Tác động của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đến nghành điện tử - Viễn thông - một trong số những nghành công nghiệp chủ lực của Việt Nam và rút ra ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi vươn ra kinh doanh trên thị trường n - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Tác động của toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực đến nghành điện tử - Viễn thông - một trong số những nghành công nghiệp chủ lực của Việt Nam và rút ra ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi vươn ra kinh doanh trên thị trường n



Các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là các doanh nghiệp điện tử Việt Nam cần tự tin và những nội lực của bản thân, không trông chờ, ỷ lại sự bảo hộ của nhà nước, nắm vững, nắm chắc luật “chơi”, cũng như những cam kết WTO để hoạch định lại chiến lược sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển và vươn ra kinh doanh trên thị trường nước ngoài.
 Tập trung đầu tư theo chiều sâu, chủ động tìm kiếm đối tác trong khu vực nhất là các nước có công nghệ điện tử phát triển để chào mời hợp tác sản xuất, đầu tư, chuyển giao công nghệ.
 Với đặc điểm chuyên môn hóa vào toàn cầu hóa của công nghệ điện tử hiện đại, các doanh nghiệp Việt Nam chỉ nên chọn một chuyên ngành, tập trung vào một sản phẩm mà mình có thế mạnh nhằm tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao, tạo chỗ đứng trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
 Toàn cầu hoá với việc thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực. Toàn cầu hoá không chỉ là vấn đề cuả từng quốc gia, khu vực mà nó tác động đến , từng doanh nghiệptừng cá nhân. Trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay, yếu tố con người được phát huy hơn bao giờ hết. Tính chất của toàn cầu hoá ngày càng đi vào chiều sâu với sự phát triển như vũ bão và không ngừng của khoa học, kỹ thuật và công nghệ. Lao động giản đơn ngày càng giảm ý nghĩa trong sản xuất và cạnh tranh. Trái lại, năng lực, trình độ và tư chất của con người quyết định việc biến những cơ hội do môi trường mới mang lại thành những hoạt động sản xuất thiết thực, tạo đà cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Có thể nói toàn cầu hoá đang tạo ra yêu cầu, động lực và điều kiện để phát triển nguồn nhân lực. Đối với Việt Nam, tác động tích cực của toàn cầu hoá với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thể hiện trên hai phương diện, Thứ nhất, toàn cầu hoá thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ, đòi hỏi mỗi người phải không ngừng nâng cao trình độ để theo kịp với sự phát triển của nó. Đồng thời, toàn cầu hoá cũng tạo điều kiện cho mỗi người nhanh chóng tiếp cận thông tin, tri thức mới, góp phần nâng cao dân trí. Đây vừa là điều kiện vừa là động lực quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thứ hai, lao động làm việc trong các doanh nghiệp có phương pháp quản lý tiên tiến, sử dụng công nghệ hiện đại sẽ có điều kiện để học tập nâng cao tay nghề, tiếp thu công nghệ mới, nâng cao năng lực quản lý và tác phong làm việc. Tuy nhiên, cũng chính từ hai phương diện tích cực trên, quá trình hội nhập quốc tế cũng làm bộc lộ những hạn chế của lao động Việt Nam nhờ đó mà xây dựng chiến lược giáo dục và phát triển nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu của thời đại.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hội và thách thức của ngành sau khi gia nhập WTO cũng như những phân tích về hoạt động sở hữu trí tuệ trong các doanh nghiệp. Những vấn đề về cạnh tranh, về vai trò của Hiệp hội đối với các thành viên trong thời kỳ hội nhập cũng được các đại biểu đề cập tới.
1. Khi Việt Nam tham gia vào WTO, nền kinh tế đã có những biểu hiện tích cực như:
- Hầu hết các chuyên gia đều khẳng định, năng lực sản xuất và kinh doanh của các ngành tăng lên rõ rệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO. Trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp nhưng hầu hết các ngành hàng nước ta đều đạt mức tăng trưởng cao so với nhiều nước trong khu vực. Theo số liệu ước tính, năm 2008, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 31% so với năm 2007 (nếu loại trừ yếu tố tăng giá, mức tăng còn 7%); kim ngạch xuất khẩu đạt 62,9 tỉ USD, tăng 29,5% so với năm 2007; kim ngạch nhập khẩu đạt 79,9 tỉ USD, tăng 27,5% so với năm 2007. Nhìn chung, xuất khẩu các mặt hàng chủ lực thuộc các ngành hàng đều tăng rõ rệt.
- Tốc độ tăng trưởng cao (GDP năm 2007 đạt 8,48%; năm 2008 ước đạt 6,23%), vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh (năm 2007 đạt 20,3 tỉ USD tăng 69,2% năm 2008 ước đạt 60 tỉ USD);
- Thị trường xuất khẩu được mở rộng (kim ngạch xuất khẩu năm 2007 đạt 48,56 tỉ USD, tăng 21,9% so với chỉ tiêu đặt ra 17,4%, kim ngạch xuất khẩu năm 2008 ước tăng 31,8%, tăng gần 12%, tổng thu cân đối ngân sách nhà nước ước đạt 399.000 tỉ đồng, tăng hơn 76.000 tỉ đồng so với chỉ tiêu của
Quốc hội). Hàng hóa của Việt Nam có cơ hội thâm nhập được thị trường các nước thành viên WTO thuận lợi hơn do thị trường được mở rộng và không bị phân biệt đối xử; có điều kiện tiếp cận với các nguồn tín dụng, công nghệ hiện đại, các loại hình dịch vụ, vật tư, nguyên liệu
- Thâm hụt thương mại giảm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng (từ 574.046 tỉ đồng năm 2007 lên 601.478,2 tỉ đồng - tính đến hết tháng 11-2008);
- Các doanh nghiệp Việt Nam đã có lợi gián tiếp từ yêu cầu của WTO về việc cải cách hệ thống ngoại thương, bảo đảm tính thống nhất của các chính sách thương mại và các bộ luật của Việt Nam cho phù hợp với hệ thống thương mại quốc tế. Các quy định của WTO sẽ loại bỏ dần những bất hợp lý thương mại, thúc đẩy cải thiện hệ thống kinh tế và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ hệ thống kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường. Môi trường kinh doanh trong nước đã được cải thiện theo hướng thuận lợi và minh bạch hơn, thúc đẩy sự phát triển của các ngành hàng; tạo điều kiện cho các loại thị trường phát triển phù hợp với thông lệ quốc tế và theo định hướng. Việc đơn giản hóa thủ tục hành chính đã có tác động tích cực đối với phát triển các doanh nghiệp mới ở hầu hết các ngành hàng. Việc phát triển hệ thống ngân hàng và bảo hiểm cũng như mở ra các kênh tài chính tạo cơ hội lựa chọn tiếp, cận tài chính tốt hơn cho doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xuất khẩu, các doanh nghiệp thuộc các ngành ưu tiên như đóng tàu hay phát triển năng lượng mới.
- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực (tăng tỷ trọng các ngành xuất khẩu chủ lực, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, các ngành cung cấp các nguyên liệu vật tư cho sản phẩm, các ngành cạnh tranh kém như dệt may, xe máy và phụ tùng, nhựa, chế biến rau quả... suy giảm);
- Tăng việc làm, tăng năng suất lao động nhờ chuyển dịch cơ cấu lao động; số người thất nghiệp giảm, thu nhập của người dân tăng lên, công tác xóa đói giảm cùng kiệt đạt hiệu quả và phát huy tác dụng...
Việc mở cửa thị trường nội địa, cắt giảm thuế và các rào cản phi thuế đối với các sản phẩm như máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu đã tạo điều kiện cho nhiều mặt hàng đến với người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước với mức giá hợp lý hơn, hướng tới nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ được cung cấp nguồn lực tốt hơn. Do thị trường được mở rộng và không bị phân biệt đối xử, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với các nguồn tín dụng, công nghệ hiện đại, các loại hình dịch vụ, vật tư, nguyên liệu và cơ hội xuất khẩu sản phẩm, ứng dụng những cách quản lý và sản xuất kinh doanh tiên tiến...để nhanh chóng phát triển các ngành có công nghệ cao, ngành mũi nhọn, nhanh chóng đuổi kịp các nước phát triển trên thế giới.
Đồng thời, các doanh nghiệp Việt Nam còn có thể tận dụng cơ chế của WTO để giải quyết các tranh chấp với các nước thành viên khác nhằm bảo vệ quyền lợi trong các cuộc tranh chấp thương mại, sẽ có lợi từ việc cải thiện hệ thống giải quyết tranh chấp khi có quan hệ với các cường quốc thương mại chính. Việc tham gia WTO sẽ cho phép Việt Nam cải thiện vị trí của mình trong các cuộc đàm phán thương mại, có điều kiện tiếp cận các quy tắc công bằng và hiệu quả để giải quyết các tranh chấp thương mại. Những nguyên tắc của WTO đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cũng sẽ có lợi vì sẽ nhận được một số ưu đãi đặc biệt như được miễn trừ sự ngăn cấm trợ cấp xuất khẩu.
- Việt Nam sẽ có điều kiện thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý và công nghệ mới của nước ngoài. Trong những năm qua, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực sự đã trở thành một trong những động lực tăng trưởng sản xuất công nghiệp Việt Nam. Đầu tư nước ngoài đã tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm gần 30% vốn đầu tư xã hội, 35% giá trị sản xuất công nghiệp, 20% xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động.  Các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần chủ yếu vào việc chuyển giao công nghệ, đầu tư nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam trong những năm qua. Sự xuất hiện của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có tác động tích cực như: tăng mức độ cạnh tranh trên thị trường, giúp các doanh nghiệp và các nhà quản lý doanh nghiệp trong nước học hỏi thêm về cách thức quản lý sản xuất, tiếp thị, tiếp thu công nghệ, kiểu dáng sản phẩm, phục vụ khách hàng
- Nâng cao khả năng cạnh tranh và tính hiệu quả trong nền kinh tế, đồng thời tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Tự do hóa thương mại của WTO sẽ tạo điều kiện cho hàng hóa của các nước thành viên dễ dàng thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Điều này gây sức ép buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận mức độ cạnh tranh khốc liệt, làm cho họ trở nên năng động hơn trong việc tạo sản phẩm mới, cải tiến các dịch vụ, hạ giá thành sản phẩm
2. Những khó khăn và tác động tiêu cực:
Tuy nhiên, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp điện tử - viễn thông nói riêng cũng phải đối mặt với không ít những khó khăn.
- Việc mở cửa thị trường dẫn đến sức ép cạnh tranh tăng lên, các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh ở thị trường trong nước mà còn phải cạnh tranh ở thị trường thế giới. Nhiều khoản trợ cấp hay c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status