Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của nhà máy cơ khí chính xác 29 - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của nhà máy cơ khí chính xác 29



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP 2
1.1. Khái quát về doanh nghiệp 2
1.1.1. Khái niệm về doanh nghiệp 2
1.1.2. Phân loại doanh nghiệp 3
1.1.3. Tài sản lưu động trong doanh nghiệp 4
1.1.3.1.Khái niệm, đặc điểm tài sản lưu động của doanh nghiệp 4
1.1.3.2 Phân loại tài sản lưu động trong doanh nghiệp 7
1.2. Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp 10
1.2.1 Khái niệm hiệu quả sử dụng tài sản lưu động trong doanh nghiệp 10
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp 13
1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp 17
1.3.1 Các nhân tố chủ quan 17
1.3.2. Những nhân tố khách quan 19
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ CHÍNH XÁC 29 21
2.1. Khái quát về nhà máy cơ khí chính xác 29 21
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy cơ khí chính xác 29 21
2.1.2 Cơ cấu tổ chức (chức năng ,nhiệm vụ, nhân sự của các phòng ban phân xưởng, Ban Giám đốc) 23
2.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm 26
2.2 Thực trạng về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Nhà máy 29
2.2.2. Thực trạng hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Nhà máy 34
2.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Nhà máy cơ khí chính xác 29 45
2.3.1 Những thành tựu đạt được 45
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 46
2.3.2.1. Hạn chế 46
2.3.2.2 Nguyên nhân: 47
Chương 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN LƯU ĐỘNG TẠI NHÀ MÁY CƠ KHÍ CHÍNH XÁC 29 50
3.1 Định hướng phát triển trong thời gian tới 50
3.1.1 Mục tiêu sản xuất kinh doanh: 50
3.1.2 Định hướng phát triển của Nhà máy 50
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản lưu động tại Nhà máy cơ khí chính xác 29 52
3.2.1 Xác định nhu cầu tài sản lưu động 52
3.2.2. Đẩy mạnh công tác quản lý thu hồi công nợ 53
3.2.3 Tăng cường hiệu quả công tác quản lý hàng tồn kho 55
3.2.4 Chú trọng hơn nữa đến công tác tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm thị trường mới 56
3.2.5 Quản lý tốt vốn bằng tiền 57
3.2.6 Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn lưu động một cách hợp lý và linh hoạt 58
3.2.7 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh 59
3.2.8 Công tác quản lý nhân sự 59
3.3 Kiến nghị 60
3.3.1 Đối với cơ quản lý cấp trên ( Tổng cục công nghiệp quốc phòng) 60
KẾT LUẬN 62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


2007 tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,48 % và 16,19% trong đó đáng chú ý là tốc độ tăng doanh thu ở năm 2007 lớn, đây là sự cố gắng vượt bậc của nhà máy trong thời gian gần đây khẳng định sự lớn mạnh và trưởng thành về quy mô, nhà máy có chiến lược kinh doanh mới, mở mang được nhiều thị trường tiêu thụ sản phẩm.Trong cơ cấu mặt hàng tạo nên doanh thu của nhà máy, phải kể đến mặt hàng ngành điện như: Đèn cao áp, chiếu sáng, đèn trang trí, thiết bị điện năm 2007doanh thu của nhóm mặt hàng này tăng đột biến do chức năng và chất lượng, mẫu mã liên tục được đổi mới cũng như chức năng sử dụng được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận.
- Cùng với việc tăng doanh thu thuần, các khoản chi phí tạo ra doanh thu cũng tăng lên tương ứng
+ Giá vốn hàng bán tăng 3.999.898 ngđ ở năm 2006 và 12.946.502 ngđ ở năm 2007 tỷ lệ tăng là 4,85% ở năm 2006 và 14,97% năm 2007. Tỷ lệ tăng giá vốn hàng bán nhỏ hơn tỷ lệ tăng doanh thu cho ta thấy việc sử dụng các yếu tố đầu vào và các chi phí sản xuất là hợp lý có hiệu qủa. Nhà máy quan tâm tới các định mức kinh tế kỹ thuật phấn đấu giám chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm, cũng như kiểm soát được giá cả các vật tư đưa vào sản xuất, cắt giảm các khoản chi phí trung gian ...tiến tới mục tiêu hạ giá thành sản phẩm. Kết quả này đánh giá việc quản lý và sử dụng các nguồn lực tài chính của nhà máy chặt chẽ và có hiệu quả.
+ Chi phí quản lý kinh doanh tăng 2.029.840 ngđ năm 2006 và 1.725.000ngđ ở năm 2007 tỷ lệ tăng là 23,18% năm 2006 và 15,99% năm 2007 những nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí quản lý kinh doanh năm 2006 là do nhà máy còn duy trì tỷ lệ lao động quản lý ở mức độ cao gây tăng chi phí tiền lương cho bộ phận quản lý gián tiếp, đến năm 2007 tỷ lệ chí phí này giảm xuống do nhà máy đã bố trí xắp xếp lại số lao động dôi dư chuyển sang các bộ phận khác do
vậy mà áp lực về quỹ tiền lương trong chi phí này được giảm đáng kể. Đây là một bước đột phá trong lĩnh vực quản lý nguồn lực lao động vì mục tiêu thu nhập và lợi nhuận của nhà máy.
+ Chi phí tài chính tăng 516.097ngđ năm 2006 và 693.643 ngđ năm 2007 tương ứng với tỷ lệ tăng là 8% năm 2006 và 9,9% năm 2007 điều này cũng giải thích rằng khi quy mô sản xuất được mở rộng nhu cầu vốn kinh doanh cũng tăng lên. Để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh nhà máy cần sử dụng vốn đi vay có hiệu quả, huy động tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi, đẩy mạnh công tác thu hồi vốn bị chiếm dụng để giảm tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi, đẩy mạnh công tác thu hồi vốn bị chiếm dụng, giảm tối đa số dư nợ các khoản vay tư các tổ chức tín dụng
Kết quả của việc sử dụng các nguồn lực được phản ánh tổng quát ở chỉ tiêu lợi nhuận đạt được. Qua 3 năm cho thấy năm 2006 lợi nhuận giảm 1.030.747 ngđ, năm 2007 tăng lên 1.766.537 ngđ với tỷ lệ giảm là 38,6% và tăng 207,6%. Năm 2006 có sự giảm về lợi nhuận là do cơ cấu doanh thu mặt hàng có tỷ lệ lợi nhuận cao giảm. ( Nhóm mặt hàng có tỷ lệ lợi nhuận cao chủ yếu là sản phẩm quốc phòng, mà doanh thu của mặt hàng này tuỳ theo mức chỉ tiêu phân bổ của ngân sách nhà nước) làm cho lợi nhuận bình quân nhà máy giảm tương ứng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2006 là 1,55%, sang năm 2007 lợi nhuận tăng gấp 2 lần một phần do doanh thu hàng quốc phòng tăng làm tăng lợi nhuận, một phần do sản lượng hàng kinh tế tiêu thụ mạnh, các chi phí trung gjan giảm do vậy mà tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu tăng lên 2,77%
Nhìn vào nguồn vốn kinh doanh của nhà máy cho thấy nếu năm 2005,2006 1 đồng nguồn vốn kinh doanh tạo ra 1,39 đồng doanh thu thì năm 2007 1 đồng nguồn vốn kinh doanh tạo ra 1,48 đồng doanh thu. Như vậy chứng tỏ nhà máy đã có nhiều biện pháp quản lý tài chính tốt, sử dụng tối đa các nguồn vốn để tạo ra doanh thu rút ngắn vòng quay của đồng vốn.Từ những cố gắng đó đời sống của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện thu nhập bình quân liên tục được
tăng lên các năm 2006, 2007 tạo ra không khí làm việc hăng say trong toàn thể cán bộ công nhân viên, không ngừng có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại lợi ích cho nhà máy.
Tóm lại trong 3 năm gần đây nhà máy đã không ngừng tăng trưởng về quy mô sản xuất và đạt được những thành tựu đáng kể về chỉ tiêu lợi nhuận, trong thời gian tới nhà máy cần phát huy hơn nữa những gì đạt được phấn đấu giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận, không ngừng mở rộng kênh phân phối sản phẩm mới vì mục tiêu phát triển lâu dài của Nhà máy.
2.2 Thực trạng về hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Nhà máy
2.2.1.Thực trạng tài sản lưu động của Nhà máy
+ Những thuận lợi và khó khăn của Nhà máy
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh không có một doanh nghiệp nào có thể tồn tại độc lập, tất cả đều nằm trong một tổng thể, trong sự hài hoà của các mối quan hệ xã hội. Đối với mỗi doanh nghiệp để đạt được thành công thì doanh nghiệp phải luôn luôn tận dụng những yếu tố thuận lợi, cũng như tìm cách khắc phục những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh Nhà máy cơ khí chính xác 29 đã có nhiều thuận lợi song gặp không ít khó khăn:
Những thuận lợi:
Về mặt pháp lý, Nhà máy cơ khí chính xác 29 là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân. được mở tài khoản tại ngân hàng, nhờ ngân hàng là trung tâm giao dịch thanh toán thu chi nội, ngoại tệ trong thanh toán với các đối tác. Được Nhà nước và các cơ quan hữu quan giúp đỡ trong việc mở rộng xây dựng trụ sở, cơ sở sản xuất kinh doanh, mở các đại lý văn phòng ở các tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bán hàng, mở rộng thị trường.
Nhà máy có tiềm năng về nguồn nhân lực, đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ , năng động và yêu công việc.Toàn Nhà máy có 612 cán bộ công nhân viên trong
đó có trình độ đại học và trên đại học là 125 người, trình độ cao đẳng là 45 người, lao động kỹ thuật là 442 người. Đây là lực lượng quan trọng góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ của Nhà máy.
Tình hình chính trị của đất nước ổn định, quốc phòng an ninh được giữ vững, nền kinh tế có bước phát triển nhanh bền vững. Nhà máy có truyền thống đoàn kết, khắc phục khó khăn, luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ chỉ đạo của Thủ trưởng Tổng cục và các cơ quan cấp trên, cùng với sự hợp tác của đơn vị bạn. Năm 2006 nhà máy thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2007 tăng 63% so với năm 2006. Trong đó hàng quốc phòng chiếm 86,22%.
Một nhân tố thuận lợi khác là do Nhà máy được thành lập từ khá lâu nên đã có một thị trường ổn định.Thương hiệu sản phẩm cơ khí chính xác đã trở nên quen thuộc dối với người tiêu dùng. Điều này giúp Nhà máy giảm bớt được áp lực do cạnh tranh mang lại và cũng giảm bớt được chi phí quảng cáo. Vốn lưu động sử dụng vào sản xuất kinh doanh dễ mang lại hiệu quả hơn. Đó là những điều kiện thuận lợi để nhà máy tập trung phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh.
Những khó khăn:
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi kể trên Nhà máy cũng gặp không ít những khó khăn như:
- Là Nhà máy cơ khí, nhiệm vụ quốc phòng được giao nhiều chủng loại (14 mặt hàng), ngoài ra còn sản xuất nhiều chi tiết hàng quốc phòng nhỏ lẻ cho các nhà máy bạn, hàng kinh tế chưa có mặt hàng chủ công mũi nhọn, còn phụ thuộc nhiều vào khách hàng.
- Nền kinh tế với xu thế hội nhập đặt ra cho nhà máy nhiều cơ hội cũng như thách thức. Giá cả vật tư luôn biến động, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng, đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, thương hiệu, mẫu mã, chất lượng ngày càng tăng đòi hỏi Nhà máy phải có một bộ máy quản lý giỏi, tâm huyết, có kinh nghiệm thực tế mới
có thể đứng vững và phát triển trong môi trường cạnh tranh ngày càng tăng. Đây là một trong những khó khăn và thách thức lớn nhất đối với Nhà máy hiện tại và tương lai.
- Nhận thức về thực hiện nhiệm vụ của một số ít cán bộ công nhân viên còn hạn chế, năng lực quản lý và tổ chức sản xuất của một số bộ phận có mặt chưa theo kịp so với yêu cầu nhiệm vụ, làm ảnh hưởng đến thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và xây dựng đời sống xã hội của Nhà máy.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có một lượng vốn nhất định và một nguồn tài trợ tương ứng . Một cơ cấu vốn hợp lý, có sự kết hợp giữa nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sử dụng vốn, đảm bảo cho việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất.
Qua biểu 2.2 ta th ấy
Nhìn vào cơ cấu tài sản ta thấy tổng tài sản của Nhà máy năm 2007 so với năm 2006 đã tăng 6.515 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 8,6%. Nó đã thể hiện sự mở rộng quy mô vốn kinh doanh của Nhà máy.
Tài sản lưu động của Nhà máy tăng 2.055 triệu đồng so với năm 2006 tương ứng với tỷ lệ tăng là 6 % trong đó chủ yếu là khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền (tăng 3.680 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 88,82% ). Tiền và tương đương tiền tăng với tỷ lệ rất lớn so với năm 2006, điều này làm tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh.
Hàng tồn kho năm 2007 so với năm 2006 tăng 365,0 triệu đồng, tỷ lệ tăng 3,1% .Như vậy tỷ lệ thành phẩm tồn kho năm 2007 đã tăng ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status