Lý luận chung về thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ - pdf 27

Download miễn phí Lý luận chung về thanh toán quốc tế bằng cách tín dụng chứng từ



 
Chương I : Lý luận chung về thaNH TOáN QuốC Tế BằNG PHƯƠNG THứC TíN DụNG CHứNG Từ 1
i- vai trò của thanh toán trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu 1
1- Hoạt động xuất nhập khẩu (XNK): 1
2- Vai trò của thanh toán trong thương mại quốc tế 2
2.1. Thanh toán quốc tế 2
2.2. Vai trò của thanh toán trong thương mại quốc tế 3
3- Xu hướng phát triển của thương mại và thanh toán quốc tế : 6
II- Các cách thanh toán quốc tế thông dụng : 8
1 – cách ghi sổ ( Oppen account ) : 8
2 - cách chuyển tiền ( Remittance ) 9
3 – cách nhờ thu (Collection ) 10
4 - cách tín dụng chứng từ : 12
III - cách thanh toán tín dụng chứng từ: 13
1 – Cơ sở hình thành tín dụng chứng từ : 13
2 – Khái niệm và đặc trưng : 15
2.1- Khái niệm: 15
2.2- Đặc trưng : 15
3- Thư tín dụng và các loại thư tín dụng chứng từ : 16
3.1- Khái niệm về thư tín dụng ( Letter of Credit ) : 16
3.2- Tính chất: 17
3.3 – Nội dung của thư tín dụng : 18
3.4 – Các loại thư tín dụng: 21
3.4.1 – Thư tín dụng có thể huỷ bỏ ( Revocable letter of credit ) 21
3.4.2 – Thư tín dụng không thể huỷ bỏ ( Irrevocable L/C ) 21
3.4.3 – Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận (Confirmed irrevocable L/C) 22
3.4.4 – Thư tín dụng không thể huỷ bỏ, miễn truy đòi ( Irrevocable without resouce L/C) :22
3.4.5 – Thư tín dụng chuyển nhượng ( Irrevocable transferable L/C): 22
3.4.6 – Thư tín dụng tuần hoàn ( Irrevocable revolving L/C ) : 22
3.4.7 – Thư tín dụng giáp lưng ( Back to back L/C): 23
3.4.8 – Thư tín dụng đối ứng ( Recipvocal L/C ) 23
3.4.9 – Thư tín dụng dự phòng (Stand-by L/C ) 23
3.4.10 – Thư tín dụng thanh toán dần ( Defewed L/C ) 23
3.4.11- Thư tín dụng điều khoản đỏ ( Red clause L/C ) 23
4 – Các bên tham gia và quy trình thanh toán theo cách tín dụng chứng từ : 24
4.1 – Các bên tham gia trong cách tín dụng chứng từ : 24
4.2 – Quy trình thanh toán theo cách tín dụng chứng từ: 25
4.3 –Nghĩa vụ và quyền lợi của các bên trong cách tín dụng chứng từ : 28
Chương II : thực trạng hoạt động Thanh toán xuất khẩu bằng cách tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương việt nam 30
I – ngân hàng ngoại thương việt nam và hoạt động thanh toán quốc tế 30
1. Tổng quan về ngân hàng ngoại thương Việt Nam –VCB 30
a. Quá trình hình thành và phát triển 30
b. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. 32
c. Các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 34
2. Tình hình hoạt động thanh toán Xuất nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây 34
II. Thực trạng thanh toán xuất khẩu bằng cách tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương 38
1. Quy trình thanh toán Xuất khẩu bằng cách tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) 38
2. Thực trạng thanh toán xuất khẩu bằng cách tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 46
a. Thị phần thanh toán xuất khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam 46
b. Tỷ trọng của cách tín dụng chứng từ và các cách khác 48
c. Tình hình các thị trường VCB tham gia thanh toán Xuất khẩu bằng L/C 49
d. Tình hình khách hàng trong nước tham gia thanh toán tiền hàng xuất khẩu bằng L/C qua VCB: 54
1 Đánh giá về tình hình hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng cách TDCT của VCB trong những năm qua 57
Chương III : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu bằng cách tín dụng chứng từ tại ngân hàng ngoại thương Việt Nam - VCB 62
I . Mục tiêu và phương hướng hoàn thiện hoạt động thanh toán xuất khẩu 62
II . Một số giải pháp 64
2.1 Hoàn thiện quy trình thanh toán tín dụng chứng từ hàng xuất khẩu 64
1. Đổi mới và hoàn thiện chính sách khách hàng phù hợp với điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay 67
2. Phát triển và nâng cao chất lượng mạng lưới các chi nhánh Ngân hàng ngoại thương 70
3. Tăng cường công tác tổ chức đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên 71
4. Nâng cấp, đổi mới công nghệ Ngân hàng và ứng dụng các công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thanh toán 73
III . Một số kiến nghị 74
1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nước 74
2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu 77
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Nam, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước Việt Nam.
b. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Nắm bắt được tầm quan trọng của hoạt động tổ chức, trong thời gian qua Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã triển khai mô hình tổ chức mới theo loại hình doanh nghiệp nhà nước theo loại hình Doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt và sắp xếp lại tổ chức nội bộ để thực hiện các đề án hiện đại hoá công nghiệp ngân hàng. Bên cạnh đó Ngân hàng Ngoại thương còn có kế hoạch cụ thể về đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực điều hành của cán bộ quản lý, cán bộ kinh doanh và đội ngũ kĩ thuật viên ở trong và ngoài nước nhằm đáp yêu cầu của công nghệ mới đang được áp dụng vào hệ thống ngân hàng.
Sơ đồ tổ chức
Trụ sở chính
Phòng Kiểm tra nội bộ
Phòng Tổng hợp thanh toán
Phòng Quản lý Tín dụng
Phòng Tổng hợp $
Phân tích Kinh tế
Hội đồng Quản trị
Phòng đầu tư $ chứng khoán
Phòng Vốn
Phòng Công nợ
Phòng Quan hệ Quốc tế
Phòng Quản lý Liên doanh và Văn phòng đại diện
Phòng Khách hàng
Ban Kiểm soát
Phòng Kế toán Tài chính
Phòng Tín dụng Quốc tế
Ban Tổng Giám đốc
Phòng Kế toán Quốc tế
Phòng Tổ chức
cán bộ $ Đào tạo
Phòng Quản lý thẻ
Văn phòng
Hội đồng
Tín dụng
Trung tâm Thanh toán
Phòng Quản trị
Phòng Báo chí
Trung tâm Tin học
Phòng Pháp chế
Phòng Quản lý các Đề án
Công nghệ
Phòng Thông tin Tín dụng
Mạng lưới trong nước
Sở Giao dịch
Các chi nhánh
Các công ty con
Mạng lưới ngoài nước
Công ty Tài chính
( Hong Kong )
Văn phòng đại diện
(Paris,Moscow,Singapore)
c. Các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam hiện nay đang hoạt động trong những lĩnh vực sau đây :
Cung cấp các dịch vụ tư vấn về tiền tệ, tín dụng thanh toán và ngân hàng đối ngoại.
Huy động vốn bằng tiền Việt Nam và ngoại tệ với mọi hình thức: vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; Vay vốn và tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước .
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các đơn vị sản xuất, kinh doanh và dịch vụ .
Kinh doanh ngoại tệ, làm các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán và các dịch vụ ngân hàng đối ngoại .
Thực hiện chiết khấu các thương phiếu, tín phiếu kho bạc, mua bán chứng khoán, các loại giấy tờ có giá.
Bảo lãnh các khoản vay và thanh toán của các pháp nhân trong nước và ngoài nước .
Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài hệ thống Ngân hàng Ngoại thương .
Liên doanh với các tổ chức tiền tệ, tín dụng, ngân hàng trong và ngoài nước .
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Nhà nước và Thống đốc Ngân hàng nhà nước giao
Tình hình hoạt động thanh toán Xuất nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong những năm gần đây
Thanh toán quốc tế là một trong những thế mạnh của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam. Với mạng lưới các chi nhánh rộng khắp trong cả nước cùng với nhiều đại lý được mở ở các Ngân hàng trên thế giới. Hoạt động thanh toán Xuất nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại thương Việt nam (VCB) ngày càng không ngừng phát triển và mở rộng.
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã tham gia vào hệ thống thanh toán toàn cầu, là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Châu á, thành viên uỷ ban buôn bán Việt-úc, thành viên các tổ chức thẻ quốc tế . Do đó, có thể nói rằng vị thế và uy tín của VCB ngày càng được nâng cao.
Trong cơ chế mới, do có sự tham gia của nhiều Ngân hàng thương mại vào hoạt động thanh toán quốc tế ,VCB đứng trước sự cạnh tranh, tuy thị phần thanh toán của VCB có bị giảm sút song giá trị tuyệt đối của kim ngạch thanh toán vẫn tăng và duy trì ở mức tăng trưởng ổn định. VCB vẫn là Ngân hàng dẫn đầu về thanh toán quốc tế .Có được như vậy là do VCB có cơ sở vật chất và kỹ thuật hoàn thiện và hiện đại, đội ngũ thanh toán viên có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao, đặc biệt là đã được các bạn hàng tín nhiệm thông qua việc mở các tài khoản tiền gửi, thanh toán và sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Và coi đó là một trung tâm thanh toán bù trừ của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam .
Trong những năm qua hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu của Việt Nam có những bước thăng trầm do có sự biến động về thị trường và khủng hoảng của nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Tổng giá trị kim ngạch Xuất nhập khẩu của cả nước chỉ tăng trưởng ở mức thấp. Chính vì vậy nó ảnh hưởng rất lớn tới tổng kim ngạch thanh toán Xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn phát huy được thế mạnh truyền thống của mình trong lĩnh vực thanh toán Xuất nhập khẩu đặc biệt trong lĩnh vực tài trợ thương mại.
Một số kết quả thanh toán Xuất nhập khẩu của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong một vài năm gần đây được biểu thị dưới biểu số liệu sau:
Bảng 1: Tổng giá trị kim ngạch Xuất nhập khẩu thực hiện qua Ngân hàng Ngoại thương trong một số năm gần đây so với tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước:
Đơn vị: 1 triệu USD
Năm
Tổng kim ngạch Xuất nhập khẩu cả nước
Xuất nhập khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương
Tổng kim ngạch
Tốc độ tăng trưởng (%)
Tỷ trọng so với cả nước (%)
± Tỷ trọng (%)
1996
13926
5401.72
11.9
38.3
-21.3
1997
18405
5748.00
6.4
31.2
-7.1
1998
20250
5855.00
1.9
28.9
-2.3
1999
20003
5998.00
2.4
30.0
1.1
2000
23489
6577.00
9.6
28
-2.0
2001
29501
9175.00
39.4
31.1
2.1
Theo nguồn: Annual Report Vietcombank từ năm 1996 đến năm 2001
Qua bảng số liệu trên ta thấy việc thực hiện thanh toán xuất nhập khẩu qua VCB là tốt, doanh số thường xuyên đạt mức cao và liên tục tăng qua các năm: năm 1996 tăng 11.9% so với năm 1995, năm 1997 tăng 6.4%, năm 1998 tăng 1.9%, năm 1999 tăng 2.4%, năm 2000 tăng 9,6% và đặc biệt là năm 2001 tăng 39,4%. Tuy doanh số thường xuyên tăng nhưng thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của VCB so với cả nước lại giảm dần: như năm 1995 thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của VCB chiếm 59,6% thì năm 1996 chỉ còn 38,9% giảm 21,3%; năm 1997 thị phần thanh toán xuất nhập khẩu của VCB lại tiếp tục giảm 7,1% chiếm 31,2% thị phần thanh toán của cả nước; năm 1998 tiếp tục giảm còn 28,9%; năm 1999 thị phần Thanh toán quốc tế của VCB tăng 1,1% so với năm 1998 đạt 30% tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của cả nước; năm 2000 thị phần thanh toán của VCB lại giảm 2% chỉ còn 28% và năm 2001 thị phần thanh toán đạt 31,1% tăng 2,1% so với năm 2000. Hiện tượng này là do từ năm 1994 cho đến nay nhà nước liên tục cấp phép cho các ngân hàng thương mại khác được phép thanh toán xuất nhập khẩu (bao gồm các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng nội địa) nên thị phần bị chia xẻ ngoài ra VCB luôn chủ động ngừng cho vay tài trợ nhập khẩu đối với các mặt hàng có nguy cơ bị tồn đọng và những mặt hàng trong nước có thể sản xuất được. Tuy nhiên, với thị phần thanh toán xuất nhập khẩu luôn ở trên mức 28% của Ngân hàng Ngoại thương thì đây là một thành quả đáng tự hào.
Doanh số thanh toán Xuất nhập khẩu qua VCB năm 2000-2001
Tổng doanh số thanh toán xuất nhập khẩu qua Ngân hàng Ngoại thương năm 2001 đạt 9.175 triệu USD, tăng 39,4% so với năm 2000, và chiếm thị phần 31,1% trong thanh toán xuất nhập kh
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status