Một số phương hướng và phát triển dn vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Một số phương hướng và phát triển dn vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn



 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 2
1.1.Khái niệm, phân loại vừa và nhỏ 2
1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp vừa và nhỏ 2
1.1.2. Phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ 2
1.1.2.1. Tiêu chí định tính 2
1.1.2.2. Tiêu chí định lượng 3
1.1.3. Các yếu tố tác động đến phân loại doanh nghiệp vừa và nhỏ 4
1.2. Đặc điểm của các dn vừa và nhỏ ở Việt Nam 5
1.3. Vai trò của dn vừa và nhỏ ở khu vực nông thôn 6
1.3.1. Về kinh tế 6
1.3.1.1. Góp phần vào tăng trưởng, phát triển và ổn định kinh tế nông thôn 6
1.3.1.2. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động 7
1.3.1.3. Tăng hiệu quả kinh tế 8
1.3.1.4. Góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ doanh nhân mới trong nền kinh tế thị trường 8
1.3.2. Về xã hội 8
1.3.2.1. Góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập 8
1.3.2.2. Góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị và giữa các vùng nông thôn 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NÔNG THÔN HIỆN NAY. 10
2.1. Đánh giá chung sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn thời gian qua 10
2.2. Thực trạng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn hiện nay 11
2.2.1. Về quy mô 11
2.2.1.1. Về vốn 11
2.2.1.2. Về lao động 11
2.2.2. Thị trường tiêu thụ sản phẩm 13
2.2.3. Trình độ công nghệ và năng suất lao động 14
2.2.3.1. Trình độ công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất 14
2.2.3.2. Năng suất lao động, hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp chưa cao 14
2.2.4. Các hình thức tổ chức và trình độ quản lý 15
2.2.4.1. Đa dạng về sở hữu, hình thức tổ chức và ngành nghề kinh doanh 15
2.2.4.2. Trình độ quản lý của chủ dn và trình độ tay nghề của người lao động thấp 15
2.2.5. Phát triển không đồng đều giữa các vùng nông thôn 15
2.3. Một số ưu điểm, nhược điểm của các doanh nghiệp vừa và nhỏ 16
2.3.1.Ưu điểm 16
2.3.2. Hạn chế 16
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ Ở NÔNG THÔN. 18
3.1. Một số định hướng phát triển DNV&N ở nông thôn 18
3.1.1. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn trên cơ sở phát triển sản xuất nông nghiệp, nông thôn 18
3.1.2. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với lợi thế và tiềm năng của từng vùng 19
3.1.3. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được ưu tiên phát triển trên cơ sở thị trường trong một số ngành lựa chọn 19
3.1.4. Doanh nghiệp vừa và nhỏ cần được khuyến khích phát triển trong một số ngành mà doanh nghiệp lớn không có lợi thế tham gia 20
3.1.5. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mối liên kết giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhau, với doanh nghiệp lớn và với thành thị 20
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 21
3.2.1. Xây dựng chiến lược quy hoạch tổng thể phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 21
3.2.2. Phát triển cơ sở hạ tầng 22
3.2.3. Hoàn thiện một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích DNV&N 22
3.2.3.1 Hoàn thiện chính sách đất 22
3.2.3.2. Hoàn thiên chính sách tài chính, tín dụng 23
3.2.3.3. Chính sách thuế 24
3.2.3.4. Chính sách thị trường và cạnh tranh 25
3.2.4. Hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nhân lực 26
3.2.5. Kiện toàn hệ thống tổ chức, quản lý và hỗ trợ DNV&N 27
KẾT LUẬN 28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 29
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ng thôn đã góp phần tạo ra sự chuyển dịch kinh tế, cơ cấu lao động, khai thác và sử dụng triệt để hơn các tiềm năng vốn có (tài nguyên thiên nhiên, lao động, vốn và truyền thống dân tộc) để phát triển kinh tế trong giai đoạn công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
1.3.1.3. Tăng hiệu quả kinh tế
Các DNV&N đã tạo ra môi trường cạnh tranh thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển, góp phần khôi phục và phát triển các làng nghề, ngành nghề truyền thống. Sự gia tăng số lượng DNV&N làm cho khối lượng và chủng loại sản phẩm tăng lên, và kết quả là làm tăng tính cạnh tranh trên thị trường, tạo sức ép buộc các nhà sản xuất kinh doanh phải thường xuyên không ngừng đổi mới và cải tiến mặt hàng, giảm chi phí, nâng cao chất lượng để thích ứng với môi trường kinh doanh mới. Giữa các DNV&N và các làng nghề có mối liên hệ gắn bó và phụ thuộc lẫn nhau. Một mặt các DNV&N ở nông thôn đã góp phần khôi phục và phát triển nhiều ngành nghề truyền thống. Mặt khác làng nghề truyền thống đã trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển các DNV&N. Kết quả khảo sát cho thấy 34% số doanh coi yếu tố truyền thống của địa phương là yếu tố chính, thúc đẩy sự hình thành nên các doanh nghiệp.
1.3.1.4. Góp phần đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ doanh nhân mới trong nền kinh tế thị trường
Trong thực tế có những doanh nghiệp nhỏ hay các hộ ngành nghề chỉ giữ quy mô sản xuất kinh doanh của mình một cách ổn định qua các thời kỳ phù hợp với khả năng kinh doanh, song cũng có không ít các doanh nghiệp phát triển lên thành những doanh nghiệp có quy mô lớn và các doanh nhân ngày càng trưởng thành trong quá trình sản xuất kinh doanh.
1.3.2. Về xã hội
1.3.2.1. Góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập
Mặc dù phần lớn các DNV&N nông thôn có quy mô lao động nhỏ (trên 90% số doanh nghiệp sử dụng dưới 100 lao động, trung bình mỗi hộ ngành nghề sử dụng từ 3 – 4 lao động thời vụ; mỗi doanh nghiệp sử dụng 26 lao động thường xuyên và 10 – 12 lao động thời vụ), so với hàng chục nghìn doanh nghiệp tư nhân, hàng trăm nghìn hộ ngành nghề thì số lao động được thu hút vào làm việc trong các cơ sở này là rất lớn (hàng năm ở nông thôn nước ta có khoảng gần 1triệu lao động tăng thêm, trong đó khoảng 600 – 700 nghìn người chủ yếu được tiếp nhận vào khu vực nông nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ nông thôn. Nếu như để đầu tư cho mỗi chỗ làm việc, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cần 294 triệu đồng, doanh nghiệp Nhà nước cần 41triệu đồng thì doanh nghiệp tư nhân chỉ cần đầu tư 17triệu đồng, còn các cơ sở sản xuất tiểu thủ công chỉ cần 10triệu đồng. Điều này cho thấy tính vượt trội của DNV&N nông thôn nhất là trong điều kiện nguồn vốn có hạn.
1.3.2.2. Góp phần xoá đói giảm nghèo, giảm sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị và giữa các vùng nông thôn
Trong khi tỷ lệ thu từ nông nghiệp hầu như là không đổi thì thu từ công nghiệp và dịch vụ tăng từ 19,6% lên 21,6%, trong đó có sự đóng góp lớn của các DNV&N. Các DNV&N đã tạo ra nguồn thu nhập khá ổn định, thường xuyên góp phần giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa các bộ phận dân cư. Kết quả của các cuộc khảo sát cho thấy mức sống chung của bộ phận dân cư ở nông thôn đang từng bước được cải thiện và tỷ lệ người cùng kiệt đã giảm từ 50% năm 1993 xuống còn 14,3% năm 2002.
Chương 2
Thực trạng phát triển các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở nông thôn hiện nay.
2.1. Đánh giá chung sự phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn thời gian qua
Việt Nam là nước nông nghiệp, dân số sống ở nông thôn khoảng 75,25%, trong số đó trong độ tuổi lao động là 34,4 triệu người. Sau hơn 10 năm đổi mới, sản xuất nông nghiệp ở nước ta đã đạt được một số kết quả có ý nghĩa: Tốc độ tăng trưởng bình quân 4,3%/năm. Tuy nhiên, nông nghiệp về cơ bản còn lạc hậu, sản xuất nhỏ, manh mún, hiệu quả sản xuất thấp, cơ cấu ngành nghề còn bất hợp lý, tiềm năng về đât đai, rừng, biển và đặc biệt là lao động chưa được khai thác, sử dụng có hiệu quả. Trong bối cảnh đó, DNV&N ở nông thôn, đặc biệt là những doanh nghiệp thuộc các ngành không đòi hỏi nhiều vốn, sử dụng nhiều lao động như công nghiệp chế biến, dệt may và một số ngành thủ công nghiệp được coi là nhân tố chủ yếu để tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu ở nông thôn.
Về số lượng, các DNV&N chiếm phần lớn trong tổng số doanh nghiệp ở nông thôn và phát triển với tốc độ cao. Hiện nay có khoảng 40.500 cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó doanh nghiệp nhà nước chiếm 14,16%, hợp tác xã 5,76%, doanh nghiệp tư nhân 80,08%. Những đổi mới trong chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn đã trở thành chất xúc tác của sự hình thành và phát triển các DNV&N nông thôn. Số DNV&N tăng với tốc độ cao ( 8,6-9,8%/năm), trong đó các hộ ngành nghề, doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hưu hạn tăng lên một cách nhanh chống trong khi các doanh nghiệp nhà nước, các hợp tác xã giảm đi rõ rệt. Sự phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn đã góp phần tăng tỷ lệ lao động tiểu thủ công nghiệp từ 20% năm 1990 lên 29,5% vào năm 2001. Tốc độ phát triển các DNV&N tương đối cao nhưng chủ yếu là các doanh nghiệp cực nhỏ ( 97,1%), sức cạnh tranh của các doanh nghiệp yếu.
2.2. Thực trạng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn hiện nay
2.2.1. Về quy mô
2.2.1.1. Về vốn
Vốn bình quân ban đầu của các DNV&N ở nông thôn rất thấp cả về số tương đối và số tuyệt đối so với các DNV&N khác. Với các doanh nghiệp hộ gia đình, vốn bình quân là 921 USD, với các doanh nghiệp tư nhân là 2153 USD. Số liệu điều tra cho thấy vốn của các DNV&N trong nông nghiệp ở miền Nam cao hơn so với DNV&N ở miền Bắc. Mức thấp khác nhau về vốn ban đầu không phản ánh những nhu cầu về vốn thấp và khác nhau nhưng đó cũng là kết quả của việc thiếu sự hỗ trợ tín dụng. Trên 80% số doanh nghiệp được bộ lao đông thương binh và xã hội khảo sát cho thấy chủ yếu dựa vào vốn tự có và vốn vay không lãi của bạn bè, họ hàng khi lập doanh nghiệp ( chính xác là 82,% ở Hoà Bình, 85,1% ở Quảng Ninh, 77,3% ở Vĩnh Phúc, Phú Thọ, 83% ở Long An...). Với dn hộ gia đình con số nay là 87% và với doanh nghiệp tư nhân con số này là 75%. Vốn tự có và tiền vay không phải trả lãi của các DNV&N ở khu vực nông thôn chiếm 90% số vốn ban đầu. Nguồn vốn vay ngoài chủ yếu là vay tư nhân có lãi, khoang 5,6% doanh nghiệp hộ gia đình và 19,4% doanh nghiệp tư nhân huy động vốn bằng phương pháp này.
Khả năng về vốn sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh giữa các DNV&N ở khu vực nông thôn, đồng thời cũng thể hiện các tiềm năng kém hiệu quả của các DNV&N khu vực này. Nó sẽ làm khác biệt về phát triển kinh tế cũng như chênh lệch ngay giữa các DNV&N khu vực nông thôn. Các DNV&N sẽ phát triển những nơi nào có nhu cầu lớn về việc làm và thu nhập, hay ở những nơi có điều kiện tốt nhất để phát triển những loại hình hoạt động phi nông nghiệp.
2.2.1.2. Về lao động
Quy mô của các DNV&N ở nông thôn nhỏ hơn quy mô trung bình của các DNV&N ở khu vực thành thị. Trung bình các DNV&N nông thôn tạo ra 2,2 tỷ đồng giá trị sản lượng, thu hút 26...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status