Huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn huyện kim bảng, tỉnh hà nam - pdf 27

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

PHẦN I. MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 4
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu, khảo sát 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HUY ĐỘNG
NGUỒN LỰC XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG NÔNG THÔN 6
2.1 Cơ sở lý luận 6
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 6
2.1.2 Vai trò, đặc điểm của xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn 11
2.1.3 Nội dung huy động 15
2.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng 16
2.2 Cơ sở thực tiễn 19
2.2.1 Kinh nghiệm, bài học một số nước trên thế giới 19
2.2.2 Kinh nghiệm, bài học trong nước 23
PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU 28
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 28
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 28
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 29
3.2 Phương pháp nghiên cứu 37
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 37
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 42
3.2.3 Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu. 45
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu 47
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 49
4.1 Thực trạng huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. 49
4.1.1 Căn cứ, các cơ chế chính sách huy động nguồn lực 49
4.1.2 Tổ chức huy động. 50
4.1.3 Kết quả và hiệu quả huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn huyện Kim Bảng trong 3 năm (2011-2013). 52
4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực xây dựng cơ sở
hạ tầng huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 79
4.2.1 Ảnh hưởng của công tác tổ chức thực hiện 82
4.2.2 Ảnh hưởng của thu nhập 84
4.2.3 Ảnh hưởng của nghề nghiệp 87
4.2.4 Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn lực 90
4.3 Giải pháp huy động tốt hơn nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng
nông thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam 90
4.3.1. Định hướng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. 90
4.3.2 Giải pháp chủ yếu 92
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102
5.1 Kết luận 102
ơ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Nước ta là một nước nông nghiệp; nông dân, nông thôn luôn có vị trí
chiến lược trong xây dựng và phát triển đất nước, là cơ sở và lực lượng quan
trọng để phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và
Nhà nước, nông nghiệp và nông thôn đã đạt được những bước phát triển ổn định,
khá toàn diện, cải thiện và nâng cao đời sống của người dân nông thôn. Tuy
nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp
và phát triển nông thôn thì nông thôn Việt Nam còn nhiều khó khăn, yếu kém,
mà dưới góc độ quản lý nhà nước cần nhìn nhận một cách đúng đắn để có giải
pháp khắc phục.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh tế- xã hội chậm
phát triển là do sự yếu kém về hệ thống cơ sở hạ tầng, nhân tố quan trọng hàng
đầu để mở mang sản xuất, tiếp cận thị trường, tiếp thu khoa học và mở mang dân
trí. Phát triển cơ sở hạ tầng là giải pháp quan trọng bậc nhất trong chiến lược
phát triển kinh tế- xã hội, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam. Do đó, phát triển
cơ sở hạ tầng nông thôn là một yêu cầu cấp thiết để phát triển kinh tế nông thôn,
thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nông thôn mới.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
chính sách nhằm xây dựng và phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó huy
động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn là vấn đề luôn được quan tâm
chú trọng. Bằng nhiều biện pháp thu hút các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước,
từ các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và huy động nguồn lực trong dân đã góp
phần xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng hoàn thiện.
Nghị quyết số 13, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa XI) đã đánh giá: “Nguồn lực đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng ngày càng
lớn và đa dạng. Ngoài nguồn lực của Nhà nước, đã và đang mở rộng sự tham
gia của toàn xã hội, nhất là đầu tư của các doanh nghiệp vào các dự án giao
thông, khu công nghiệp, khu đô thị mới và đóng góp tự nguyện của nhân dân vào
phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Các hình thức đầu tư, xây dựng, vận hành,
kinh doanh được đa dạng hoá, mở rộng”.
Sau hơn 25 năm tiến hành công cuộc đổi mới, hệ thống kết cấu hạ tầng
của đất nước đã có nhiều thay đổi rõ rệt, nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
phát triển. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được nêu trên, Nghị quyết số 13-
NQ/TW Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) cũng chỉ rõ “hệ thống kết cấu hạ tầng
ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu, thiếu đồng bộ, kém tính kết
nối, hiện đang là điểm nghẽn của quá trình phát triển”; Hệ thống kết cấu hạ tầng
chưa đáp ứng kịp yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; hạ tầng xã hội
thiếu về số lượng, kém về chất lượng, hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa đáp ứng
yêu cầu dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là y tế, giáo dục; giao thông, thủy lợi,
kiên cố hóa kênh mương... Tư duy về đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng chậm đổi
mới, chưa phù hợp với cơ chế thị trường; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng vẫn dựa
vào ngân sách Nhà nước là chủ yếu; Cơ chế chính sách để thu hút nguồn lực từ
các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội chưa thật
phù hợp.
Như vậy, cơ sở hạ tầng có tầm quan trọng không ai phủ nhận được; Nếu
tiếp tục để tình trạng lạc hậu về cơ sở hạ tầng kéo dài, chắc chắn Việt Nam khó
có thể bứt phá vươn lên; cần có một thể chế về phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại,
mở đường cho một thời kỳ phát triển mới; thể chế này phải bao gồm cả luật lệ,
bộ máy điều hành quản lý và cách điều hành. Tuy nhiên trước yêu cầu
của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn thì
phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn là giải pháp quan trọng nhất trong chiến
lược phát triển kinh tế- xã hội ở nông thôn nước ta hiện nay. Kim Bảng là một huyện của tỉnh Hà Nam, nằm trong vùng bán sơn địa, có
địa hình đa dạng bao gồm vùng đồi núi, nửa đồi núi và vùng đồng chiêm trũng.
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, Nhà nước và Chương trình Quốc gia
xây dựng nông thôn mới, huyện Kim Bảng thường xuyên quan tâm lãnh đạo chỉ
đạo, có nhiều giải pháp tích cực huy động các nguồn lực, vừa để đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn, đồng thời tạo điều kiện giúp người dân đẩy mạnh phát
triển sản xuất. Vì vậy, cơ sở hạ tầng ở Kim Bảng từng bước được đầu tư nâng
cấp, góp phần đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân và sự phát triển của các
ngành nghề, dịch vụ. Đây sẽ là tiền đề thuận lợi để địa phương có sự phát triển
toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong thời gian tới và xây dựng
nông thôn mới.
Cơ sở hạ tầng được thực hiện đồng bộ sẽ góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ
chính trị của huyện. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là một số công trình đã
xuống cấp, chưa đáp ứng nhu cầu vận tải và đi lại của các khu công nghiệp, khu
du lịch, phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế ở địa
phương, vì vậy các công trình cơ sở hạ tầng cần được ưu tiên xây dựng, tu bổ để
từng bước thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
Để phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn thì khó khăn nhất là làm thế nào để
có vốn?. Có vốn chúng ta mới có thể xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, duy tu bảo
dưỡng thường xuyên các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn. Thực tế hiện nay,
vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng còn bị hạn chế; nguồn vốn huy động để đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng nông thôn. Lượng vốn cung
ứng cho việc phát triển cơ sở hạ tầng là rất lớn, nên chúng ta không chỉ trông chờ
vào ngân sách Nhà nước mà còn cần có chính sách và giải pháp tăng cường
huy động nguồn vốn của mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các công trình
cơ sở hạ tầng.
Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề nói trên, tui tiến
hành thực hiện đề tài: “ Huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng huy động nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn tại huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp
chủ yếu nhằm huy động tốt hơn nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn tại
địa phương.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực
xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn.
- Đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến huy động
nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam
trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu để huy động tốt hơn nguồn lực xây dựng
cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu, khảo sát
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc huy động nguồn lực xây dựng cơ
sở hạ tầng trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
- Đối tượng khảo sát: Cán bộ, người dân một số xã, thị trấn; công nhân
viên chức một số doanh nghiệp trên địa bàn huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Trong phạm vi đề tài, chúng tui chủ yếu đánh giá
quá trình thực hiện và những kết quả đạt được trong việc huy động nguồn lực
xây dựng một số cơ sở hạ tầng chủ yếu như đường giao thông, thủy lợi, đường
nội đồng, kiên cố hóa kênh mương, trụ sở làm việc, nhà văn hóa, hệ thống nước
sạch và vệ sinh môi trường, cơ sở giáo dục và y tế nông thôn huyện Kim Bảng.
- Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Kim
Bảng, tỉnh Hà Nam.
- Phạm vi về thời gian:
Số liệu phản ánh thực trạng, được thu thập từ các số liệu đã công bố trong
thời gian từ năm 2011- 2013.
Số liệu sơ cấp, khảo sát về thực trạng ở một số xã, thị trấn, doanh nghiệp
được thực hiện năm 2013.
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 4/2013- 7/2014.

cRZNa4CmzC3R6W5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status