Tình hình hoạt động tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội - pdf 27

Download miễn phí Tình hình hoạt động tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội



 Thu chi các loại ngoại tệ, tiền Việt Nam đồng, giám định tiền thật, tiền giả;
 Chuyển tiền mặt và sec du lịch đi tiêu thụ nước ngoài qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam;
 Quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản thế chấp, chứng chỉ tiền gửi;
 Điều chuyển và điều hòa tiền mặt VNĐ, ngoại tệ và các giấy tờ có giá trong nội bộ Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội;
 Phân loại và thực hiện các giao dịch đối với tiền mặt trong lưu thông;
 Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


LỜI NÓI ĐẦU
Trong xu hướng hội nhập quốc tế và môi trường cạnh tranh ngày càng quyết liệt hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam ngày càng mở rộng các hoạt động của mình trên tất cả các lĩnh vực cả về chiều rộng và chiều sâu, đặc biệt là lĩnh vực tín dụng, khi mà các ngân hàng vẫn bị đánh giá là đang "độc canh" trong lĩnh vực này. Theo đánh giá của các tổ chức tài chính trong và ngoài nước, các nhu cầu về xây dựng - sửa chữa nhà ở, mua xe ô tô, đi du học, chi tiêu cho dịch vụ du lịch, y tế, đầu tư kinh doanh của các cá nhân, các hộ kinh doanh cá thể ngày càng tăng mạnh mẽ. Trong khi đó phần lớn dân cư có mức thu nhập trung bình và thấp. Do đó đây là một thị trường "màu mỡ" cho các ngân hàng mở rộng phạm vi cho vay, tăng lợi nhuận, san sẻ rủi ro. Tuy nhiên hiện nay có một số ngân hàng thương mại Việt Nam chỉ chú trọng đến các khách hàng doanh nghiệp, chưa thật sự quan tâm đến đối tượng khách hàng cá nhân, các hộ kinh doanh cá thể (còn gọi là khách hàng thể nhân).
Xuất phát từ luận điểm trên, trong thời gian thực tập cuối khóa, em đã đến thực tập tại phòng tín dụng thể nhân, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội, và tìm hiểu về hoạt động cho vay tại đây để hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp cuối khóa.
1. Giới thiệu tổng quan về Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/03/1985 theo Quyết định số 177/NH.QĐ ngày 22/12/1984 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam và có trụ sở chính đặt tại 78 Nguyễn Du - Hà Nội. Trải qua hơn 20 năm hoạt động, từ một Chi nhánh nhỏ với cơ sở vật chất cùng kiệt nàn đến nay Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đã có những thành công nhất định trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà Nội. Với mạng lưới hiện nay gồm có Trụ sở chính tại 344 Bà Triệu – Hà Nội và 8 Phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn Thành phố Hà Nội (sau khi đã tách 4 Chi nhánh cấp II và được chuyển đổi thành Chi nhánh cấp I theo Quyết định 888/2005/QĐ.NHNN ngày 16/06/2005 của Ngân hàng Nhà nước).
Tổng số cán bộ công nhân viên Chi nhánh khi chưa tách các Chi nhánh cấp II là 470 người và sau khi tách còn là 218 người với độ tuổi bình quân 28 tuổi. Cán bộ nhân viên Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội đều được đào tạo cơ bản, thường xuyên được tham gia các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Hiện nay, trên 96% cán bộ có trình độ Đại học, hơn 40 cán bộ đã và đang theo học các chương trình đào tạo trên đại học về kinh tế và quản trị kinh doanh.
1.1. Hệ thống tổ chức của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội.
Là một Chi nhánh hạch toán phụ thuộc của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Tổ chức hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội được điều hành bởi Ban Giám đốc, các phòng nghiệp vụ và các phòng ban khác hoạt động dưới sự lãnh đạo của Ban Giám đốc.
GIÁM ĐỐC
P.Quan hệ kh ách hàng àng
P. Thanh toán XNK
P. Ki ểm tra nội bộ
Công tác tổ chức cán bộ
P.Quan hệ kh ách hàng àng
P. Tổng hợp
PHÓ GIÁM ĐỐC
PTR. RỦI RO
Ctác XL& khai thác TS Nợ/Có
C.tác phát triển mạng lưới,XDCB
P. Tin học
P. Q.lý rủi ro tín dụng
P. Thẻ
P. Tín dụng thể nhân
P. Giao dịch
C.Tác hành chính
P. Ngân quỹ
P. Quản lý nợ
P. Kế toán tài chính
PHÓ GIÁM ĐỐC
QUẢN TRỊ NỘI BỘ
PHÓ GIÁM ĐỐC
PTR BÁN LẺ
P.Kinh doanh dịch vụ NH
Số 3 Hàng Đồng
Số 2 T.B.
Trọng
Số 4 Hoàng Cầu
Số 5 Linh Đàm
Số 6 Thanh Xuân
S ố 8 Yết Kiêu
Số7Trần Khát Chân
Số 1 Hàng Bài
(Mô hình tổ chức Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội)
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội:
1. Phòng Quan hệ khách hàng:
Xác định nhóm khách hàng mục tiêu;
Lập kế hoạch khách hàng và thực hiện kế hoạch;
Đầu mối trong quan hệ với khách hàng và xây dựng chính sách khách hàng;
Phối hợp trong nội bộ ngân hàng để cung ứng các sản phẩm dịch vụ;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
2. Phòng Tín dụng thể nhân:
Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng đối với khách hàng và cá nhân: cho vay cầm cố, thế chấp, tín chấp theo quy định hiện hành;
Tổ chức nghiên cứu triển khai các sản phẩm bán lẻ như cho vay trả góp, cho vay du học, cho vay người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và các sản phẩm khác;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
3. Phòng Quản lý rủi ro tín dụng:
Xây dựng chiến lược và chính sách quản lý rủi ro tín dụng;
Quản lý danh mục đầu tư;
Trực tiếp tham gia các quy trình thẩm định và phê duyệt tín dụng;
Giám sát quá trình phê duyệt tín dụng;
Hỗ trợ phát hiện và kiểm soát các dấu hiệu rủi ro;
Tham gia đào tạo nghiệp vụ;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
4. Phòng Tổng hợp:
Lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chương trình công tác;
Lập, công bố và quản lý các loại giá mua bán sản phẩm, dịch vụ ngân hàng;
Quản lý, điều hành vốn ngoại tệ và đồng Việt Nam;
Kinh doanh ngoại tệ;
Nghiên cứu tổng hợp và phân tích kinh tế;
Xây dựng các biện pháp để thực hiện chính sách, chủ trương của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam;
Thực hiện hoạt động PR của ngân hàng;
Phát triển mở rộng mạng lưới;
Các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao.
5. Phòng Kế toán thanh toán:
Bộ phận "Xử lý nghiệp vụ chuyển tiền": thực hiện các giao dịch chuyển tiền;
Bộ phận "Quản lý tài khoản": quản lý toàn bộ tài khoản khách hàng và các tài khoản nội và ngoại bảng tổng kết tài sản;
Bộ phận "Quản lý chi tiêu nội bộ": thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến chi tiêu nội bộ và các nghiệp vụ khác;
Bộ phận "Thông tin khách hàng": Phục vụ tài khoản khách hàng là tổ chức kinh tế;
Bộ phận "Kế toán giao dich": Xử lý các giao dịch liên quan đến tài khoản của các khách hàng là các tổ chức kinh tế;
Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán xuất, nhập khẩu: thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền nước ngoài, quản lý và kiểm tra mẫu dấu chữ ký của các ngân hàng đại lý;
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
6. Phòng quản lý nợ:
Nhập dữ liệu vào hệ thống;
Nhận và lưu giữ hồ sơ tín dụng;
Thực hiện các tác nghiệp liên quan đến việc rút vốn;
Lập các báo cáo dữ liệu của các khoản vay;
Tham gia vào quá trình thu nợ, thu lãi;
Góp ý sửa đổi chương trình quản lý nợ vay;
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
7. Phòng kinh doanh dịch vụ:
Huy động vốn tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, phát hành sec cá nhân và các loại chứng từ có giá khác;
Thu đổi ngoại tệ tự do chuyển đổi, sec du lịch;
Chi trả kiều hối, chuyển tiền nước ngoài cho các khách hàng cá nhân;
Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh, chứng thư;
Thực hiện chức năng marketing khách hàng về thẻ.
8. Phòng thanh toán thẻ:
Phát hành và thanh toán các loại thẻ Vietcombank theo thể lệ quy định;
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ đại lý thanh toán thẻ do nước ngoài phát hành;
Thực hiện chức năng marketing khách hàng về thẻ;
Phát triển và quản lý các cơ sở chấp nhận thẻ, quản lý các máy rút tiền tự động ATM được giao;
Tổng hợp, thống kê về công tác phát hành và thanh toán thẻ của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội;
...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status