Phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại công ty Cho thuê Tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại công ty Cho thuê Tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam



Chương1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH 3
1.1 Vai trò của hoạt động cho thuê tài chính trong nền kinh tế thị trường 3
1.1.1 Cho thuê tài chính - hoạt động của công ty cho thuê 3
1.1.1.1 Lịch sử ra đời của hoạt động cho thuê 3
1.1.1.2 Hoạt động của công ty cho thuê 5
1.1.1.3 Giao dịch cho thuê tài chính 6
a Đặc điểm của giao dịch cho thuê tài chính 7
b Phân biệt cho thuê tài chính với vay vốn ngân hàng 9
c Phân biệt cho thuê tài chính với cho thuê vận hành 10
d Hợp đồng cho thuê tài chính 11
1.1.2 Các cách cho thuê tài chính 16
1.1.2.1 Các loại cho thuê tài chính cơ bản 16
a Cho thuê tài chính hai bên 16
b Cho thuê tài chính ba bên 16
1.1.2.2 Các loại cho thuê tài chính đặc biệt 17
a Tái cho thuê 17
b Cho thuê hợp tác 18
c Cho thuê giáp lưng 19
1.1.3 Kinh nghiệm của một số nước về hoạt động cho thuê tài chính 20
1.1.3.1 Hoạt động cho thuê tài chính ở Nhật Bản 20
1.1.3.2 Hoạt động cho thuê tài chính ở Trung Quốc 20
1.1.3.3 Hoạt động cho thuê tài chính ở Hàn Quốc 21
1.1.3.4 Hoạt động cho thuê tài chính ở Malaixia 21
1.1.3.5 Bài học rút ra qua kinh nghiệm của các nước 22
1.1.4 Những lợi ích của hoạt động cho thuê tài chính 23
1.1.4.1 Lợi ích của cho thuê tài chính đối với nền kinh tế 23
1.1.4.2 Lợi ích đối với người cho thuê (Công ty cho thuê tài chính) 23
1.1.4.3 Lợi ích của cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp đi thuê 24
1.1.5 Hạn chế của cho thuê tài chính 27
1.1.6 Quy trình nghiệp vụ cho thuê tài chính 27
1.1.7 Các nhân tố tác động đến hoạt động cho thuê tài chính 29
1.1.7.1 Nhóm nhân tố cơ chế, chính sách, pháp luật và môi trường kinh doanh 29
1.1.7.2 Nhóm nhân tố thuộc về công ty cho thuê tài chính 30
1.1.7.3 Nhóm nhân tố thuộc về doanh nghiệp đi thuê 31
1.2 Sự cần thiết phải phát triển hoạt động cho thuê tài chính đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay 31
1.2.1 CÁC NGUỒN VỐN TRONG NƯỚC 33
1.2.1.1 Vốn ngân sách nhà nước cấp 33
1.2.1.2 Vốn tự có của các doanh nghiệp 33
1.2.1.3 Vốn đi vay từ các tổ chức tài chính 33
1.2.1.4 Huy động vốn trên thị trường chứng khoán 34
1.2.2 Nguồn vốn từ nước ngoài 34
1.2.2.1 Nguồn vốn ODA 34
1.2.2.2 Đối với nguồn FDI 34
ChươngII: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 36
2.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cho thuê tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam 36
2.1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty Cho thuê tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam 36
2.1.2 Chức năng và các mặt hoạt động chính của công ty Cho thuê tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam 37
2.1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ 37
2.1.2.2 Nội dung hoạt động của Công ty 38
2.1.3 Mô hình tổ chức Công ty 38
2.1.3.1 Nguyên tắc tổ chức và điều hành 38
2.1.3.2 Bộ máy tổ chức 38
2.1.3.3 Nhiệm vụ, chức năng của các phòng 39
2.2 Thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại công ty Cho thuê tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam 41
2.2.1 Tình hình hoạt động của các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam 41
2.2.1.1 Nguồn vốn 41
2.2.1.2 Sử dụng vốn 41
2.2.1.3 Kết quả kinh doanh 42
2.2.2 Thực trạng hoạt động cho thuê tài chính tại công ty Cho thuê tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam trong thời gian qua (từ năm 1998 - 2002) 43
2.2.2.1 Nguồn vốn 44
2.2.2.2 Cho thuê tài chính 45
2.2.2.3 Kết quả tài chính của Công ty 51
2.2.2.4 Về tỷ lệ nợ quá hạn của Công ty 52
2.2.3 Một số kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu đã đạt được 54
2.2.3.1 Nguồn vốn 54
2.2.3.2 Cho thuê tài chính 54
2.2.3.3 Mở rộng quy mô khách hàng và đa dạng hoá các lĩnh vực cho thuê 55
2.2.3.4 Kết quả tài chính 55
2.2.3.5 Công tác tổ chức cán bộ 56
2.2.3.6 Mô hình tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, phát huy được năng lực nhân viên 57
2.2.3.7 Chất lượng hoạt động cho thuê cao 57
2.2.3.8 Những thành tựu về marketing, tài chính, kế toán 57
2.2.3.9 Công tác kiểm tra, kiểm soát 58
2.2.4 Những hạn chế và nguyên nhân 59
2.2.4.1 Những hạn chế 59
2.2.4.2 Nguyên nhân của những hạn chế trên 62
a Nguyên nhân khách quan 62
b Nguyên nhân chủ quan 65
Chương III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG CHO THUÊ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 69
3.1 Những quan điểm cơ bản định hướng hoạt động cho thuê tài chính 69
3.2 Định hướng hoạt động kinh doanh của công ty Cho thuê tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam 70
3.2.1 Định hướng hoạt động chung 70
3.2.2 Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2003 70
3.2.2.1 Các chỉ tiêu kinh doanh 70
3.2.2.2 Một số biện pháp công tác trong năm 2003 70
3.3 Giải pháp phát triển hoạt động cho thuê tài chính tại công ty Cho thuê tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam 71
3.3.1 Hoàn thiện chiến lược kinh doanh của Công ty 71
3.3.2 Xây dựng chính sách Marketing tổng hợp 72
3.3.2.1 Mở rộng thị trường cho thuê tài chính của Công ty 72
3.3.2.2 Mở rộng các nghiệp vụ cho thuê tài chính 73
3.3.2.3 Tăng cường công tác tiếp thị của Công ty 74
3.3.2.4 Xây dựng một chính sách khách hàng hợp lý và linh hoạt 75
3.3.2.5 Nghiên cứu các đối thủ cạnh tranh 75
3.3.3 Tạo lập các nguồn vốn hoạt động 76
3.3.3.1 Vay từ ngân hàng mẹ và các tổ chức tín dụng khác 76
3.3.3.2 Phát hành trái phiếu trong nước 77
3.3.3.3 Nguồn vốn từ huy động tiền gửi có kỳ hạn của các tổ chức và cá nhân 77
3.3.3.4 Nguồn vốn thông qua liên doanh với nước ngoài 78
3.3.3.5 Hợp tác đồng tài trợ 78
3.3.3.6 Nguồn vốn trả chậm trong việc mua máy móc, thiết bị từ nhà cung cấp 78
3.3.3.7 Các nguồn vốn khác 78
3.3.4 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro 79
3.3.4.1 Xét trên giác độ vĩ mô 79
3.3.4.2 Xét trên giác độ vi mô 79
3.3.5 Ổn định tổ chức, đào tạo cán bộ 84
3.4 Một số kiến nghị nhằm phát triển hoạt động cho thuê tài chính Việt Nam 86
3.4.1 Kiến nghị với Chính Phủ 86
3.4.2 Kiến nghị với các Bộ, Ngành liên quan 89
3.4.2.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam 89
3.4.2.2 Kiến nghị với Bộ Tài Chính 90
3.4.2.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng Công thương Việt Nam 90
Kết luận 92
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


chức tín dụng, phát hành trái phiếu công ty... Với số lao động ít, phải kiêm nhiệm công việc song cán bộ nhân viên Công ty đã khắc phục mọi khó khăn để thực hiện huy động vốn theo kế hoạch đề ra.
Đến 31/12/2002 Công ty huy động được 73 tỷ VNĐ, bằng 26% so với tổng nguồn vốn. Trong đó:
+ Huy động tiền gửi của các tổ chức kinh tế: 33 tỷ VNĐ.
+ Huy động tiền vay các tổ chức tín dụng: 10 tỷ VNĐ.
+ Phát hành trái phiếu kỳ hạn (13 tháng): 30 tỷ VNĐ.
Kết quả đạt được là bước , đánh giá sự cố gắng nỗ lực chủ quan của Công ty trong năm 2002 và cần tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới.
2.2.2.2. Cho thuê tài chính
Nhiệm vụ quan trọng có tính chất quyết định là xác định " ra", làm sao tìm được khách hàng tốt và dự án khả thi để thực hiện cho thuê. Do đó, tuy phạm vi hoạt động của Công ty rộng khắp trên toàn quốc nhưng ngay từ những ngày đầu Công ty đã xác định tập trung cho thuê chủ yếu tại 2 trung tâm kinh tế lớn của cả nước là thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận. Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho thuê bình quân hàng năm đạt ở mức cao (219%) so với năm trước.
Theo báo cáo Tổng kết hoạt động kinh doanh của Công ty qua các năm: Năm1998, Công ty k‎ý được 11 hợp đồng cho thuê tài chính với tổng trị giá 18.844 triệu VNĐ; năm 1999, Công ty k‎ý được 31 hợp đồng có tổng trị giá 85.117 triệu VNĐ; năm 2000, Công ty k‎ý được 166 hợp đồng có tổng trị giá 155.145 triệu VNĐ; tính đến 31/12/2001. Công ty đã thực hiện cho thuê được 242 dự án, tăng so với đầu năm là 165 dự án. Dư nợ cho thuê tính đến 31/12/2001 đạt 198 tỷ 113 triệu VNĐ, tăng 108 tỷ VNĐ so với đầu năm (gấp hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2000).Trong năm 2002, ngay từ đầu năm Công ty đã tích cực, chủ động tìm đến với khách hàng, lựa chọn dự án khả thi cao từ các khách hàng cũ, hay mới trên hai địa bàn kinh tế tập trung tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh để thực hiện việc cho thuê như: Công ty Xây dựng số 1, Công ty Bê tông Hà Nội, Công ty TNHH Nhật Linh... và nhiều các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, thuộc các ngành, nghề khác nhau. Đến 31/12/2002, tổng số các dự án đầu tư là 396 dự án, trong đó phát sinh của năm 2002 là 163 dự án. Tổng dư nợ và đầu tư đạt trên 364 tỷ VNĐ, trong đó dư nợ cho thuê là 289 tỷ VNĐ bằng 145% so vớiđầu năm .
Bảng số 2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho thuê qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/1998
31/12/1999
31/12/2000
31/12/2001
31/12/2002
Dư nợ cho thuê
13.867
32.028
90.814
198.113
289.020
Tốc độ tăng trưởng (năm sau so với năm trước)
_
231%
283.55%
218.15%
145.875%
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết kinh doanh của Công ty Cho thuê Tài chính NHCTVN)
Công ty Cho thuê Tài chính - Ngân hàng Công thương Việt Nam bước đầu đã khẳng định được hướng đi đúng đắn của mình. Với số lượng hợp đồng cho thuê tài chính tăng nhanh qua các năm: năm 1998 chỉ có 11 hợp đồng được k‎ý; sau 5 năm đi vào hoạt động có 163 hợp đồng được ký trong năm 2002 (bằng 14.82 lần). Cùng với dư nợ cho thuê tăng nhanh qua các năm (được thể hiện qua bảng số 2 trên). Cho thấy vị thế và uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao, thị phần của Công ty được mở rộng, khách hàng xin thuê ngày một tăng. Cơ cấu đầu tư có sự chuyển dịch, điều chỉnh theo hướng đầu tư vào các thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu, các ngành có xu hướng phát triển tốt trong thời gian tới và mở rộng địa bàn kinh doanh trên nền tảng hai địa bàn kinh tế tập trung nhằm phát triển kinh tế đi đôi với quản lý.
a. Cho thuê theo thành phần kinh tế
Quán triệt tinh thần chỉ đạo kinh doanh chung của hệ thống là: " Phát triển - An toàn - Hiệu quả", mở rộng kinh doanh phải đảm bảo yêu cầu quản lý an toàn, không chạy theo thành tích đơn thuần. Điều này có nghĩa là tập trung khai thác, tìm kiếm các dự án tốt của các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế để thực hiện việc cho thuê. Đây là bước chuyển dịch quan trọng, có tính định hướng rõ ràng nhằm từng bước nâng cao chất lượng đầu tư, trong đó một trong những khâu quan trọng là lựa chọn các khách hàng. Trong các năm vừa qua, sức cạnh tranh của cho thuê tài chính trên thị trường vốn còn nhiều hạn chế bởi một số chính sách, chế độ còn quy định chưa phù hợp; đặc biệt là lãi suất cho thuê luôn cao hơn so với lãi suất cho vay của Ngân hàng và một số vướng mắc về cho thuê tài chính liên quan đến các Bộ, Ngành còn chậm được nghiên cứu, chỉnh sửa. Tuy vậy, Công ty cũng đã có rất nhiều cố gắng nỗ lực, luôn chủ động vươn tới khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế.
Bảng số 3: Hoạt động cho thuê tài chính theo các thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Năm
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Chỉ tiêu
QD
NQD
QD
NQD
QD
NQD
QD
NQD
QD
NQD
Dư nợ cho thuê
2.051
2.855
12.715
19.313
35.151
55.663
74.811
123.265
92.059
196.961
Tỷ trọng
41.8%
58.2%
39.7%
60.3%
38.7%
61.3%
39%
61%
32%
68%
(Nguồn: Báo cáo Tổng kết kinh doanh của Công ty Cho thuê Tài chính NHCTVN)
Tính đến ngày 31/12/2001, Công ty đã thực hiện cho thuê được 242 dự án, tăng so với đầu năm là 165 dự án. Dư nợ cho thuê tín đến 31/12/2001 đạt 198 tỷ 113 triệu VNĐ, tăng 108 tỷ VNĐ so với đầu năm (gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2000).
Tính đến ngày 31/12/2002, tổng số dự án đầu tư là 396 dự án, trong đó phát sinh của năm 2002 là 163 dự án. Tổng dư nợ và đầu tư đạt trên 364 tỷ VNĐ, trong đó dư nợ cho thuê là 289 tỷ VNĐ bằng 145% so vớiđầu năm .
Trong các năm vừa qua, sức cạnh tranh của cho thuê tài chính trên thị trường vốn còn nhiều hạn chế bởi một số chính sách, chế độ còn quy định chưa phù hợp; đặc biệt lãi suất cho thuê luôn cao hơn so với lãi suất cho vay của ngân hàng và một số vướng mắc khác. Tuy vậy, Công ty cũng đã có rất nhiều cố gắng nỗ lực chủ quan, luôn chủ động tìm kiếm khách hàng, đặc biệt là những khách hàng kinh doanh ổn định, hiệu quả gồm các Tổng công ty 90, 91 và các doanh nghiệp Nhà nước khác, phấn đấu nâng cao tỷ trọng dư nợ cho thuê đối với các doanh nghiệp quốc doanh, đồng thời cải tiến lề lối, phong cách giao dịch, hoàn thiện nghiệp vụ. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của Công ty là khá cao bình quân 219%/ năm. Xét tổng giá trị dư nợ cho thuê đối với các doanh nghiệp quốc doanh tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ cho thuê các doanh nghiệp này giảm xuống qua các năm: Năm 1998 là 41.8%; Năm 1999 là 39.7%; Năm 2000 là 38.7%; Năm 2001 là 38% và năm 2002 còn 32%. Từ thực tế đó cho thấy các doanh nghiệp quốc doanh mà Công ty đã cho thuê là những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành đầy đủ và đúng hạn các nghĩa vụ tài chính đối với Công ty nên tỷ trọng dư nợ giảm và tổng giá trị tài sản cho thuê vẫn tăng, năm 1998 tổng giá trị tài sản cho thuê đối với doanh nghiệp quốc doanh là 4.302 triệu VNĐ, năm 1999 là 30.892 triệu VNĐ và năm 2000 là 65.027 triệu VNĐ gấp hơn 15 lần so với năm 1998. Cũng có thể các doanh nghiệp quốc doanh có thời hạn thuê không kéo dài nên dự án đã kết thúc không có dư nợ nhưng điều đó chứng tỏ tình hình tài chính của các doanh nghiệp quốc doanh mà Công ty đã cho thuê là lành mạnh nên không phát sinh nợ quá hạn và không có lãi treo.
Về doanh số cho thuê các doanh ng...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status