Một số vấn đề trong quản lý nguồn vốn của các ngân hàng thương mại nước ta - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề trong quản lý nguồn vốn của các ngân hàng thương mại nước ta



 
I. Phần mở đầu .1
II. Phần nội dung:
A.Phần I: Cở sở lý luận, thực tiễn của công tác quản lý
 nguồn vốn của Ngân hàng thương mại .2
A.1 . Đánh giá vai trò quản lý nguồn vốn trong
 Ngân hàng thương mại .2
A.2 . Mục tiêu đặt ra đối với công tác quản lý Nguồn vốn .3
A.2.1 .Vấn đề đầu tiên quyết định hoạt động của Ngân hàng thương mại
 đó là cơ cấu nguồn vốn .4
A.2.2. Một số vấn đè quản lý nguồn vốn đặt ra đó là
 quản lý về cơ cấu nguồn vốn 5
A.3. Các nội dung chính của hoạt động quản lý nguồn vốn trong
 Ngân hàng thương mại .7
A.3.1 Quản lý về quy mô và cơ cấu nguồn vốn .7
A.3.2 Quản lý về lãi suất chi trả và kỳ hạn 8
A.3.3. Quản lý khả năng thanh toán .11
A.3.4. Quản lý lãi suất bảo đảm về hệ số khả năng sinh lời
 trên cơ sở nguồn vốn của NHTM .11
B. Phần II: Thực trạng hoạt động quản lý nguồn vốn trong
 Ngân hàng thương mại .
B.1. Tình trạng hoạt động chung của Ngân hàng thương mại Việt Nam 13
B.2. Đánh giá về cơ cấu nguồn vốn và quản lý nguồn vốn
 trong Ngân hàng thương mại hiện nay .15
B.3. Vấn đề bức xúc cần nghiên cứu đối với công tác quản lý nguồn
 vốn là xử lý nợ tồn đọng và cơ cấu hợp lý giữa vay và cho vay
 vốn ngắn hạn, trung và dài hạn .19
 3.1. Vốn tín dụng NH bao cấp cho Doanh Nghiệp 19
 3.2. Ngân hàng thương mại sử dụng vốn huy động ngắn hạn
 không hợp lý 19
 3.3. Ngân hàng thương mại cho vay nhận tài sản thế cháp
 là bất động sản .20
 3.4. Cho vay theo giá trị vật tư tương đương .21
 3.5. Nước ta chưa có ngân hàng chính sách đúng với ý nghĩa của nó .22
C. Phần III: Một số ỳ kiền về hướng giải quyết.
 III.1. Thực hiện cơ cấu lại Ngân hàng thương mại dưới góc độ
 về quy mô huy động nguồn vốn và xử lý nợ .22
1.1. Tăng vốn nhưng hệ số an toàn chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế 26
1.2. Xử lý các khoản vay không hiệu quả 27
III.2. Thực hiện các phương pháp quản lý giảm thiểu rủi ro trong quản lý 28
III.3. Tóm lại thông qua các hướng giải pháp về quản lý nguồn
 vốn và sử dụng vốn.
 3.1. Về nguồn vốn . 29
 3.2. Về sử dụng vốn .32
 Kết luận.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


các nguồn có kì hạn ngắn để cho vay với kì hạn dài hơn.
Có thể nói quản lí kì hạn luôn gắn liền với quản lí lãi suất. Một sự gia tăng trong lãi suất nguồn đều liên quan đến không chỉ tăng quy mô của nguồn, mà còn tới tính ổn định của nguồn giữa các Ngân Hàng. Các cách tính khác nhau để cải thiện sự ổn định của khoản nợ.
Dựa vào những loại tiền gửi chủ yếu (Tiền giao dịch hay tiền tiết kiệm) . Mặc dù tiền gửi phải hoàn trả theo yêu cầu, song nó tương đối ổn định. Các Ngân Hàng lớn ngày nay đang cố gắng tăng tiền gửi để giảm vay.
Xây dựng các mỗi liên hệ với người gửi lớn sao cho họ tránh rút tiền trong lúc khủng hoảng.
Đa dạng các nguồn tiền là huy động từ nhiều nguồn khác nhau. Điều này giảm sự phụ thuộc của Ngân Hàng vào một khách hàng.
Phát triển quản lí tài sản bên cạnh quản lí các khoản nợ.
3.3. Quản lí khả năng thanh khoản.
Đối với nhiều Ngân Hàng phân tích tính thanh khoản của nguồn vốn đang trở thành trọng tâm quản lí nguồn vốn. Tính thanh khoản của nguồn vốn được đo bằng khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới với chi phí và thời gian nhỏ nhất. Nhiều Ngân Hàng lớn, do thực hiện chuyển hoán kì hạn của nguồn (nguồn vốn kì hạn ngắn được chuyển sang đầu tư hay cho vay với kì hạn dài hơn) và duy trì tỉ lệ dự trữ thấp, rất quan tâm khả năng tìm kiếm nguồn vốn mới để đáp ứng nhu cầu thanh khoản đắc biệt là các nguồn trong ngắn hạn.
Tính thanh khoản của nguồn tuỳ từng trường hợp rất lớn vào thị trường của mỗi Ngân Hàng vào chính sách,vào chính sách tiền tệ đang được vận hành. Nói chung các Ngân Hàng lớn, có nhiều chi nhánh và gần các trung tâm tiền tệ có nhiều khả năng tìm kiếm các nguồn nhanh chóng hơn là các Ngân Hàng nhỏ, ít chi nhánh và ở xa. Hơn nữa việc phát triển các công nợ sẽ cho phép các Ngân Hàng có nhiều cơ hội tiếp xúc với các nguồn. Do vậy, tại các nước mà thị trường nợ kém phát triển thì tính thanh khoản của nguồn vốn của các Ngân Hàng cũng trở nên bị giảm thấp.
3.4. Quản lí lãi suất đảm bảo về hệ số khả năng sinh lời trên cơ sở nguồn vốn của Ngân Hàng thương mại.
Trên cơ sở nguồn vốn của Ngân Hàng ngoài những quản lí về mặt huy động và và vay của Ngân Hàng cần có công tác đánh giá về quản lí sử dụng vốn cho vay và đầu tư. Cụ thể hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn, do đó yêu cầu về quản lí khả năng sinh lời của sử dụng nguồn vốn nhằm bù đắp chi phí và tăng lợi nhuận hoạt động. Việc quản lí về lãi suất của tài sản snh lời rất phức tạp. Dựa trên các hình thức huy động vốn ngắn, trung và dài hạn mà có những chính sách quản lí về lãi suất cho vay đảm bảo bù đắp chi phí và có lợi nhuận.
Nếu Ngân Hàng cho rằng, các nguồn ngắn hạn, trước hết dùng để tài trợ cho các tài sản ngắn hạn, thì chi phí nguồn bình quân của các tài sản ngắn hạn chính là chi phí trả lãi ngắn hạn. Tuy nhiên, phần lớn nguồn ngắn hạn phải chịu dự trữ bắt buộc, nên Ngân Hàng có thể phân bố dự trữ bắt buộc cho các khoản vay khác nhau. Hay trường hợp Ngân Hàng nắm giữ chứng khoán thanh khoản (sinh lời thấp) lãi suất các khoản vay ngắn hạn phải tính phần bù cho chứng khoán ngắn hạn (để hạn chế rủi ro thanh khoản). Nhưng đối với các khoản vay trung và dài hạn, lãi suất nguồn vốn tài sản nợ chính là lãi suất hỗn hợp giữa lãi suất trung, dài hạn với lãi suất ngắn hạn. Ngân Hàng có thể không phân bố chi phí nguồn (dành cho các khoản mục dự trữ), các khoản tín dụng trung và dài hạn, song chi phí quản lí trực tiếp gắn liền với việc thẩm định dự án, theo dõi dự án, chi quỹ phòng rủi ro gắn liền với tín dụng trung và dài hạn đều cao hơn ngắn hạn. Đó là yếu tố làm cho lãi suất tín dụng trung và dài hạn cao hơn ngắn hạn.
Trong trường hợp kì hạn định giá huy động và cho vay không bằng nhau thường kì hạn định lại giá của huy động ngắn hơn cho vay, thì việc cho vay dựa trên lãi suất huy động bình quân sẽ không đảm bảo yêu cầu sinh lời. Để thích ứng với lãi suất biên khi huy động, Ngân Hàng thường tăng lãi suất huy động để cho vay với kì hạn dài hơn. Thường là huy động để cho vay trung và dài hạn, hay cho vay với lãi suất thả nổi.
Một mặt làm tăng tỉ lệ sinh lời đó là quản lí về lãi suất huy động. Việc này đã được trình bày trong phần lãi suất chi trả. Nó có vai trong quản thiểu chi phí, tăng nguồn huy động từ đó làm cơ sở cho vay với lãi suất hợp lí, khối lượng lớn. Đây tạo nên ưu thế cạnh tranh của các Ngân Hàng và tăng khoản mục lãi chênh lệch thu về.
B. Phần II. Thực trạng hoạt động quản lí nguồn vốn trong Ngân Hàng thương mại Việt Nam.
B.I. Tình hình hoạt động chung của Ngân Hàng thương mại Việt Nam.
Trên cơ sở các thành tựu đạt được từ khi đổi mới nền kinh tế đến nay, đặc biệt là những kết quả đạt được trong 5 năm gần đây, chúng ta đã có những định hướng rất cụ thể trong những năm tới về mọi lĩnh vực, mọi ngành thông qua các chỉ tiêu kinh tế từ vĩ mô đến vi mô. Dự kiến trong 5 năm tới (2001-2005), tốc độ tăng trưởng GDP khoảng 7,2%, vốn huy động cho đầu tư phát triển tương đương 50-60 tỉ USD chiếm khoảng 30% GDP (hệ số ICOR dự kiến là: 4,2) trong đó nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 60%, vốn nước ngoài chiếm 40%, vốn trung và dài hạn khoảng 40-50% vốn đầu tư. Nguồn vốn ODA giải ngân khoản 10 tỷ USD, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài khoảng 10 tỷ USD. Tổng tín dụng đạt 40-50% GDP, tỉ lệ tiết kiệm khoảng 26% GDP, tổng ngân sách đạt 20% GDP, giảm tỉ lệ đói cùng kiệt xuống khoảng 5%. Trước những mục tiêu lớn đó, ngành Ngân Hàng cũng đã định hướng nhiều giải pháp quan trọng: Xây dựng và thực thi một chính sách tiền tệ và công cụ chính sách tiền tệ có hiệu qủa phù hợp với cơ chế thị trường thông qua công cụ thị trường mở, lãi suất, tỉ giá….
Hiện nay hệ thống Ngân Hàng thương mại Viêt Nam hiện có các loại hình như sau: Ngân Hàng thương mại quốc doanh (NHTMQD) và Ngân Hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) chi nhánh Ngân Hàng nước ngoài và Ngân Hàng liên doanh (CNNHNN và NHLD). Trong các loại hình Ngân Hàng thương mại, thông qua thị phần dịch vụ Ngân Hàng nói chung và thị phần tín dụng nói riêng cho thấy loại hình Ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn nắm vai trò chủ đạo, chi phối và khống chế thị trường (khoảng trên 70%), tiếp đến loại hình chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và Ngân Hàng liên doanh (chiếm gần 15%). Hiện nay có 6 Ngân hàng thương mại quốc doanh sở hữu 100% vốn của nhà nước, song thực chất chỉ có 4 Ngân Hàng kinh doanh thương mai (Ngân Hàng công thương, Ngân hàng ngoại thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn) còn có 2 Ngân hàng hoạt động như Ngân hàng chính sách (Ngân Hàng người cùng kiệt và Ngân hàng Đồng Bằng Sông Cửu Long). Mặc dù vậy, các Ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn nắm vai trò chủ đạo vì đây đều là những Ngân hàng có vốn lớn, có mạng luới rộng khắp trên toàn quốc (như Ngân hàng nông nghiệp có chi nhánh cấp 4 tới tận phường xã) Khách hàng hầu như là đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam và các tổng công ty lớn từ các thành phố lớn đến cả những vùng nông thôn miền núi. Ngoài các Ngân hàng thương mại ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status