dầu PJICO - pdf 24

Link tải miễn phí luận văn
MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Nội dung 2
Chương I: Một số vấn đề lý luận về kênh phân phối sản phẩm Bảo hiểm 2
I. Khái quát chung về kênh phân phối: 2
1.Khái niệm về kênh phân phối: 2
2. Vai trò của trung gian thương mại – thành viên kênh: 3
3. Chức năng của các thành viên của kênh phân phối: 4
II. Phân loại các kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm 5
1. Hệ thống đại lý chuyên nghiệp: 6
2. Các mạng lưới phân phối kết hợp(Hệ thống phân phối bán hàng tại điểm) 6
3. Các văn phòng bán bảo hiểm: 6
4. Môi giới : 6
5. Các hệ thống phân phối khác: 7
III. Các căn cứ để lựa chọn và quản lý kênh phân phối: 7
1. Các căn cứ để lựa chọn kênh phân phối : 7
2. Quản lý kênh phân phối: 11
IV. Vai trò của đại lý trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm 13
1. Khái niệm, phân loại và vai trò của đại lý bảo hiểm: 13
2.Nhiệm vụ và trách nhiệm của đại lý bảo hiểm: 16
3. Quản lý mạng lưới đại lý bảo hiểm 21
4. Vấn đề xung đột theo chiều dọc và theo chiều ngang giữa các thành viên trong kênh phân phối: 29

Chương II: Thực trạng kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm ở công ty PJICO hiện nay 31
I. Sự ra đời và phát triển của công ty bảo hiểm PJICO 31
II. Kết quả kinh doanh của PJICO trong các năm qua 32
III. Thực trạng các kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm của công ty PJICO hiện nay: 36
Chương III.Một số giải pháp hoàn thiện kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm tại PJICO 39
I.Phân tích những khó khăn và thuận lợi đối với công ty PJICO 39
1.1. Những thuận lợi 39
1.2. Những khó khăn 41
II. Chiến lược phát triển và chiến lược Marketing của PJICO 42
2.1. Chiến lược phát triển của PJICO Định hướng phát triển đến 2010 42
2.2.Chiến lược Marketing của PJICO 45
2. Môi giới: 55
3. Tổ chức kênh bán bảo hiểm qua ngân hàng ở Việt Nam: 56
Kết Luận 58

Lời nói đầu
Trong công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước, các ngành, các lĩnh vực hoạt động đều có đóng góp nhất định đồng thời luôn tự cải tiến để vươn tới sự hoàn thiện.
Bên cạnh các ngành khác, bảo hiểm có một ví trí vô cùng quan trọng. Vai trò của bảo hiểm không chỉ thể hiện trong từng gia đình và đối với từng cá nhân trong việc góp phần ổn định cuộc sống, giảm bớt khó khăn về tài chính khi gặp phải rủi ro, mà còn thể hiện rõ trên phạm vi toàn xã hội. Trên phạm vi xã hội, bảo hiểm góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài, huy động vốn trong nước từ những nguồn tiền mặt nhàn rỗi nằm trong dân cư. Nguồn vốn này không chỉ có tác dụng đầu tư dài hạn mà còn góp phần thực hành tiết kiệm, chống lạm phát và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Nhưng để bảo hiểm phát huy vai trò to lớn của mình như vậy thì đòi hỏi phải tiến hành tôt một trong ba khâu quan trọng của quá trình triển khai một nghiệp vụ bảo hiểm - đó chính là khâu khai thác. Trong phạm vi bài viết này, em chỉ đề cập đến một vấn đề trong khâu khai thác. Đó là "Kênh phân phối các dịch vụ bảo hiểm tại công ty bảo hiểm xăng dầu PJICO ”. Hy vọng bài viết sẽ có chút ít giá trị và đóng góp một phần nào đó vào việc phát triển và mở rộng các kênh phân phối sản phẩm bảo hiểm của PJICO hiện nay.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng chắc chắn bài viết này không tránh khỏi những thiếu xót vì vậy em rất mong sự thông cảm và giúp đỡ của các thầy, các cô.
Cuối cùng em xin chân thành Thank thầy giáo GS.TS Trần Minh Đạo và cô giáo THS Trần Việt Hà – Người đã hướng dẫn em thực hiện đề tài này !


Nội dung
Chương I: Một số vấn đề lý luận về kênh phân phối sản
phẩm Bảo hiểm
I. Khái quát chung về kênh phân phối:
1.Khái niệm về kênh phân phối:
Kênh phân phối là 1 tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau, tham gia vào quá trình đưa hàng hoá từ người sản xuất tới người tiêu dùng . Nói cách khác, đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hay dịch vụ sẵn sàng để người tiêu dùng hay người sử dụng công nghiệp có thể mua và sử dụng. Các kênh phân phối tạo nên dòng chảy hàng hoá từ người sản xuất qua hay không qua các trung gian tới người mua cuối cùng. Tất cả những người tham gia vào kênh phân phối được gọi là các thành viên của kênh. Các trung gian thương mại nằm giữa người sản xuất và người tiêu dùng cuối cùng là thành viên quan trọng trong nhiều kênh phân phối.
Có nhiều trung gian thương mại tham gia vào kênh phân phối và thực hiện các chức năng khác nhau. Dưới đây là một số loại trung gian thương mại chủ yếu sau:
 Nhà bán buôn: là những trung gian bán hàng hoá và dịch vụ cho những trung gian khác, cho nhà bán lẻ hay những nhà sử dụng công nghiệp.
 Nhà bán lẻ: là những trung gian bán hàng hoá và dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
 đại lý và môi giới: là những nhà trung gian có quyền hành động hợp pháp thay mặt cho nhà sản xuất.
 Nhà phân phối: dùng để chỉ những trung gian thực hiện các chức năng phân phối trên thị trường công nghiệp. Đôi khi người ta cũng dùng để chỉ nhà bán buôn.
Một số trung gian thương mại mua hàng hoá từ người bán, dự trữ chúng và bán lại cho người mua. Những trung gian khác như đại lý, môi giới thay mặt cho người bán nhưng không sở hữu sản phẩm mà vai trò của họ là đưa người mua và người bán lại với nhau. Tầm quan trọng của các trung gian thể hiện rõ khi người ta xem xét các chức năng của họ và những lợi ích họ tạo ra cho người mua cuối cùng.
2. Vai trò của trung gian thương mại – thành viên kênh:
Nhà sản xuất sử dụng các trung gian thương mại trong kênh phân phối vì họ nhận thấy các trung gian bán hàng hoá và dịch vụ có hiệu quả hơn do tối thiểu hoá số lần tiếp xúc bán cần thiết để thoả mãn thị trường mục tiêu. Nhờ quan hệ tiếp xúc, kinh nghiệm, việc chuyên môn hoá, quy mô hoạt động mà những người trung gian sẽ mang lại cho nhà sản xuất nhiều lợi ích hơn so với khi họ tự làm lấy. Vai trò chính của các trung gian thương mại là làm cho cung và cầu phù hợp một cách trật tự và hiệu quả.Trong một số trường hợp, nhà sản xuất có thể phân phối trực tiếp nhưng phần lớn sản phẩm cần phân phối qua nhiều trung gian thương mại theo nguyên tắc chuyên môn hoá và phân công lao động xã hội.
Kênh phân phối là con đường mà hàng hoá được lưu thông từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Nhờ có mạng lưới kênh phân phối mà doanh nghiệp có thể khắc phục được những khác biệt về thời gian, địa điểm và quyền sở hữu giữa người sản xuất với những người tiêu dùng các hàng hoá và dịch vụ.


K4F3dk8lvGQs40l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status