Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Sở giao dịch Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam



Mở rộng đa dạng các loại hình huy động vốn, áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt, tiếp tục mở rộng hình thức tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm trả lãi luỹ tiến theo số tiền tiết kiệm, tiết kiệm có thưởng.
 Tiếp tục điều chỉnh nguồn vốn theo hướng tăng tỷ trọng nguồn vốn từ dân cư, đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ, quản trị rủi ro lãi suất, giảm thấp lãi suất đầu vào, tiết kiệm chi phí nhằm nâng cao năng lực tài chính, tận dụng nguồn tiền gửi tạm thời nhàn rỗi. Quan hệ tốt và thu hút thêm các khách hàng tiềm năng.
 Nâng cao chất lượng thẩm định trong quy trình cho vay nhằm bảo toàn nguồn vốn khi cho vay.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


quá hạn có khả năng thu hồi, bao nhiêu phần trăm có khả năng thu hồi. Việc kết hợp các chỉ tiêu này cho phép đánh giá chi tiết hơn về độ an toàn tín dụng.
Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng
Vòng quay vốn Doanh số thu nợ
= -----------------------------------
tín dụng Tổng dư nợ
Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển vốn tín dụng (thường là 1 năm). Hệ số này cao phản ánh thời gian tồn tại trung bình của các món vay ngắn chứng tỏ ngân hàng thu hồi được vốn, hoạt động tín dụng có hiệu quả
Chỉ tiêu sinh lời (Mức sinh lời vốn tín dụng)
Mức sinh lời Thu nhập sau thuế từ hoạt động tín dụng
= ------------------------------------------------------
Vốn tín dụng Dư nợ bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng dư nợ bình quân sẽ tạo ra bao nhiêu đồng thu nhhập sau thuế cho ngân hàng. Mức độ sinh lời vốn tín dụng càng lớn thì khả năng sinh lời từ hoạt động tín dụng càng cao, phản ánh chất lượng tín dụng càng cao và ngược lại.
Chỉ tiêu xử lý nợ
Tỷ lệ thanh toán nợ Số tiền thu được do bán tài sản của khách hàng
= ------------------------------------------------
Do bán tài sản của khách hàng Tổng doanh số thu nợ quá hạn
Khi một cá nhân hay tổ chức vay vì một lý do nào đó không trả được nợ cho ngân hàng. Khi đến hạn người vay phải bán tài sản của mình để trả nợ. Tỷ lệ này dù lớn vẫn không thể đánh giá chất lượng tín dụng đó là cao được, kể cả trường hợp số tiền bán tài sản của người vay đủ để trả hết món nợ.
1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu định tính
Đây là chỉ tiêu không thể đo lường được tuy nhiên nó lại cực kỳ quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động, nó được thể hiện qua các quy chế, chế độ, thể lệ tín dụng, các nguyên tắc ấy tạo nên sự vững chắc cho tín dụng. Các chỉ tiêu định tính thể hiện qua mốc tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân, các dự án vay vốn sản xuất kinh doanh hiệu quả, qua tình trạng xoá đói giảm nghèo, sự lành mạnh của nền kinh tế, sự an toàn của hệ thống ngân hàng.
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng
1.2.3.1 Yếu tố thuộc về ngân hàng
Trình độ cán bộ ngân hàng
Trình độ cán bộ ngân hàng cao thì trong quá trình hoạt động kinh doanh, mọi thao tác nghiệp vụ đều được thực hiện nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả, từ đó ngân hàng có điều kiện mở rộng kinh doanh giảm thấp chi phí hoạt động và thu hút được khách hàng.
Chiến lược kinh doanh
Mỗi ngân hàng thương mại cần đề ra cho mình những chiến lược kinh doanh phù hợp với tiềm lực và thế mạnh của mình để không rơi vào thế bị động trong hoạt đông kinh doanh của mình. Dựa trên chiến lược kinh doanh dài hạn đúng đắn, ngân hàng thương mại mới có thể có những kế hoạch đúng đắn cho từng thời kỳ để đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra.
Chính sách tín dụng
Chính sách tín dụng của một ngân hàng thương mại là một hệ thống những biện pháp liên quan đến việc tăng cường khả năng tín dụng hay hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đề ra của ngân hàng thương mại. Chính sách tín dụng đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng đi đúng hướng, nó quyết định sự thành công hay thất bại của hoạt động tín dụng nói riêng và toàn bộ hoạt động của ngân hàng thương mại nói chung.
Quy trình tín dụng
Quy trình tín dụng bao gồm những bước phải thực hiện trong quá trình cho vay thu nợ nhằm đảm bảo an toàn vốn tín dụng; được bắt đầu từ khi chuẩn bị cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đến khi thu hồi được nợ. Chất lượng tín dụng có được đảm bảo hay không tuỳ từng trường hợp vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước và phối hợp nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng.
Hệ thống thông tin tín dụng
Trên thực tế không phải khách hàng nào cũng sử dụng vốn tín dụng đúng mục đích và có chất lượng vì vậy hoạt động tín dụng muốn tăng trưởng, có hiệu quả đòi hỏi phải có hệ thống thông tin hữu hiệu phục vụ nắm bắt kịp thời, chính xác các nguồn thông tin về khách hàng, phân tích tìm ra những cơ hội tốt trong kinh doanh cũng như để phòng chống rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động của mỗi ngân hàng thương mại.
Vấn đề kiểm tra, giám sát, thanh tra
Một trong những nghiệp vụ hoạt động nhằm giúp cho ngân hàng tránh được các rủi ro trong hoạt động tín dụng là công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm soát. Công tác này không chỉ thực hiện với khách hàng mà còn với bản thân ngân hàng.
1.2.3.2 Yếu tố khách hàng
Những nhân tố về khách hàng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại là:
- Năng lực sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý của khách hàng.
- Những kiến thức cơ bản của khách hàng trong việc vay vốn
- Tính trung thực và chính xác của những thông tin mà khách hàng cung cấp cho ngân hàng.
- Sự chây ì của khách hàng.
- Tính đúng mục đích của việc sử dụng vốn.
- Việc chiếm dụng vốn hay bị lừa đảo
1.2.3.3 Chủ trương chính sách của Ngân hàng nhà nước
Những chủ trương chính sách của NHNN –Cơ quan quản lý vĩ mô trực tiếp của các ngân hàng thương mai có tác động hết sức lớn tới hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại. NHNN đưa ra những định hướng lớn và đôi khi cả những hướng dẫn chi tiết cho hoạt động của các ngân hàng thương mại, đặc biệt là hoạt động tín dụng nhằm thực hiện mục tiêu điều tiết vĩ mô và quản lý. Chât lượng tín dụng của ngân hàng thương mại cũng chịu ảnh hưởng của những chủ trương đó khi mà một ngân hàng thương mại không thể đi ngược lại chúng.
Ngoài ra, cơ chế, chính sách của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có tác động đến mọi hoạt động của nền kinh tế nên cũng tác động trực tiếp đến khách hàng vay vốn của ngân hàng
1.2.3.4 Môi trường kinh tế
Một nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định sẽ làm giá cả luôn giữ ở mức ổn định, tình hình lạm phát ở mức thấp tạo điều kiện cho ngân hang thương mại mở rộng quy mô hoạt động của mình và tránh được những thiệt hại cho ngân hàng do sự mất giá của đồng tiền...
Một quốc gia ổn định về chính trị, không có chiến tranh. Trong xã hội có nhiều truyền thống tốt đẹp, ít tệ nạn xã hội như lừa đảo làm ăn phi pháp cũng góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
1.2.3.5 Nhân tố bất khả kháng
Khách hàng của ngân hàng có thể phải đối mặt với những nhân tố bất khả kháng như thiên tai, chiến tranh, hoả hoạn, dịch bệnh... Những thay đổi này có thể tạo thuận lợi hay khó khăn cho họ. Nếu khó khăn, trong một số trường hợp khách hàng bị thiệt hại nhưng vẫn hoàn trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Tuy vậy thường thì tác động của các nhân tố bất khả kháng như trên rất nặng nề. Tổn thất lớn và khả năng trả nợ ngân hàng bị suy giảm. Thậm chí không còn khả năng trả nợ. Các nhân tố này được coi là bất khả kháng vì chúng thường vượt qua tầm kiểm soát của các ngân hàng và khách hàng.
1.3 ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tín dụng đóng vai trò quan trọng chủ yếu mang tính chất quyết định tới sự thành bại của mỗi ngân hàng thương mại. Bởi vì từ kết quả hoạt động tín dụng mang lại p...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status