Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - pdf 24

Download miễn phí Đề tài Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam



LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THI CÔNG XÂY LẮP 3
1.1. KHÁI NIỆM CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Phân loại cho vay 3
1.1.2.1. Theo thời hạn cho vay 3
1.1.2.2. Theo mức độ tín nhiệm với khách hàng 4
1.1.2.3. Theo cách vay 5
1.1.2.4. Theo đối tượng khách hàng 6
1.1.2.5. Theo mục đích sử dụng vốn vay 6
1.2. TÌM HIỂU CÁC ĐƠN VỊ THI CÔNG XÂY LẮP 6
1.2.1. Khái niệm và các hoạt động chính 6
1.2.2. Đặc điểm hoạt động của các đơn vị thi công xây lắp 7
1.2.2.1. Đặc điểm sản phẩm của các đơn vị thi công xây lắp 7
1.2.2.2. Đặc điểm hoạt động của các đơn vị thi công xây lắp 8
1.3. HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THI CÔNG XÂY LẮP. 10
1.3.1. Khái niệm và đặc trưng 10
1.3.2. Điều kiện vay vốn đối với các đơn vị thi công xây lắp 11
1.3.3. cách cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp 12
1.3.3.1. Cho vay theo hạn mức tín dụng 12
1.3.3.2. Cho vay theo hạn mức thấu chi 15
1.3.3.3. Cho vay từng lần (cho vay theo món) 17
1.4. CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THI CÔNG XÂY LẮP 19
1.4.1. Quan niệm về chất lượng cho vay ngắn hạn. 19
1.4.2. Sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp. 19
1.4.3. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp. 20
1.4.3.1. Chỉ tiêu của Ngân hàng 20
1.4.3.2. Chỉ tiêu từ phía các đơn vị thi công xây lắp: 23
1.4.3.3. Chỉ tiêu từ phía các quy định pháp luật: 24
1.5. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THI CÔNG XÂY LẮP 25
1.5.1. Về phía ngân hàng 25
1.5.2. Về phía các đơn vị thi công xây lắp 26
1.5.3. Môi trường kinh tế 28
1.5.4. Môi trường pháp lý 28
1.5.5. Môi trường chính trị- xã hội 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THI CÔNG XÂY LẮP TẠI SỞ GIAO DỊCH- NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 31
2.1. VÀI NÉT VỀ SỞ GIAO DỊCH 31
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 31
2.1.2. Tình hình kinh doanh của Sở giao dịch qua các năm 32
2.1.2.1. Công tác huy động vốn 33
2.1.2.2. Cơ cấu tín dụng: 38
2.1.2.3. Công tác dịch vụ 41
2.2. NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA SỞ GIAO DỊCH VỀ CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THI CÔNG XÂY LẮP 43
2.3. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THI CÔNG XÂY LẮP TẠI SỞ GIAO DỊCH 47
2.3.1. Dư nợ cho vay 48
2.3.2. Tỷ lệ nợ quá hạn 51
2.3.3. Tỷ lệ nợ khó đòi 57
2.3.4. Lợi nhuận trước thuế 58
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THI CÔNG XÂY LẮP TẠI SỞ GIAO DỊCH- NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. 60
2.4.1. Thành tựu đạt được 60
2.4.2. Những hạn chế 62
2.5. NGUYÊN NHÂN 63
2.5.1. Nguyên nhân thuộc về Sở giao dịch 64
2.5.2. Nguyên nhân thuộc về các đơn vị thi công xây lắp 65
2.5.3. Môi trường luật pháp 66
2.5.4. Sự biến động trên thị trường 67
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THI CÔNG XÂY LẮP TẠI SỞ GIAO DICH- NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 68
3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THI CÔNG XÂY LẮP TẠI SỞ GIAO DỊCH TRONG NĂM 2006. 68
3.1.1. Phương hướng kinh doanh của Sở giao dịch năm 2006 68
3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch. 69
3.1.2.1. Mục tiêu đặt ra đối với hoạt động cho vay các đơn vị thi công xây lắp 69
3.1.1.2. Chỉ tiêu hoạt động cho vay ngắn hạn đối với các đơn vị thi công xây lắp tại Sở giao dịch trong năm 2006. 70
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ THI CÔNG XÂY LẮP TẠI SỞ GIAO DỊCH 70
3.2.1. Thay đổi một số chính sách cho vay ngắn hạn 70
3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định vốn đầu tư 72
3.2.3. Nâng cao trình độ bản thân ngân hàng 74
3.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát công trình và hoạt động của các đơn vị thi công xây lắp 75
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 77
3.3.1. Kiến nghị với các cơ quan Nhà nước 77
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Đầu Tư và phát triển Việt Nam 78
3.3.3. Kiến nghị với các đơn vị thi công xây lắp 79
KẾT LUẬN 81
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ệt Nam. Nhờ thế mà huy động vốn trong dân cư năm 2005 tăng 1.075 tỷ đồng so với 2004 do Sở giao dịch kịp thời điều chỉnh mức lãi suất hợp lý, thu hút được khách hàng tham gia tiền gửi tiết kiệm lãi suất bậc thang và mua chứng chỉ tiền gửi dài hạn 13 tháng, cơ cấu tiền gửi trong dân cư bao gồm:
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động dân cư
đơn vị: tỷ đồng
Nhóm sản phẩm
2003
2004
2005

%

%

%
Tiền gửi tiết kiệm
2.766
51
1.393
42
3.098
71
Phát hành GTCG
2.681
49
1.888
58
1.258
29
Tổng cộng
5.447
100
3.281
100
4.356
100
(nguồn: báo cáo tổng kết năm 2004&2005)
Cơ cấu nguồn vốn huy động trong dân cư luôn có sự biến động mạnh đặc biệt ở nhóm tiền gửi tiết kiệm, nhóm này tiếp tục tăng từ năm 2003 đến 2005 mặc dù tổng nguồn vốn huy động trong năm 2005 thấp hơn 2003 là 1.091 tỷ đồng, điều này do SGD thu hút được nhiều khách hàng tham gia chương trình gửi tiết kiệm bậc thang (830 tỷ đồng) và mua chứng chỉ tiền gửi loại 13 tháng (280 tỷ đồng). Tuy nhiên phát hành giấy tờ có giá giảm trong 630 tỷ đồng so năm 2005 với 2004, điều này do năm 2005 chi nhánh Quang Trung đã tách ra thành chi nhánh cấp 1 và SGD đã chuyển giao cho chi nhánh Quang Trung 40 triệu USD trái phiếu, và một nguyên nhân quan trọng hơn nữa là các ngân hàng thương mại cổ phần đang dần chiếm lĩnh thị phần bằng cách nâng cao uy tín, hình ảnh và lãi suất huy động như: ngân hàng VPBank, ACB,....
Các bảng số liệu trên đã chỉ ra cho chúng ta thấy tình hình huy động vốn chung và tỷ trọng nguồn huy động của từng nhóm khách hàng, còn cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền và kỳ hạn được tổng hợp ở bảng sau:
Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền và kỳ hạn
đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005

%

%

%
1. Theo loại tiền
- VND
5.818
63
5.183
73
8.641
81
- Ngoại tệ quy đổi
3.392
37
1.887
27
2.011
19
2. Theo kỳ hạn
- Ngắn hạn
4.214
45
3.211
45
5.417
51
- Trung dài hạn
5.086
55
3.859
55
5.235
49
Tổng cộng
9.210
100
7.070
100
10.652
100
(nguồn: báo cáo tổng kết năm 2004&2005)
Qua bảng số liệu trên ta thấy cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền có sự biến động mạnh cụ thể: là tỷ trọng VND trong tổng huy động tăng nhanh, điều đó đồng nghĩa với việc tỷ trọng ngoại tệ huy động được giảm đi (năm 2005 giảm 1.381 tỷ đồng so 2003). Sỡ dĩ việc huy động ngoại tệ giảm đi do sự cạnh tranh về lãi suất huy động của SGD kém hơn so với các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn.
Xét về cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn: thì trong hai năm 2003&2004 tỷ trọng giữa huy động ngắn hạn và trung dài hạn không thay đổi. Tuy nhiên, đến năm 2005 thì tỷ trọng huy động ngắn hạn lại cao hơn so với huy động trung dài hạn. Tất nhiên chúng ta không phủ nhận sự nỗ lực trong việc huy động vốn của SGD, nhưng việc huy động ngoại tệ thấp cộng với nguồn ngắn hạn đang có xu hướng tăng lên sẽ dẫn đến sự khó khăn cho SGD trong khi nhu cầu sử dụng ngoại tệ và nguồn trung dài hạn đang nhiều. Đây là điều mà SGD cần lưu ý và đề ra chính sách phù hợp hơn trong các năm tiếp theo.
Tóm lại: Năm 2004 và 2005 đánh dấu sự cạnh tranh mãnh liệt nhất về lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Sự cạnh tranh này là điều tất yếu sẽ xảy ra khi trong nền kinh tế có “trăm người bán, vạn người mua”. Trước tình hình đó, SGD vẫn phải theo sát dần diễn biến của lãi suất thị trường để đảm bảo sự cạnh tranh, huy động vốn theo đúng kế hoạch đề ra và hơn nữa thực hiện đúng cam kết với hiệp hội ngân hàng.
2.1.2.2. Cơ cấu tín dụng:
Ngân hàng thương mại là một loại hình doanh nghiệp mà hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán. Nếu chúng ta cho rằng huy động vốn là cơ sở phục vụ các hoạt động của ngân hàng thì cho vay cũng có vai trò không kém phần quan trọng vì cho vay cũng là một nguồn tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Đặc biệt, ở Việt Nam khi các ngân hàng thương mại Nhà Nước hoạt động chủ yếu cung cấp dịch vụ truyền thống là thu nhập chủ yếu thì cho vay lại càng được chú trọng hơn, do vậy những vấn đề liên quan đến hoạt động cho vay như: lãi suất cho vay, kỳ hạn vay, tài sản đảm bảo,... luôn được ban giám đốc quan tâm và chỉ đạo hết sức sát sao.
Trong năm 2004 và 2005 tình hình lãi suất huy động tăng đã dẫn đến lãi suất cho vay cũng phải tăng theo, đây cũng là khó khăn mà SGD gặp phải, nhưng SGD vẫn đẩy mạnh cho vay ngắn hạn, quản lý tốt cho vay khối xây lắp (bạn hàng lớn và lâu năm của SGD), do đó kỳ hạn cho vay của năm 2005 được cải thiện hơn so với 2004 và 2003, cụ thể:
Bảng 2.5: Cơ cấu tín dụng theo kỳ hạn
đơn vị: tỷ đồng
Loại vay
2003
2004
2005

%

%

%
1. Ngắn hạn
917
18
1.100
23
2.156
38
2. Trung dài hạn
4.269
82
3.674
77
3.518
62
- TDH thương mại
3.366
65
3.000
63
3.050
54
- KHNN và chỉ định
903
17
674
14
468
8
Tổng cộng
5.186
100
4.774
100
5.674
100
(nguồn: báo cáo tổng kết năm 2004&2005)
Dư nợ ngắn hạn: liên tục tăng từ năm 2003 đến năm 2005 cụ thể: năm 2004 tăng 183 tỷ đồng (20%) so với năm 2003, năm 2005 tăng 1.239 tỷ đồng (135%) so với năm 2003, phục vụ hoạt động kinh doanh của tổng công ty xăng dầu Việt Nam và các doanh nghiệp khác nữa, giúp cho khối lượng cho vay ngắn hạn được nâng dần lên gần 40% vào năm 2005.
Dự nợ trung dài hạn thương mại: do tình hình kinh tế có biến động nên dư nợ này giảm (giảm 366 tỷ đồng) trong năm 2004, nhưng sau đó tăng nhẹ (50 tỷ đồng) vào năm 2005.
Dư nợ theo kế hoạch Nhà nước và chỉ định đang giảm dần: điều này chứng tỏ rằng sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động cho vay của SGD giảm và SGD được chủ động hơn nữa trong việc đánh giá khách hàng vay của mình.
Là một ngân hàng thương mại Nhà nước, có thế mạnh trong lĩnh vực cho vay các tổng công ty Nhà nước, nhưng SGD không chỉ dừng lại ở đó mà luôn đẩy mạnh khai thác nhóm khách hàng là những thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, và tỷ trọng cho vay đó cũng đang được thay đổi, điều này phù hợp với tình hình chung của nền kinh tế bởi: nước ta đang trong quá trình cổ phần hoá các công ty Nhà Nước thành công ty cổ phần để làm ăn có hiệu quả hơn, do đó nếu trong quá trình này SGD chỉ chú trọng đến việc cho vay nhóm khách hàng là các doanh nghiệp quốc doanh thì rủi ro xảy ra đối với SGD là điều khó tránh khỏi. Ngoài ra, hiện nay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đang hoạt động có lãi, đây là nhóm khách hàng tiềm năng mà SGD cần khai thác, cụ thể:
Bảng 2.6: Cơ cấu tín dụng theo thành phần kinh tế
đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2004
2005

%

%
Quốc doanh
4.276
90
4.923
87
Ngoài quốc doanh
498
10
751
13
Tổng cộng
4.774
100
5.764
100
(nguồn: báo cáo tổng kết năm 2004&2005)
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy SGD đã khai thác sang thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, điều này được phản ánh trên các con số là tăng 253 tỷ đồng (tương đương 51%). Tất nhiên, tỷ trọng cho vay quốc doanh và ngoài quốc doanh chênh lệch nhau khá lớn nhưng cũng thể hiện sự nỗ lực của SGD trong việc đa dạng hoá lĩnh vực cho vay, điều này giảm bớt sự phụ thuộc của SGD vào các tổng công ty Nhà nước, do đó rủi ro trong hoạt động tín dụng cũng giảm
Tài sản đảm bảo luôn là đi...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status