Hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Điện Lực Thanh Hoá - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác hạch toán nguyên vật liệu, công cụ công cụ tại Điện Lực Thanh Hoá



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN LỰC THANH HOÁ 3
1.1/ Quá trình hình thành và phát triển của Điện Lực Thanh Hoá 3
1.1.1/ Quá trình hình thành và phát triển 3
1.1.2/ Một số chỉ tiêu tài chính tổng quát 5
1.2/ Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh 6
1.2.1/ Chức năng, nhiệm vụ chính của đơn vị 6
1.2.2/ Ngành nghề kinh doanh 7
1.3/ Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 8
1.3.1/ Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý 8
1.3.2.1/ Các đơn vị tổ chức sản xuất 9
1.3.2.2/ Các phòng ban chức năng: 9
1.4/ Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán 12
1.4.1/ Tổ chức bộ máy kế toán 12
1.4.1.1/ Sơ đồ bộ máy kế toán 12
1.4.1.2/ Phân công lao động kế toán 13
1.4.2/ Tổ chức công tác kế toán 16
1.4.2.1/ Chính sách kế toán chung 16
1.4.2.2/ Áp dụng chế độ kế toán tại đơn vị 16
1.4.2.2.1/ Đặc điểm tổ chức chứng từ kế toán 16
1.4.2.2.2/ Đặc điểm tổ chức hệ thống tài khoản kế toán 17
1.4.2.2.3/ Đặc điểm tổ chức sổ kế toán 17
1.4.2.2.4/ Đặc điểm tổ chức báo cáo kế toán 19
 
PHẦN II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TẠI ĐIỆN LỰC THANH HOÁ 21
2.1/ Đặc điểm và quản lý nguyên vật liệu, công cụ công cụ tại Điện Lực Thanh Hoá 21
2.1.1/ Đặc điểm NVL, CCDC và yêu cẩu quản lý tại Điện Lực Thanh Hoá 21
2.1.2/ Tổ chức quản lý NVL, CCDC tại Điện Lực Thanh Hoá 24
2.2/ Công tác đánh giá NVL, CCDC tại Điện Lực Thanh Hoá 26
2.3/ Kế toán NVL, CCDC tại Điện Lực Thanh Hoá 28
2.3.1/ Chứng từ kế toán sử dụng và thủ tục nhập xuất kho, kiểm kê NVL, CCDC 28
2.3.2/ Kế toán chi tiết NVL, CCDC 37
2.3.3/ Kế toán tổng hợp NVL, CCDC 42
2.3.3.1/ Tài khoản sử dụng 42
2.3.3.2/ Kế toán tổng hợp nhập NVL, CCDC 43
2.3.3.3/ Kế toán tổng hợp xuất NVL, CCDC 54
2.3.4/ Đánh giá tình hình cung ứng, dự trữ và sử dụng NVL, CCDC tại Điện Lực Thanh Hoá 57
PHẦN III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN NVL, CCDC TẠI ĐIỆN LỰC THANH HOÁ 60
3.1/ Đánh giá thực trạng công tác kế toán NVL, CCDC tại Điện Lực Thanh Hoá 60
3.1.1/ Những kết quả đạt được 60
3.1.2/ Những khó khăn, tồn tại 63
3.2/ Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC tại Điện Lực Thanh Hoá 67
 
3.2.1/ Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC tại Điện Lực Thanh Hoá 67
3.2.2/ Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán NVL, CCDC tại Điện Lực Thanh Hoá 68
KẾT LUẬN 72
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


giao tuân thủ theo đúng nguyên tắc như sau:
Đúng chủng loại, số lượng NVL, CCDC theo như kế hoạch phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp mua sắm bằng hình thức đấu thầu, chào hàng cạnh tranh được thực hiện theo đúng thủ tục và trình tự quy định trong quy chế đấu thầu. Trường hợp mua sắm bằng hình thức mua sắm trực tiếp hay chỉ định thầu được xem xét kỹ lưỡng, tuân thủ đúng các điều kiện theo quy định của Nhà nước cùng với Quyết định kèm theo số 93 EVN/HĐQT-QLĐT ngày 4/4/2001 của Hội đồng quản trị EVN.
Khâu dự trữ:
Điện Lực Thanh Hoá rất chú trọng đến công tác dự trữ. Hiện nay đơn vị có hai kho NVL, CCDC được xây dựng tại Hàm Rồng (bao gồm kho điện và kho sắt thép, CCDC khác), đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật đối với từng chủng loại NVL, CCDC được lưu giữ và bảo quản tại đó. NVL, CCDC sau khi được nhập kho sẽ thuộc trách nhiệm bảo quản và quản lý của thủ kho. NVL, CCDC nhập kho được thủ kho hay bộ phận vật tư phân loại, sắp xếp đúng chỗ quy định chia thành các nhóm sản phẩm riêng, đảm bảo khoa học hợp lý cho bảo quản nguyên vật liệu cũng như thuận tiện cho việc theo dõi nhập, xuất kho và kiểm kê tồn kho. Mỗi loại NVL, CCDC đều có thẻ kho ghi số liệu nhập ban đầu, cập nhật số liệu nhập, xuất, tồn kho sổ sách và số liệu tồn thực tế qua các đợt kiểm kê.
Hàng kỳ, thủ kho có trách nhiệm báo cáo tình hình tồn kho, thực trạng về chất lượng NVL, CCDC cho các phòng ban liên quan gồm phòng vật tư vận tải, phòng kế hoạch đầu tư và phòng kế toán để có các phương án xử lý kịp thời về dự trữ NVL, CCDC cũng như những hư hỏng xảy ra với NVL, CCDC để bổ sung dự trữ đầy đủ cho sản xuất kinh doanh, sửa chữa thường xuyên hay sửa chữa lớn và lập hồ sơ xử lý vật tư kém, mất phẩm chất theo đúng quy định của ngành.
Khâu sử dụng:
Quá trình sử dụng NVL, CCDC là sự phối hợp chặt chẽ giữa phòng vật tư vận tải, phòng tài chính - kế toán, đơn vị sản xuất và thủ kho. Vật tư đã cấp ra khỏi kho thuộc trách nhiệm quản lý trực tiếp của bộ phận sử dụng. Khi có nhu cầu sử dụng NVL, CCDC bộ phận sử dụng lập Kế hoạch sử dụng NVL, CCDC hàng tháng, quý, năm, trình phòng kế hoạch đầu tư, phòng vật tư vận tải tập hợp. Định kỳ hay đột xuất đơn vị sử dụng vật tư căn cứ vào kế hoạch sử dụng đã được duyệt, lập Giấy đề nghị cấp vật tư chuyển cho phòng vật tư. Căn cứ giấy đề nghị cấp vật tư được duyệt, Kế toán vật tư tiến hành lập Phiếu xuất kho và giao cho bộ phận lĩnh vật tư xuống kho để lĩnh vật tư. Phiếu xuất kho và phiếu đề nghị cấp vật tư được sử dụng làm căn cứ ghi sổ và được tổng hợp thông tin và luân chuyển đối chiếu so sánh giữa hai phòng tài chính - kế toán và vật tư vận tải. Tổng hợp tình hình sử dụng vật tư của kỳ trước (do phòng tài chính - kế toán và phòng vật tư vận tải cấp) là căn cứ để xây dựng kế hoạch thu mua NVL, CCDC cho kỳ tới cũng như theo dõi tình hình sử dụng NVL, CCDC tại các bộ phận sử dụng.
2.2/ Công tác đánh giá NVL, CCDC tại Điện Lực Thanh Hoá
* Đối với NVL, CCDC mua ngoài về nhập kho:
Giá NVL, CCDC mua ngoài bao gồm: giá mua trước thuế ghi trên hoá đơn (trường hợp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì giá thực tế của NVL, CCDC được xác định là giá thanh toán). Trường hợp hợp đồng mua bán vật tư có quy định giao hàng tại đơn vị cung cấp thì giá mua vật tư bao gồm cả chi phí vận chuyển bốc xếp, thuê kho bãi…, hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có).
* Đối với NVL, CCDC phát hiện thừa thiếu trong kiểm kê:
NVL, CCDC phát hiện thừa trong kiểm kê, căn cứ vào kết luận của Hội đồng kiểm kê xác định chất lượng và giá cả của số NVL, CCDC phát hiện thừa trong kiểm kê nhập kho. NVL, CCDC phát hiện thiếu trong kiểm kê, căn cứ vào giá trị sổ sách xuất kho và xử lý theo quy định.
* Đối với NVL, CCDC xuất kho, tồn kho cuối kỳ:
Điện Lực Thanh Hoá áp dụng phương pháp giá bình quân gia quyền tức thời cho NVL, CCDC xuất kho (bình quân sau mỗi lần nhập). Công thức tính giá NVL, CCDC xuất kho như sau:
Giá trị NVL, CCDC tồn kho tại thời điểm xuất kho
Số lượng NVL, CCDC tồn kho tại thời điểm xuất kho
Đối với trường hợp nhập xuất thẳng, đơn vị cũng làm thủ tục nhập xuất kho và tính giá theo phương pháp thực tế đích danh.
Ví dụ:
Ngày 1/1/2008 tồn kho nguyên liệu ‘dầu cách điện’ của đơn vị 200 l, đơn giá 22.000 đ/l.
Ngày 6/1/2008, nhập kho nguyên liệu ‘dầu cách điện’ là 500 l, giá thực tế nhập kho: 25.500 đ/l.
Kế toán xác định giá đơn vị bình quân 1 l ‘dầu cách điện’ là:
(200 x 22.000 + 500 x 25.500) : (200 + 500) = 24.500 đ/l
Ngày 14/1/2008, xuất kho nguyên liệu ‘dầu cách điện’ 200 l.
Kế toán xác định giá thực tế 200 l ‘dầu cách điện’ xuất kho là:
200 x 24.500 = 4.900.000 đ.
Việc sử dụng phần mềm kế toán của ngành tại Điện Lực Thanh Hoá trong công tác hạch toán kế toán đã được thực hiện tương đối hoàn chỉnh. Đối với công tác hạch toán NVL, CCDC, vật tư nhập xuất trong kỳ được nhập vào máy hàng ngày. Máy tính sẽ tự động tính ra đơn giá và giá trị vật tư xuất kho trên mỗi phiếu xuất kho.
2.3/ Kế toán NVL, CCDC tại Điện Lực Thanh Hoá
2.3.1/ Chứng từ kế toán sử dụng và thủ tục nhập xuất kho, kiểm kê NVL, CCDC
* Chứng từ và thủ tục nhập kho NVL, CCDC:
Tất cả NVL, CCDC do Công ty cấp và Điện Lực mua đều phải nhập kho, khi nhập kho phải có đầy đủ chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của từng loại. Căn cứ vào tình hình thực tế của từng dự án hay từng hợp đồng, Điện Lực Thanh Hoá tiến hành nghiệm thu vật tư, hàng hoá khi giao hàng. Điện Lực Thanh Hoá tổ chức một Hội đồng nghiệm thu vật tư, hàng hoá thực hiện nghiệm thu vật tư nhập kho sau đó lập Biên bản nghiệm thu vật tư, Biên bản giao nhận hàng hoá với nhà cấp hàng và gửi cho phòng Vật tư vận tải. Các loại công cụ thông thường có giá trị sử dụng dưới 1 năm, số lượng ít, giá trị nhỏ hơn 5 triệu đồng một lần mua cho nhiều chủng loại (văn phòng phẩm, bulông, ốc vít…) thì không nhất thiết phải có Biên bản nghiệm thu vật tư.
Thủ kho và kế toán vật tư tiến hành kiểm tra số lượng, quy cách NVL, CCDC trên cơ sở các hoá đơn chứng từ nhận từ phòng Vật tư vận tải, nếu thấy khớp đúng sẽ tiến hành lập phiếu nhập kho.
Kế toán vật tư căn cứ vào hồ sơ phòng Vật tư vận tải chuyển đến bao gồm các chứng từ: Biên bản nghiệm thu vật tư, Hợp đồng kinh tế, Giấy đề nghị mua vật tư (của phòng Vật tư vận tải), Hoá đơn GTGT, Hoá đơn cước phí vận chuyển (nếu có) … để hạch toán, lập phiếu nhập kho trên máy tính theo quy định. Phiếu nhập kho được kế toán lập thành 3 liên, ký và ghi rõ họ tên vào cả 3 liên: 1 liên lưu ở phòng Tài chính - kế toán, 1 liên lưu ở phòng Vật tư vận tải và 1 liên lưu đơn vị nhập. Phiếu nhập kho được chuyển đến thủ kho, thủ kho sẽ ghi số thực nhập, ngày tháng năm nhập và ký tên vào phiếu nhập, đồng thời thủ kho tiến hành ghi vào thẻ kho xác định số lượng tồn kho để kế toán vật tư đối chiếu, ký xác nhận và nhận phiếu nhập xuất theo định kỳ. Người giao hàng ký tên khi giao hàng vào kho. Sau khi đã nhập kho vật tư, thủ kho ký vào phiếu nhập ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status