Thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay



Chương 1: 8
Lý luận chung về hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 8
1.1 Tính tất yếu của hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 8
1.1.1 Định hướng của Đảng và Nhà nước 8
1.1.2 Thực trạng nguồn vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam 9
1.2 Đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán 15
1.2.1 Các hình thức tham gia của nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán 15
1.2.2 Vai trò của hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 21
1.3 Kinh nghiệm các nước trong việc thu hút đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán 25
1.3.1 Thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài tại một số thị trường chứng khoán khu vực Châu Á 25
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 32
Chương 2: 34
Thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 34
2.1 Quá trình cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước và sự phát triển Thị trường chứng khoán Việt Nam 34
2.1.1 Quá trình Cổ phần hoá Doanh nghiệp nhà nước thời gian qua 34
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Thị trường Chứng khoán Việt Nam 37
2.2 Cơ sở pháp lý đối với hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 45
2.2.1 Các văn bản áp dụng cho hoạt động đầu tư nước ngoài nói chung 45
2.2.2 Các văn bản pháp lý áp dụng trực tiếp cho hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 52
2.2.3 Một số điểm lưu ý khác liên quan tới hệ thống văn bản pháp luật về đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 58
2.3 Thực trạng tham gia thị trường chứng khoán Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài 61
2.3.1 Nhà đầu tư nước ngoài mua chứng khoán của doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá 61
2.3.2 Cơ sở cho hoạt động ĐTNN tại các công ty cổ phần có vốn ĐTNN 67
2.3.3 Nhà đầu tư nước ngoài tham gia mua, bán chứng khoán trên TTGDCK Thành phố Hồ Chí Minh 71
2.3.4 Nhà đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn vào công ty chứng khoán liên doanh, công ty quản lý quỹ liên doanh 81
Chương 3: 84
Giải pháp thúc đẩy hoạt động đẩu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 84
3.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2010 84
3.1.1 Quan điểm định hướng chiến lược phát triển TTCK Việt Nam 84
3.1.2 Định hướng phát triển TTCK Việt Nam đến năm 2010 86
3.2 Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 88
3.2.1 Ổn định và cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô 89
3.2.2 Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về chứng khoán và TTCK 90
3.2.3 Tăng cung hàng hoá về mặt số lượng và chất lượng 91
3.2.4 Từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật hỗ trợ thị trường 94
3.3 Một số kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam 97
3.3.1 Kiến nghị về quản lý ngoại hối trong giao dịch chứng khoán 97
3.3.2 Kiến nghị về chính sách thuế đối với nhà đầu tư nước ngoài 98
3.3.3 Kiến nghị về giới hạn đầu tư đối với hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán 99
3.3.4 Kiến nghị về sự tham gia của tổ chức kiểm toán, tổ chức định mức tín nhiệm 100
3.3.5 Kiến nghị về hoàn thiện hệ thống kế toán áp dụng cho các công ty niêm yết 101
Kết luận 102
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ứ ba phải được sự phê chuẩn của Bộ KH&ĐTvà số tiền thu được phải tái đầu tư tại Việt Nam. Trong trường hợp này, nếu cổ đông sáng lập là người nước ngoài muốn rút số tiền chuyển nhượng khỏi Việt Nam mà không tái đầu tư, họ sẽ phải được sự cho phép của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Quy định này sẽ gây thêm khó khăn cho việc chuyển cổ phần của cổ đông sáng lập nước ngoài sang đối tác Việt Nam.
Thực tế tại các doanh nghiệp có vốn ĐTNN hiện nay cho thấy, việc định giá vốn góp ban đầu của các bên trong doanh nghiệp, đặc biệt về định giá đất đai, nhà xưởng, dây chuyền công nghệ có tính chính xác không cao và thường cao hơn giá trị thực tế. Trong khi đó, kết quả định giá này được phản ánh tại giá trị sổ sách, là cơ sở để quyết định giá phát hành tối thiểu và giá bán ban đầu. Do đó, khi cổ phiếu được đưa ra thị trường, giá sẽ có xu hướng giảm xuống cho bằng giá trị thực của doanh nghiệp. Điều đó làm giảm tính hấp dẫn của cổ phiếu và tính thanh khoản theo đó cũng giảm xuống.
Vấn đề chuyển đổi các doanh nghiệp có vốn ĐTNN sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần còn rất mới mẻ tại Việt Nam. Nhiều ý kiến trái ngược bàn về sự cần thiết của công tác chuyển đổi. Mặc dù vậy, phải khẳng định đây là xu hướng tất yếu cho sự phát triển một hệ thống toàn diện các doanh nghiệp của nền kinh tế thị trường hiện đại, tạo nền tảng cho TTCK phát triển ổn định và vững mạnh.
Quyết định 36/2003/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2003
Thay thế cho Quyết định 145/1999/QĐ-TTg, Quyết định 36/2003/QĐ-TTg trở thành văn bản pháp lý cao nhất quy định quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà ĐTNN trong các doanh nghiệp Việt Nam. Quyết định 36 quy định cả trường hợp góp vốn nước ngoài vào các công ty TNHH và vốn góp của bên nước ngoài trong các DNNN cổ phần hoá và công ty cổ phần. Quyết định này có phạm vi rộng hơn Quyết định 146 khi chỉ áp dụng cho các công ty được niêm yết trên TTCK.
Theo Quyết định, ĐTNN dưới hình thức mua cổ phần là hoạt động được phép nhưng phải chịu một số giới hạn. Trước hết là về loại hình công ty người ĐTNN được quyền mua cổ phần. Nhà ĐTNN tuy có thể được mua cổ phiếu khi một DNNN mới cổ phần hoá phát hành cổ phiếu lần đầu nhưng không được trở thành cổ đông sáng lập đối với các công ty cổ phần hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Muốn nắm giữ cổ phiếu của các công ty này, nhà ĐTNN chỉ có thể mua cổ phiếu trong các đợt phát hành sau hay mua cổ phiếu hiện có từ các cổ đông hay từ công ty Điều 5, khoản 1.a Quyết định 36/2003/QĐ-TTg
. Quy định này là phù hợp do luật pháp Việt Nam chưa cho phép thành lập doanh nghiệp cổ phần có vốn ĐTNN. Trong thời gian tới, khi một số doanh nghiệp có vốn ĐTNN được chuyển đổi, các quy định này cần được xem xét chỉnh sửa.
Một quy định quan trọng khác để thống nhất với Luật Đầu tư nước ngoài, Luật khuyến khích đầu tư trong nước là tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được nắm giữ tối đa 30% số cổ phiếu đối với công ty đã niêm yết và 30% vốn điều lệ đối với công ty chưa niêm yết. Trên thực tế, vốn điều lệ và giá trị vốn cổ phần có thể khác nhau sau quá trình sản xuất kinh doanh có lợi nhuận để lại khác không dẫn đến giá trị cổ phiếu nhà ĐTNN được nắm giữ tại các công ty chưa niêm yết không đạt tới 30% tổng giá trị vốn cổ phần của công ty.
Mặt khác, các nhà ĐTNN chỉ được phép mua cổ phần tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực, ngành nghề do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Hiện nay có 35 lĩnh vực kinh doanh được bán cổ phiếu cho nhà ĐTNN trong các lĩnh vực: nông lâm ngư nghiệp, công nghiệp, chế biến; du lịch, khách sạn và nhà hàng; vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc; hoạt động khoa học công nghệ, y tế và giáo dục Quyết định 260/2002/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 10/5/2003
. Điều này hạn chế một lượng không nhỏ các nhà ĐTNN đang quan tâm đến các lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn khác.
Ngoài ra, Quyết định và Thông tư hướng dẫn số 73/2003/TT-BTC đã đưa ra các quy định cụ thể về quy trình bán cổ phần cho nhà ĐTNN để tránh sự lúng túng của các doanh nghiệp trước cơ hội huy động nguồn vốn bên ngoài cũng như của các cơ quan Nhà nước trong công tác quản lý việc bán cổ phần cho nhà ĐTNN của các doanh nghiệp Việt Nam.
Các văn bản pháp lý áp dụng trực tiếp cho hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2003
Nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn trên thị trường chứng khoán Việt Nam sau hơn 3 năm hoạt động, UBCKNN đã gấp rút soạn thảo và trình Chính phủ Nghị định thay thế Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Ngày 28/11/2003, Nghị định 144/2003/NĐ-CP được chính thức ban hành trở thành văn bản có tính pháp lý cao nhất về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Nghị định 144/CP lấy tinh thần chung của Nghị định 48/CP tuy có một số thay đổi cho phù hợp với đòi hỏi phát triển của thị trường, trong đó có một số thay đổi liên quan tới vấn đề tham gia của bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán.
Nghị định đề cập tới cả hai hình thức ĐTNN được phép tại Việt Nam: hình thức đầu tư gián tiếp của cá nhân, tổ chức nước ngoài mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam theo tỷ lệ do Thủ tướng Chính phủ quy định; và hình thức đầu tư trực tiếp thành lập tổ chức kinh doanh chứng khoán gồm có công ty chứng khoán liên doanh và công ty quản lý Quỹ liên doanh. Việc quản lý và cấp phép hoạt động cho hoạt động đầu tư chứng khoán trực tiếp đều do UBCKNN đảm nhiệm Điều 99, 100, 101 Chương X, Nghị định 144/2003/NĐ-CP
.
Bên cạnh đó, Nghị định cũng bàn tới việc mở văn phòng thay mặt của tổ chức kinh doanh chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam dưới sự quản lý của UBCKNN.
Với định hướng của Nghị định, Chính phủ, Thủ tướng chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan đã có các quy định cụ thể tại các quyết định, thông tư nhằm hướng dẫn hoạt động ĐTNN vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Quyết định 146/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 7 năm 2003
Nhằm tăng cường thu hút vốn ĐTNN vào thị trường chứng khoán, tạo luồng sinh khí mới cho thị trường và để tạo tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật liên quan, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định 146/2003/QĐ-Ttg ngày 17/7/2003 thay thế cho Quyết định 139/1999/QĐ-Ttg với các nội dung quy định về tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu, trái phiếu, vốn góp của phía nước ngoài trong các công ty niêm yết, công ty chứng khoán liên doanh.
Trước đây, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu tối đa của nhà ĐTNN là 20% số cổ phiếu đang lưu hành của tổ chức niêm yết. Trong khi đó, nhà ĐTNN mua cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam khác theo Quyết định 36/2003/QĐ-TTg và trước đó là Quyết định 145/1999/QĐ-TTg có thể nắm giữ tới 30% số cổ phần hay vốn điều lệ của doanh nghiệp Việt Nam. Sự không thống nhất giữa các văn bản pháp luật này gây khó khăn cho các công ty cổ phần đã bán cổ phiếu cho người nước ngoài trên mức 20%. Khi có điều kiện niêm yết cổ phiếu và có nguyện vọng niêm yết phải buộc cổ đô...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status