Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Công ty Nhựa Hà Nội - pdf 27

Download miễn phí Đề tài Tổ chức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Công ty Nhựa Hà Nội



Những vấn đề lý luận về kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp sản xuất(tr 4)
I.1. Chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất (tr 4)
I.1.1. Chi phí sản xuất và phân loại chi phí sản xuất (tr 4)
I.1.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm (tr 5)
I.2. Đối tượng và phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất (tr 6)
I.2.1. Đối tượng và nguyên tắc tập hợp chi phí sản xuất (tr 6)
I.2.2. Phương pháp kế toán chi phí sản xuất (tr 7)
I.3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm (tr 11)
I.3.1. Đối tượng tính giá thành trong các doanh nghiệp sản xuất (tr 11)
I.3.2. Kiểm kê, đánh gía sản phẩm dở dang cuối kỳ (tr 12)
I.3.3. Các phương pháp tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất (tr 13)
I.4. Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng trong kế toán chi phí sản xuất (tr 14)
Phần II: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Nhựa Hà nội (tr 16)
II.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức công tác kế toán ở công ty Nhựa Hà nội(tr 16)
II.1.1. Đặc điểm chung của cộng ty Nhựa (tr 16)
II.1.2. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở công ty Nhựa (tr 20)
II.2. Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Nhựa (tr 23)
II.2.1. Tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm (tr 23)
II.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở công ty Nhựa(tr 25)
II.2.3. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất ở công ty Nhựa (tr 39)
II.2.4. Đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm ở công ty Nhựa(tr 41)
Phần III. Một số nhận xét, đánh gía về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm và những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm ở công ty Nhựa (tr 45)
III.1. Nhận xét, đánh giá về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm(tr 45)
III.2. Những kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở công ty Nhựa (tr 46)
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ền.
Ngoài ra TK 627 còn được mở chi tiết thành 3 TK cấp 3 tương ứng với các phân xưởng trên.
* Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm.
Tuy nhiên do doanh nghiệp có nhiều phân xưởng, mỗi phân xưởng sản xuất các loại sản phẩm khác nhau, sử dụng các loại nguyên vật liệu khác nhau nên thành phần của nguyên vật liệu trực tiếp rất khác nhau. Có thể nêu ra các thành phần chủ yếu sau:
- Nguyên vật liệu chính: là các đối tượng lao động chủ yếu, là cơ sở vật chất chủ yếu để cấu thành nên thực thể của sản phẩm. Chúng được chia thành các nhóm chính như sau:
+ Nhóm hạt nhựa các loại: Hạt HIPS, hạt PEHD, hạt PMMA, hạt PELD, hạt PP, hạt PA...
+ Nhóm bột nhựa các loại: Bột PVC...
+ Nhóm dầu phụ trợ: Dầu hoá dẻo DOP...
- Vật liệu phụ và vật liệu khác: là đối tượng lao động nhưng nó không trực tiếp cấu thành nên thực thể của sản phẩm nhưng vật liệu đó cũng có tác dụng nhất định và cần thiết cho quá trình sản xuất như:
+ Bột màu các loại.
+ Bột ổn định (cadmi, Bari)
+ Dỗu máy APP-H46...
Nguyên vật liệu chính của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí nguyên vật liệu vào khoảng 70%. Do đó, cả nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ của công ty đều được quản lý theo định mức. Hàng năm, phòng kế hoạch căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và định mức tiêu hao nguyên vật liệu của từng loại sản phẩm do phòng kỹ thuật - công nghệ nghiên cứu chuyển sang, quy định định mức vật tư cho từng loại sản phẩm bao gồm cả nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. (Xem mẫu sổ số 01)
Là một loại chi phí trực tiếp nên chi phí nguyên vật liệu được hạch toán trực tiếp vào từng đối tượng sử dụng (từng phân xưởng, từng bộ phận sản xuất) theo giá thực tế của từng loại vật liệu đó.
Sơ đồ số 07:
TK 621-CPNVLTT
TK 622
TK 641,642
TK 627
TK 241
K/C trị giá NVLTT dùng cho sx sản phẩm
Xuất dùng cho SX
Trị gá NVLTT
TK 154
Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo sơ đồ sau:
TK 152, 153
Hoạt động chính của công ty là sản xuất gia công các loại sản phẩm nhựa nên vật liệu của công ty rất đa dạng về chủng loại và phong phú về mẫu mã, số lượng vật liệu, và vật liệu của công ty được nhập từ nhiều nguồn khác nhau.
Đối với nguyên vật liệu được nhập từ nước ngoài, thì giá trị của vật liệu khi nhập là giá trị tính theo USD, để theo dõi trên sổ của mình, kế toán phải tiến hành quy đổi ra đồng Việt nam. Và để đảm bảo được sự chính xác trong quá trình ghi sổ và đảm boả cho việc hạch toán giá thành sau này được chính xác thì tỷ giá mà kế toán sử dụng để tiến hành quy đổi là tỷ giá thực tế được ngân hàng công bố tại thời điểm kế toán tính toán.
Các khoản chi phí liên quan đến việc vận chuyển, bảo quản, bốc dỡ vật liệu đều được tính vào giá trị của vật liệu nhập kho.
Khi nhập kho vật liệu kế toán ghi sổ theo định khoản:
Nợ TK 152
Có TK 331 (phần trị giá mua vật liệu theo hoá đơn)
Có TK 111 (phần chi phí vận chuyển bốc dỡ)
Khi trả tiền cho người bán, kế toán ghi sổ theop định khoản:
Nợ TK 331 (phần giá mua nguyên vật liệu theo hoá đoá đơn)
Có TK 111
Việc định mức xuất dùng nguyên vật liệu cho một lô hàng sản xuất là do phòng kỹ thuật - công nghệ đảm nhiệm, phòng kế hoạch sẽ dựa vào đó để viết hạn mức vật tư.
Khi xuất vật tư căn cứ vào yêu cầu sản xuất và hạn mức vật tư đã được tính toán trước, phòng kế hoạch lập ra “ phiếu xuất kho” hay “phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ”.
Phiếu xuất kho được viết làm 3 liên:
- Một liên do phòng kế hoạch giữ lại
- Hai liên giao cho người xin lĩnh vật tư
Trong đó:
+ Một liên được thủ kho lưu lại ở kho để cuối ttháng tập hợp cùng với các phiếu xuất - nhập kho trong tháng gửi lên cho kế toán vật liệu.
+ Một liên do bộ phận xin lĩnh vật tư lưu lại.
Ví dụ: Căn cứ yêu cầu của sản phẩm và định mức vật tư do phòng kỹ thuật - công nghệ chuyển sang, phòng kế hoạch sẽ lập ra “ piếu xuất kho” hay “phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ”. (Xem mẫu sổ số 02)
Mẫu sổ số 01: Trích “sổ định mức vật tư các sản phẩm”
Tên sản phẩm
Loại nhựa
Trọng lượng (g)
Máy
Năng suất
Xô 5L
Bình 2L
Xô 10L
Cốc NT1
Dép HT-38
Dép HT-39
Dép HT-40
Khay cốc NT1
Khay XPNT1
Đế hộp giấy
Giá gương NT1
Khung gương NT1
Giá treo khăn
Hộp giấy
Ke gương NT2
Cốc NT2
Mặt ĐH số3
Mặt DH số 4
........................
PHG-LDPE

PEDH
HIGP
PVC


HIGP


PS-GD



PPĐX

PSHI+GPPS
HIPS+GPPS
....................
210
145
500
80
280
290
300
80
148.5/2
78.1
480
930
400
210
7.8/4
54
300
200
.................
6501/NGNGT
NGT
410
NGT
1602
1602
1602
330
330
750
330
120
1602
160/1802/NGT
180/NGT
.......................
500
400
420
360
720/6
720/6
720/6
360
320
337
330/2
190/2
220/2
375
2000/10
420
320/320/320
.............
Mẫu sổ số 02:
Sở CNHN
CTY Nhựa Hà nội
Phiếu xuất kho
Ngày 7/12/2000 Số 25/12
Họ tên người nhận hàng: Anh Vũ. Địa chỉ (bộ phận): PXCN1
Lý do xuất kho:........................................................................
Xuất tại kho:
Số
trừ tiếp
Tên, nhãn hiệu, quycách, phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá)
Mã số
Đvị
tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
Bột PVC
Dỗu DOP
Dây gai
PPH 730
Rẻm lau
.................
.................
.....
.....
Kg




.....
.....
550
250
1,5
100
04
...........
...........
300
................
.................
..........
...........
...........
...........
Cộng thành tiền bằng chữ:.........................................................................................
Thủ trưởng đơnvị Kế toán trưởng Phụ trách cung tiêu Ngnhận Thủ kho
Vì ở công ty áp dụng phương pháp hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo phương pháp kê khai thường xuyên và tính giá vật liệu xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước, nên khi xuất kho vật liệu dùng vào sản xuất theo phiếu xuất kho, kế toán căn cứ vào giá nhập kho của lần nhập kho của lần nhập trước và đơn giá tồn kho trên sổ chi tiết của từng loại vật liệu để xác định trị gí vật tư xuất kho.
Cụ thể: Theo cách tính như trên, kế toán tính toán được trị giá vật te xuất dùng trên phiếu xuất kho số 25/12 ngày 7/12/2000 như sau:
- Trị giá Bột PVC xuất dùng là: 550 x 9100 = 5.005.000đ
- Trị giá Dỗu DOP xuất dùng là: 300 x 9450 = 2.835.000đ
- Trị giá hạt PPH-730 xuất dùng là: 100 x 8800 = 880.000đ
- Trị giá Dây gai xuất dùng là: 1,5 x 11.000 = 16.5000đ
- .............................................................................................
Trình tự cụ thể như sau:
Căn cứ vào các chứng từ ban đầu là các phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, kế toán vật liệu và thủ kho vào thẻ kho.
Thủ kho vào thẻ kho hàng ngày chỉ theo dõi về số lượng nhập xuát tồn không ghi phần gía trị. Cuối tháng thủ kho tập hợp tất cả các phiếu xuất nhập kho trong tháng chuyển lên cho kế toán vật liệu để kế toán mở thẻ kho và cũng chỉ ghi phần chỉ tiêu số lượng không ghi phần chỉ tiêu giá trị. Sau đó, căn cứa vào thẻ kho và các phiếu nhập, xuất kho vật liệu kế toán mở sổ chi tiết cho từng loại vật tư...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status