Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm hạt điều của Việt Nam



Lời nói đầu
Chương I. Vai trò của việc xuất khẩu hạt điều và Tổng quan về
thị trường hạt điều thế giới . 1
I. Vai trò của việc xuất khẩu hạt điều. 1
1. Giới thiệu khái quát về cây điều và các sản phẩm hạt điều. 1
2. Vai trò và ý nghĩa của sản xuất và xuất khẩu hạt điều đối với
nền kinh tế quốc dân. 3
2.1. Sản xuất và xuất khẩu hạt điều làm tăng vốn và phát triển khoa học công nghệ, góp phần thực hiện CNH-HĐH đất nước. 3
2.2. Sản xuất và xuất khẩu hạt điều góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo
việc làm và cải thiện đời sống người lao động . 4
2.3. Sản xuất và xuất khẩu hạt điều nâng cao hiệu quả sử dụng đất,
cải biến cơ cấu kinh tế và tạo cân bằng môi trường sinh thái. 5
2.4. Sản xuất và xuất khẩu hạt điều góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. 7
II. Tổng quan về thị trường hạt điều thế giới. 8
1. Tình hình sản xuất hạt điều trên thế giới. 8
1.1. Phân bố sản xuất và sản lượng điều toàn thế giới.
8
1.2. Tình hình sản xuất và chế biến điều. 11
2. Tình hình xuất nhập khẩu hạt điều thế giới.15
2.1. Tình hình xuất khẩu. 15
2.2. Tình hình nhập khẩu. 17
Chương II. Thực trạng xuất khẩu hạt điều của Việt Nam từ
năm 1995 đến nay. 24
 
I. Quá trình hình thành và phát triển sản xuất, chế biến, xuất khẩu
 
hạt điều ở Việt Nam. 24
1. Giai đoạn trước năm 1985. 24
2. Giai đoạn từ năm 1985 đến nay. 25
II. Tình hình sản xuất và chế biến điều nguyên liệu. 26
1. Diện tích . . 26
2. Sản lượng. . 28
3. Năng suất . . 29
4. Chế biến và công nghiệp chế biến. . 30
III. Tình hình xuất khẩu hạt điều của Việt Nam. . 32
1. Quy mô và tốc độ xuất khẩu. . 32
 
2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu. .
34
3. Cơ cấu thị trường và giá cả. .
37
IV. Một số đánh giá chung về thực trạng sản xuất và xuất khẩu
sản phẩm hạt điều của Việt Nam. 42
1. Các ưu điểm. 42
2. Những tồn tại cơ bản.
 
45
 
3. Nguyên nhân của những tồn tại.
 
51
 
Chương III. Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm
hạt điều của Việt Nam. 54
I. Định hướng xuất khẩu của ngành điều Việt Nam. 54
1. Quan điểm, định hướng sản xuất và xuất khẩu của ngành điều
Việt Nam. 54
2. Mục tiêu chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và xuất khẩu sản phẩm
hạt điều từ nay đến năm 2010. 56
2.1. Mục tiêu chung. 56
2.2. Một số chỉ tiêu cụ thể và kế hoạch triển khai của ngành điều.
57
3. Dự báo những cơ hội và thách thức của ngành sản xuất - chế biến - xuất khẩu hạt điều Việt Nam. 59
3.1. đoán xu hướng thị trường hạt điều thế giới.59
3.1.1. Thị trường hạt điều thế giới ngày càng sôi động và tính cạnh tranh ngày càng gay gắt . 59
3.1.2. Giá hạt điều chế biến trên thị trường ngày càng có xu hướng ổn
định tuy nguồn nguyên liệu luôn ở trong tình trạng khan hiếm. 60
3.1.3. Vị trí các nước xuất khẩu hạt điều chế biến có xu hướng thay đổi và hứa hẹn nhiều biến động. 60
3.1.4. Nguồn nguyên liệu chế biến bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
phi kinh tế. 62
3.1.5. Công nghệ chế biến là yếu tố hàng đầu được các doanh nghiệp quan tâm. 62
3.2. Những cơ hội và thách thức đối với ngành điều Việt Nam. 63
3.2.1. Những cơ hội cho ngành điều Việt Nam nâng cao vị trí trên thị
trường quốc tế. 63
3.2.2. Những nguy cơ đe dọa sự phát triển của ngành sản xuất - chế biến -
 
xuất khẩu hạt điều Việt Nam. 64
II. Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm hạt điều
của Việt Nam. 67
1. Nhóm giải pháp vĩ mô. 67
1.1. Chính sách quản lý và cơ chế. 67
1.2. Chính sách tài chính, tiền tệ. 69
1.2.1. Chính sách thuế. 69
1.2.2. Chính sách tỷ giá. 70
1.2.3. Chính sách tín dụng. 72
1.2.4. Chính sách trợ cấp. 70
1.3. Chính sách hỗ trợ khác. 73
1.4. Mở rộng quan hệ quốc tế và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế .
74
2. Nhóm giải pháp về phía ngành điều. 75
2.1. Giải pháp về quy hoạch và phát triển ngành điều. 75
2.2. Giải pháp phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến. 81
2.3. Giải pháp về vốn. 82
2.4. Giải pháp phát triển mặt hàng. 83
2.5. Giải pháp về thị trường và marketing.
84
2.6. Giải pháp nguồn nhân lực. 86
3. Nhóm giải pháp về phía các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu
hạt điều 87
3.1. Về công tác kế hoạch và hoạch định chiến lược kinh doanh. 87
3.2. Về nâng cao năng lực sản xuất, chế biến và tạo nguồn hàng
xuất khẩu. 88
3.3. Về thị trường và marketing trong doanh nghiệp. 90
3.4. Về tài chính. 92
3.5. Về nhân lực. 93
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:



Công nghiệp chế biến nhân điều đã hình thành và phát triển hết sức nhanh chóng. Đến nay cả nước đã có tới hơn 80 nhà máy chế biến nhân điều xuất khẩu với tổng công suất lên tới hơn 250.000 tấn hạt thô giải quyết hơn
60.000 lao động chính thức trong các nhà máy, xí nghiệp và hơn 300.000 lao động nông nghiệp.(1( Ngành công nghiệp chế biến phát triển với tốc độ nhanh như vậy là do ngành điều đã áp dụng công nghệ Việt Nam với toàn bộ
(1( "Xuất khẩu điều - Cần hài hòa giữa lợi ích giữa nông dân và doanh nghiệp", Báo Thương mại số ra ngày 09/05/2003
thiết bị máy móc được thiết kế chế tạo trong nước, dây chuyền công nghệ kết hợp cơ giới và thủ công nên vốn đầu tư thấp, chỉ bằng 1/10 của thiết bị nước ngoài, hiệu suất thu hồi và chất lượng sản phẩm cao, giá thành chế biến thấp, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường thế giới.
Về trình độ và công nghệ chế biến, ngành điều Việt Nam được đánh giá là không chênh lệch nhiều so với các nước khác và có thể rút ngắn khoảng
cách nhanh chóng nếu tình trạng thiếu vốn và trình độ quản lý được khắc phục một cách hiệu quả. Một số công đoạn trong quy trình chế biến, Việt Nam đã vượt ấn Độ và Brazil về kỹ thuật và hiệu quả sản xuất. Cụ thể, tỷ lệ
hạt vỡ của Việt Nam trong chế biến thấp nhất trên thế giới, chỉ vào khoảng
3% ở giai đoạn cắt vỏ hạt (ấn Độ 8 - 9%) và 13 - 14% ở giai đoạn bóc vỏ lụa
(ấn Độ 15 - 17%)(1(. Máy cắt vỏ hạt điều của Việt Nam được các chuyên gia điều thế giới đánh giá là đã kết hợp rất khéo những ưu điểm của máy cắt
Otrema của ý, máy cắt nội địa của Thái Lan và cải tiến thêm một số chi tiết thành máy cắt của Việt Nam nên giảm thiểu được tỷ lệ gãy vỡ hạt. Sự ra đời
của máy cắt này có đóng góp rất lớn của đội ngũ kỹ sư chế biến Việt Nam. Về xuất khẩu
Có thể nói ngành xuất khẩu hạt điều của nước ta đã tăng trưởng với tốc độ
mà ít ngành kinh tế nào có thể đạt được. Bình quân thời kỳ 1995 - 2003, kim ngạch xuất khẩu hạt điều tăng với tốc độ 7%, năm 2002 thu về cho đất nước
214 triệu USD, chỉ sau thủy sản, cà phê và gạo.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp chế biến, thị trường xuất khẩu đã
liên tục được mở rộng, đến nay sản phẩm hạt điều của nước ta đã có mặt trên thị trường 40 nước và vùng lãnh thổ trên khắp 5 châu lục. Điều đáng mừng
là từ năm 1997, ta đã hoàn toàn ngừng xuất khẩu hạt điều thô để đáp ứng
nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến đang lớn mạnh. Đây là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế của thị trường thế giới đó là gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm có hàm lượng chế biến cao. Chất lượng nhân điều của ta ngày càng được cải thiện và hiện nay được đánh giá vào loại cao nhất của thế giới. Bên cạnh sản phẩm nhân điều, ngành điều cũng đã phát triển các sản phẩm mới nhằm tận dụng các sản phẩm phụ của hạt điều.
Sản phẩm nhân điều của nước ta được đánh giá là có năng lực cạnh tranh tốt trên thị trường thế giới với hệ số DRC = 0,2 do ta có lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu, lao động và công nghệ chế biến.
Sở dĩ ngành điều nước ta đạt được những thành công nói trên là do nhiều yếu tố tác động, trong đó có thể kể đến một số yếu tố sau:
(1( "Công nghệ và thiết bị chế biến hạt điều", Trung tâm nghiên cứu công nghệ và thiết bị công nghiệp,
Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh
Thứ nhất là cầu thị trường điều trong những năm gần đây tăng mạnh, trong khi lượng cung lại có hạn làm cho giá hạt điều tăng. Đó là cơ hội tốt cho các nhà kinh doanh, sản xuất và chế biến điều xuất khẩu ở nước ta.
Thứ hai là điều kiện tự nhiên ở Việt Nam mà đặc biệt là ở các vùng từ
Quảng Nam trở vào rất thích hợp với cây điều. Trong thời gian qua, chúng ta
đã biết khai thác lợi thế này để kịp thời chớp lấy cơ hội tốt để phát triển sản xuất - xuất khẩu điều.
Thứ ba là Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, biện pháp có tác
động khuyến khích phát triển, chế biến điều như Quyết định số
120/1999/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án phát triển cây điều đến năm
2010, trong đó đã đề ra phương hướng, mục tiêu và đặc biệt là quy hoạch phát triển cây điều. Đây quả thực là một mốc quan trọng của ngành điều bởi
từ đây ngành điều sẽ được dẫn dắt theo một định hướng rõ ràng. Như vậy, có thể nói rằng lợi thế lớn nhất của ngành sản xuất - chế biến - xuất khẩu hạt điều hiện nay chính là việc cây điều đã được Chính phủ đưa vào quy hoạch
trong chính sách phân bổ diện tích đất nông nghiệp cho các địa phương và các vùng kinh tế trọng điểm. Chủ trương này đem lại cho ngành điều một số thuận lợi cơ bản sau:
Việc quy hoạch giúp các địa phương cụ thể hóa được các chỉ tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp và công nghiệp chế biến xuất khẩu trong dài hạn, từ đó có những giải pháp hợp lý nhằm đảm bảo tiến độ thực hiện những mục tiêu
đã đề ra.
Giải quyết hiện tượng các loại cây trồng công nghiệp khác lấn chiếm diện tích đất trồng điều. Thực tế cho thấy, khi giá thu mua nguyên liệu thô hay giá xuất khẩu nông sản của thế giới biến động mạnh, người nông dân thường
chặt bỏ cây đang khai thác và trồng những giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Đây là một đặc điểm rất quan trọng mà ngành điều Việt Nam cần lưu ý do ngay bản thân cây điều trước đây và nhiều cây công nghiệp khác
hiện nay đã rơi vào tình trạng khó khăn này.
Giúp người nông dân yên tâm đầu tư vào sản xuất và trồng trọt vì việc quy hoạch diện tích trồng điều cùng với những chính sách khác cho thấy quyền
lợi canh tác của người dân được đảm bảo, những rủi ro khi nguyên liệu bị ứ đọng và giá thu mua giảm sẽ được Nhà nước quan tâm và chia sẻ.
Thứ tư là ngành điều đã sớm tiếp thu có chọn lọc kỹ thuật và kinh nghiệm
các nước vào điều kiện thực tế nước ta để tổ chức sản xuất, chế biến và xuất khẩu có hiệu quả.
Những nhân tố trên đã thực sự tạo động lực thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu
điều phát triển nhanh, góp phần thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế
của đất nước.
2. Nhược điểm
Cùng với những thành tựu đạt được, ngành sản xuất và xuất khẩu điều trong thời gian vừa qua cũng đã bộc lộ những nhược điểm sau:
Về quy hoạch và kế hoạch
Quản lý nhà nước về cây điều trong nhiều năm qua bị thả nổi, chưa có quy hoạch tổng thể và kế hoạch phát triển điều cho từng địa phương. Việc trồng
điều do dân tự làm tự lo là chính nên khi gặp những yếu tố không thuận lợi, dân tự ý chặt đốn điều gây giảm sút về diện tích và sản lượng.
Một nhược điểm lớn của ngành điều là mạng lưới các cơ sở chế biến chưa gắn kết với vùng nguyên liệu, ngành điều vẫn chưa định hình được quy mô
các nhà máy, tốc độ phát triển mất cân đối với sản xuất nguyên liệu. Tốc độ
phát triển nhanh của các cơ sở chế biến trong những năm qua cũng giống
như sự phát triển diện tích trồng điều, hoàn toàn do tác động trực tiếp của thị
trường và rất thiếu quy hoạch. Các cơ sở chế biến chưa gắn kết và có trách nhiệm với người trồng điều nên chưa tạo được sự hài hòa về lợi ích kinh tế và thúc đẩy lẫn nhau giữa trồng và chế biến.
Sự gia tăng mang tính chất tự phát của các nhà máy chế biến hạt điều xuất khẩu đã dẫn tới tình trạng mất cân đối trong hoạt động và cơ cấu của toàn bộ tổng thể. Sự bùng nổ của các nhà máy chế biến hạt điều mà không có sự chỉ
đạo và điều tiết của Chính phủ đã đưa ngành điều cả nước rơi vào tình trạng khủng hoảng thừa các nhà máy chế biến và khủng hoảng thiếu nguồn nguyên liệu. Hiện có khoảng 80 nhà máy chế biến đang hoạt động với tổng
công suất hơn 250.000 tấn điều thô một năm. Một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ đã buộc phải tạm thời ngưng hoạt động. Hậu quả của sự phát triển không có kế hoạch và định hướng đúng đắn trong những năm vừa qua của ngành điều Việt Nam vẫn còn kéo dài đến tận ngày hôm nay. Phần lớn các
doanh nghiệp còn tiếp tục hoạt động thì hầu như không phát huy hết công suất chế biến, hoạt động cầm chừng, phải thu hẹp quy mô, giảm số lượng nhân công, chạy đua không mệt mỏi với mức giá thu mua ngày càng leo
thang và chua xót hơn, nhìn những cơ hội trôi qua tầm tay mà đành bất lực vì không đủ khả năng đảm bảo nguồn hàng xuất khẩu. Tỷ lệ hủy hợp đồng
do thiếu nguồn nguyên liệu do lỗi của bên đối tác Việt Nam rất cao, ước tính
20% giá trị các hợp đồng đã ký. Điều này ảnh hưởng xấu đến uy tín của Việt
Nam trên thị trường khu vực và thế giới
Về nguyên liệu
Về giống, hầu hết các vườn điều ở nước ta được trồng chủ yếu bằng hạt nên chậm cho ra quả, dễ bị sâu bệnh, phân ly mạnh và nhanh bị thoái hóa. Công tác chọn giống, nhân giống chưa được quan tâm, chưa có một đơn vị chuyên ngành cung ứng về giống.
Quy trình canh tác điều (mật độ trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh...)
không được chú trọng. Mức đầu tư do nông dân tự bỏ ra cho chăm sóc quá
thấp (có nơi chỉ 50.000đ/ha). Do vậy, nhiều vườn điều trồng trên những vùng đất tốt vào thời kỳ cho thu hoạch, gặp thời tiết thuận lợi đã đạt năng suất 0,7 - 0,8 tấn/ha nhưng chỉ sau vài vụ năng suất giảm xuống chỉ còn 0,4 -
0,5 tấn/ha.
Về công nghệ chế biến
Một điểm yếu khác của ngành điều là chưa tiến hành nghiên cứu ứng dụng để đa dạng hóa sản phẩm và tận dụng các sản phẩm phụ của hạt điều. Quá trình chế biến mới chỉ tập trung vào sản phẩm nhân điều, chưa có kế hoạch và biện pháp đa dạng hóa ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status