Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ tai nạn lao động BNN cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam - pdf 24

Download miễn phí Đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ tai nạn lao động BNN cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội ở Việt Nam



A- LỜI MỞ ĐẦU 1
B- NỘI DUNG 3
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CHUNG VỀ BHXH VÀ 3
CHẾ ĐỘ TNLĐ&BNN: 3
I LÍ LUẬN CHUNG VỀ BHXH 3
1 Sự cần thiết khách quan của BHXH: 3
2 Lịch sử phát triển của BHXH: 5
2.1 Lịch sử phát triển của BHXH trên thế giới: 5
2.2 Lịch sử phát triển của BHXH Việt Nam: 5
3 Bản chất và chức năng của BHXH: 8
3.1 Khái niệm về BHXH: 8
3.2 Bản chất của BHXH: 9
3.3 Chức năng của BHXH: 11
II CHẾ ĐỘ TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP TRONG HỆ THỐNG CÁC CHẾ ĐỘ BHXH 12
1 Vai trò của chế độ TNLĐ&BNN 12
2 Khái niệm và phân loại: 17
2.1 Các khái niệm có liên quan: 17
2.2 Phân loại tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp: 19
3 Cơ sở hình thành chế độ Tai nạn lao động và Bệnh nghề nghiệp: 21
4 Nội dung của chế độ TNLĐ&BNN: 22
4.1 Đối tượng tham gia: 22
4.2 Trách nhiệm và mức đóng góp của các bên tham gia: 24
4.3 Đối tượng được hưởng trợ cấp: 24
4.4 Điều kiện được hưởng trợ cấp: 26
4.5 Mức hưởng và thời gian hưởng: 27
5 Mối quan hệ giữa chế độ TNLĐ&BNN với các chế độ khác trong hệ thống BHXH 29
5.1 Mối quan hệ với chế độ trợ cấp ốm đau: 29
5.2 Mối quan hệ với chế độ trợ cấp thai sản: 30
5.3 Mối quan hệ với chế độ trợ cấp hưu trí: 30
5.4 Mối quan hệ với chế độ trợ cấp tử tuất: 31
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ 33
TNLĐ&BNN Ở VIỆT NAM 33
I THỰC TRẠNG VỀ TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA: 33
1 Thực trạng tai nạn lao động ở Việt Nam: 34
2 Thực trạng bệnh nghề nghiệp: 42
3 Những nguyên nhân gây ra TNLĐ&BNN 43
3.1 Những sai phạm thường gặp từ phía chủ sử dụng lao động: 44
3.2 Những sai phạm thường gặp từ phía người lao động: 44
3.3 Những thiếu sót từ phía các cơ quan chức năng: 45
II CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TNLĐ&BNN Ở NƯỚC TA: 46
1 Điều kiện lao động: 46
1.1 Điều kiện về vật chất: 46
1.2 Điều kiện môi trường lao động: 48
2 Công tác an toàn lao động: 50
2.1 Công tác trang bị bảo hộ lao động: 50
2.2 Công tác huấn luyện an toàn lao động: 51
2.3 Công tác thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh lao động: 51
III TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ TNLĐ&BNN Ở NƯỚC TA TRONG THỜI GIAN QUA: 52
1 Công tác thu BHXH: 52
2. Tình hình chi trả chế độ TNLĐ&BNN: 57
2.1 Tình hình chi trả: 57
2.2 Hồ sơ và quy trình làm thủ tục xét hưởng chế độ TNLĐ&BNN: 64
3 Công tác thanh tra và kiểm tra: 69
4 Đánh giá chung: 70
CHƯƠNG III: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 71
CHẾ ĐỘ TNLĐ&BNN Ở VIỆT NAM 71
I KIẾN NGHỊ: 71
1 Về nội dung chế độ TNLĐ&BNN: 71
1.1 Về đối tượng tham gia chế độ TNLĐ&BNN: 71
1.3 Kiến nghị về mức đóng và mức hưởng: 75
1.4 Kiến nghị về kết cấu của chế độ: 77
1.5 Vấn đề chăm sóc y tế đối với người lao động bị tai nạn lao động hay mắc bệnh nghề nghiệp: 80
1.6 Các vấn đề khác: 81
1.7Kiến nghị về tổ chức thực hiện quản lí và chi trả các khoản trợ cấp 81
2 Kiến nghị về công tác quản lý chế độ: 85
2.1 Về công tác thu: 85
2.2 Về công tác chi: 85
2.3 Kiến nghị trong quản lí chế tài thực hiện: 86
II GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ: 86
1 Đối với cơ quan BHXH: 86
2 Đối với các doanh nghiệp: 89
3 Đối với người lao động: 90
C KẾT LUẬN: 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ình hình tai nạn ở năm tỉnh thành phố lớn trên cả nước dưới đây sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu được thực trạng tai nạn lao động ở các tỉnh thành phố này:
Bảng 5: Số vụ tai nạn lao động ở năm tỉnh thành phố lớn trên cả nước
giai đoạn 2001- 2005
Năm Địa phương
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng
Tỷ lệ %
Hà Nội
364
343
352
357
98
1514
7,42
Tp Hồ Chí Minh
601
1195
668
791
543
3798
18,60
Quảng Ninh
296
306
268
246
256
1372
6,72
Đồng Nai
676
652
808
1480
1207
4823
23,62
Hải Phòng
165
303
286
250
284
1288
6,31
Các địa phương khác
1499
1499
1514
2902
208
7622
37,33
Cả nước
3601
4298
3896
6026
2596
20417
100
(Nguồn: Bộ Lao động- Thương binh-Xã hội)
Có thể thấy, chỉ với năm tỉnh thành phố này trong 5 năm từ năm 2001- 2005 đã để xảy ra 12.795 vụ tai nạn lao động chiếm 62,67% tổng số vụ tai nạn lao động trên cả nước, trong khi đó các địa phương còn lại chỉ gây ra 7.622 vụ chiếm 37,33%. Các tỉnh thành phố trên đều là những địa phương có sức phát triển kinh tế lớn, là nơi tập trung nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nuớc. Những địa phuơng này đều có đặc điểm chung là nơi có mật độ dân cư cao, có nhiều nhà máy và khu chế suất. Qua bảng trên ta có thể thấy địa phương hay xảy ra tai nạn lao động nhất là Đồng Nai với tổng số xảy ra trong giai đoạn 2001-2005 là 4.823 chiếm tới 23,62%, tiếp sau là Thành phố Hồ Chí Minh với 3.798 vụ chiếm 18,06% đây là hai địa phương ở miền Nam nơi kinh tế phát triển với tốc độ cao nhất cả nước và cũng là nơi hình thành nhiều các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như có nhiều khu công nghiệp nhất.
Số người lao động bị nạn ở năm tình thành phố này cũng khiến cho ta ngạc nhiên. Bảng dưới đây sẽ giúp ta hiểu thêm về thực trạng này
Bảng 6: Số người lao động bị tai nạn lao động ở năm tỉnh thành phố lớn trên cả nước giai đoạn 2001- 2005
Năm Địa phương
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng
Tỷ lệ %
Hà Nội
368
343
354
379
105
1549
7,19
Tp Hồ Chí Minh
608
1228
679
816
572
3903
18,11
Quảng Ninh
302
333
274
271
265
1445
6,71
Đồng Nai
695
662
819
1496
1219
4891
22,70
Hải Phòng
166
311
311
267
288
1343
6,23
Các địa phương khác
1609
1980
1652
2957
221
8419
39,07
Cả nước
3748
4857
4089
6186
2670
21550
100
(Nguồn: Bộ Lao động- Thương binh-Xã hội)
Tổng số người lao động bị nạn trong giai đoạn 2001-2005 là 13.131 người chiếm tới 60,93% số người bị nạn trên cả nước. Và Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh vẫn là những địa phương dẫn đầu về số người bị nạn với tỷ lệ số người bị nạn tương ứng là 22,70% và 18,11%. Thật đáng buồn khi đây đều là những địa phương có tốc độ kinh tế phát triển cao. Chăng lẽ đây lại là cái giá phải đánh đổi để có được tốc độ phát triển kinh tế như vậy?
2 Thực trạng Bệnh nghề nghiệp:
Đồng hành với tai nạn lao động là bệnh nghề nghiệp. Do phải thường xuyên làm việc trong môi trường lao động xấu nên có một bộ phận người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, do công tác thống kê về bệnh nghề nghiệp ở nước ta còn nhiều hạn chế nên chưa phản ánh được đầy đủ tình hình bệnh nghề nghiệp. Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm chúng ta chỉ khám được cho khoảng 20.000 người lao động, chiếm 1,2% tổng số lao động trong các doanh nghiệp. Trong số những người được khám, thì số người phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp chiếm khoảng 14%. Đây là một con số con số khá khiêm tốn bởi trên thực tế có còn rất nhiều người chưa được khám để xác định có mắc bệnh hay không. Có tình trạng như trên là do công tác thống kê của chúng ta còn nhiều hạn chế, thêm vào đó tâm lí sợ mất việc hay bị chuyển xuống làm những công việc có thu nhập thấp hơn (do sức khoẻ giảm sút) khiến cho người lao động ngại đi khám để phát hiện bệnh. Còn phía chủ sử dụng lao động, một mặt do mải chạy theo lợi nhuận mặt khác lại bị hạn chế về tài chính nên chưa tổ chức thường xuyên việc khám bệnh theo quy định để kịp thời phát hiện bệnh nghề nghiệp cũng như có được công tác điều trị kịp thời cho người lao động.
Theo số liệu thông kê của bộ Y tế cho thấy: trong năm năm trở lại đây, số người được xác định mắc bệnh nghề nghiệp bằng 2/3 số người được phát hiện của toàn bộ thời kì trước cộng lại. Mỗi năm chúng ta có thêm từ 1000 -1500 người lao động bị mắc bệnh đưa tổng số người mắc bệnh nghề nghiệp tính đến cuối năm 2004 là 21.597 người. Riêng trong năm 2004 cả nước có 1.312 người mắc bệnh nghề ngiệp. Trong đó, số người mắc bệnh nghề nghiệp tập trung chủ yếu vào các loại bệnh sau:
- Bệnh bụi phổi silic chiếm 67,5%
- Bệnh điếc do tiếng ồn chiếm 16,6%
- Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp chiếm 7,03%
- Bệnh sạm da nghề nghiệp chiếm 3,9%.
- Các bệnh nghề nghiệp khác chiếm 4,97%
Tuy nhiên, ở một số địa phương còn chưa có hệ thống y tế khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp nên theo ước tính của Viện Giám định y khoa Trung ương thì con số thực tế về người bị mắc bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam còn gấp 8 lần số người đã được cấp sổ trợ cấp BHXH về bệnh nghề nghiệp.
Qua thực trạng nêu trên về TNLĐ&BNN, ta thấy xu hướng chung là thực trạng TNLĐ&BNN đang tăng lên về quy mô cũng như mức độ trầm trọng. điều này không những ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động và gia đình họ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Trong tương lai, chúng ta cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để hạn chế tối đa các vụ TNLĐ&BNN cũng như những thiệt hại mà chúng gây nên, có như vậy chúng ta mới có điều kiện để phát triển sản xuất hơn nữa.
3 Những nguyên nhân gây ra TNLĐ&BNN
Theo kết quả điều tra và phân tích cho thấy nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn và bệnh nghề nghiệp ở nước ta trong thời gian qua là do chủ sử dụng lao động và người lao động vi phạm các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn, hay không có quy trình, biện pháp làm việc an toàn… Trung bình hàng năm số vụ tai nạn do vi phạm tiêu chuẩn quy trình, quy phạm chiếm 53% số vụ, do không đảm bảo điều kiện làm việc chiếm tới 13,9% số vụ, do vi phạm về tuyển dụng, huấn luyện ATVSLĐ chiếm 11,3% số vụ, không thực hiện các biện pháp về ATVSLĐ đối với những công việc nặng nhọc, độc hại chiếm tới 9,1% số vụ tai nạn lao động. Sau đây, chúng ta cùng làm rõ nguyên nhân từ phía người sử dụng lao động, người lao động và phần nhiệm của các cơ quan chức năng:
3.1 Những sai phạm thường gặp từ phía chủ sử dụng lao động:
- Tình trạng phổ biến là không huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động .
- Không đảm bảo điều kiện làm việc và môi trường làm việc an toàn cho người lao động theo quy định tại các tiêu chuẩn.
- Thiết bị không đảm bảo an toàn thậm chí không có thiết bị an toàn. Nhiều máy móc, thiết bị công cụ sản xuất không đảm bảo an toàn vẫn được đưa vào sử dụng.
- Không có quy trình biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với những công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm
- Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như: Không thường xuyên kiểm tra nhắc nhở người lao động tuân thủ các quy định của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; Không thực h...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status