Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý doanh nghiệp - pdf 28

Download miễn phí Đề tài Vận dụng phép biện chứng duy vật vào thực tiễn quản lý doanh nghiệp



Trong doanh nghiệp, kế hoạch là một pháp lệnh sản xuất. Vậy có thể hay không có thể sửa lại chỉ tiêu trong kế hoạch sản xuất, vấn đề này thường trở thành mục tiêu tranh luận, trung tâm của sự mâu thuẫn. Một bên thì cố chấp cho rằng, kế hoạch sản xuất một khi đã được định ra thì có hiệu lực như pháp luật nhà nước. Muốn giữ được tính chất nghiêm chỉnh của kế hoạch, thì kế hoạch sản xuất không được sửa chữa bổ sung. Họ coi kế hoạch sản xuất bất di bất dịch hay như lực lượng thần thánh không thể xâm phạm được. Vì vậy, họ ngày đêm dốc thúc, nhắm mắt lao vào thực hiện kế hoạch, bất luận có điều kiện hay không có điều kiện, vô luận chỉ tiêu đó phù hợp hay không phù hợp. Họ hoàn toàn rơi vào bệnh chủ quan, ảo tưởng, duy ý chí. Một bên khác thì lại coi thường tính pháp lệnh của kế hoạch, không căn cứ tình hình thực tế sản xuất có thay đổi hay không mà thay đổi kế hoạch sản xuất một cách cảm tính, tuỳ tiện, lúc nào muốn điều chỉnh, sửa đổi cũng được. Thông thường thì họ không tìm cách để bảo đảm thực hiện kế hoạch, mà chủ yếu lo tìm cách thuyết minh, làm thủ tục để xin cấp trên hạ chỉ tiêu. Họ coi kế hoạch là cái có cũng được, không cũng được, vì nó không quan trọng. Cả hai cách nhìn tiêu cực đó đều là sai lầm, phiến diện, cho nên đều có hại. Cách đầu thì coi thường sự phát triển thực tế, thiếu “tính linh hoạt”, làm cho chỉ tiêu kế hoạch càng ngày càng thoát ly hiện thực, mất tác dụng chỉ đạo sản xuất. Còn cách sau thì có tính mặc cả với kế hoạch sản xuất, sáng đưa ra chiều thay đổi, làm cho công nhân, viên chức mất mục tiêu phấn đấu rõ rệt. Hai cách đó đều làm thui chột chức năng động sáng tạo, tích cực của quần chúng.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


g hoạt động của con người của sự vật không ngừng biến đổi. Đó là những tác động qua lại một cách biện chứng giữa cái khách quan và cái chủ quan. Vì vậy, tư duy của người quản lý cũng phải linh động, mềm dẻo để phù hợp với những điều kiện khách quan đang biến đổi đó.
Biểu hiện của tư tưởng duy tâm chủ quan, duy ý chí thương gặp trong việc quản lý sản xuất rất đa dạng nhưng chủ yếu thường có các mặt sau đây:
- Tư tưởng chỉ đạo thoát ly điều kiện hiện thực khách quan một cách nghiêm trọng, nó biểu hiện trong việc xác định các chỉ tiêu, đặt ra kế hoạch sản xuất hay là mạo hiểm, hay là bảo thủ, thiếu tính nhìn xa trông rộng trong việc chỉ đạo sản xuất.
- Tách con người ra khỏi sự vật, không thấy hết vai trò to lớn, phát huy được chức năng động chủ quan của con người. Biểu hiện sau đó là sau khi đặt ra kế hoạch sản xuất thì thiếu biện pháp về kỹ thuật và tổ chức có hiệu lực, không có khả năng đáp ứng thực hiện những biện pháp đó, khó bảo đảm cho việc hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất một cách thuận lợi.
- Gặp những vấn đề sản xuất phức tạp không tìm ra đầu mối, tức là không vạch ra được mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu. Do đó mà không thể giải quyết thẳng vấn đề một cách nhanh chóng, không giải quyết được các mặt chủ yếu để thúc đẩy các mặt khác, cũng không chuyển hoá nhân tố tiêu cực thành tích cực thúc đẩy sản xuất một cách mau chóng.
- Trong việc quản lý sản xuất thiếu tính linh hoạt hay không hiểu tính linh hoạt một cách chính xác. Nó biểu hiện khi chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch sản xuất hay tuyệt đối không sửa đổi hay sửa đổi tuỳ tiện.
- Trong quản lý, không kết hợp được giữa yếu tố giữ tính nguyên tắc với phát huy tính sáng tạo. Biểu hiện rõ nhất của hậu quả này là trượt dài sang chủ nghĩa giáo điều, hay biểu hiện thành chủ nghĩa kinh nghiệm.
- Khi cải cách chế độ quản lý, không kết hợp được việc phá bỏ với việc xây dựng, mà biểu hiện tư tưởng này là muốn phá là phá, muốn xây là xây, tách rời mối quan hệ hài hoà của chúng với nhau.
Tất nhiên, đối với bệnh chủ nghĩa duy tâm chủ quan duy ý chí trong quản lý sản xuất, ngoài những biểu hiện cụ thể nêu trên, còn những biểu hiện ở những tác phong của người quản lý như: quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, thoát ly tình hình thực tế sản xuất.
Tóm lại, ở bất cứ nơi nào, bất cứ người quản lý nào, nếu mắc bệnh duy tâm chủ quan duy ý chí trong chỉ đạo sản xuất sẽ tất yếu dẫn đến sản xuất đình trệ, kém hiệu quả kinh tế, người lao động thiếu yên tâm, môi trường kinh doanh bất ổn. Lênin dạy rằng thoát ly chủ nghĩa duy vật biện chứng rất có thể ngả theo chủ nghĩa duy tâm chủ quan, duy ý chí. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, muốn nâng cao trình độ quản lý sản xuất, đẩy mạnh sản xuất phát triển thì cần khắc phục căn bệnh duy tâm chủ quan của những nhân viên quản lý sản xuất; đó là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tiễn. Người mắc bệnh chủ quan, duy ý chí sẽ dẫn đến vi phạm quy luật khách quan. Vì vậy Đảng ta nói “mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”.
II/ Người quản lý phải nắm bắt được chính xác quy luật khách quan
Người quản lý sản xuất phải ý thức được rằng, muốn tiến hành sản xuất thuận lợi, cần có điều kiện vật chất với số lượng thích hợp và cung cấp kịp thời tư liệu sản xuất như máy móc, tư bản, công cụ sản xuất, nguyên vật liệu, nhân công... Nghĩa là khi tiến hành sản xuất phải nhận thức một cách chính xác cả điều kiện chủ quan lẫn khách quan, cả những yếu tố vật chất kỹ thuật lẫn yếu tố con người. cần xem xét tỷ mỷ mọi điều kiện cho quá trình sản xuất sau đó người quản lý sản xuất mới căn cứ vào điều kiện nào có thể tranh thủ được, đề ra nghị quyết và kế hoạch thực hiện. Có kế hoạch cụ thể, thiết thực như vậy sẽ chỉ đạo công việc thuận lợi và đẩy mạnh sản xuất phát triển. Đó là vấn đề căn bản của nhận thức luận duy vật biện chứng: coi vấn đề tồn tại là tính thứ nhất, tư duy là tính thứ hai.
Trong doanh nghiệp, nếu chú ý và sắp xếp chặc chẽ các phân xưởng, tổ sản xuất, kịp thời điều hoà mối quan hệ công tác và trình độ phát triển giữa các bộ phận đó với nhau thì tình hình sản xuất sẽ được phát triển. Do đó, chúng ta thấy rằng, nghị quyết, kế hoạch sản xuất được đặt lên trên một cơ sở chắc chắn, một khi chúng ta tôn trọng các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng và các nguyên tắc của phép biện chứng duy vật. Điều đó có nghĩa là mọi hoạt động của doanh nghiệp phải được xuất phát từ một nguyên tắc kết hợp đúng đắn giữa khách quan và chủ quan.
Sự phát triển của sản xuất cũng như sự phát triển của bất cứ sự vật nào khác, đều có tính quy luật khách quan. Do đó, người quản lý sản xuất cần cố gắng phân tích cụ thể các sự vật để nhận thức được quy luật khách quan vốn có của sự vật đó. Nắm được tính quy luật của sự vật ấy, đưa vào hoạt động sản xuất của doanh nghiệp phù hợp với quy luật của sự vật ấy để thúc đẩy sản xuất phát triển. Muốn thay đổi phương pháp sản xuất cũ, tiến hành phương pháp sản xuất theo kiểu mới thì phải dựa trên nguyên tắc khoa học, tìm ra quy luật của bản thân sự vật để cải tiến và cải tiến trên cơ sở quy luật. Chẳng hạn, có nhiều quy luật tổ chức sản xuất không giống nhau; quy luật tổ chức sản xuất căn cứ vào công nghệ làm đối tượng để chia thành các phân xưởng, lấy sản phẩm làm đối tượng để chia thành các phân xưởng cũng không giống nhau. Cho nên nghệ thuật quản lý sản xuất là biết nhận thức một cách chính xác tính quy luật khách quan của sự vật.
Việc nhận thức chính xác quy luật khách quan của sản xuất là cơ sở để người quản lý giành được tính chủ động trong chỉ đạo sản xuất. ý nghĩa của việc nhận thức một cách chính xác tính quy luật là:
- Làm cho sản xuất đạt kết quả như dự định
- Tạo thế chủ dộng, sáng tạo, linh hoạt trong điều hành sản xuất của người quản lý.
Nhận thức được tính quy luật khách quan của các sự vật, hiện tượng là điều kiện tiên quyết nắm đúng được bản chất sự vật, hướng hoạt động của sự vật theo mục tiêu và lợi ích của con người. Để làm được điều đó, phải tác động trực tiếp, nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố sản xuất lặp lại nhiều lần để cho quy luật được bộc lộ mà nhận thức nó. Chỉ có thể có được những khái quát lý luận chính xác một khi tổng kết những bài học kinh nghiệm phong phú, kịp thời. Do đó người quản lý sản xuất cần đi sâu vào thực tế, tắm mình trong sản xuất, giải quyết ngay tại chỗ, xây dựng các biểu đồ theo dõi cần thiết để phản ánh một cách kịp thời, chính xác và toàn diện tình hình phát triển sản xuất của đơn vị mình.
III/ Phát huy tính sáng tạo của công nhân viên chức trong Doanh nghiệp.
Là người quản lý doanh nghiệp, đòi hỏi phảI có cách nhìn bao quát mọi hoạt động của đơn vị. Phải có đánh giá hết sức xác đáng các tình trạng hiện tại và xu hướng tương lai của xí nghiệp, cả thế mạnh và hạn chế, tích cực và tiêu cực của mọi bộ phận, mọi con người trong tổ chức. Chỉ có thể làm tốt điều đó khi có một cái nhìn đánh giá doanh nghiệp trong quá trình vận động biến đổi, tôn trọng quy luật khách quan, tạo bầu không khí thực sự dân chủ trực tiếp giữa người lãnh đạo và người bị lãnh đạo, phê phán mọi khuynh hướng tư tưởng chủ quan, bi quan, chỉ học tiêu cực; khuyến khích ủng hộ cái tốt, mạnh dạn sáng tạo trong lao động, tạo điều kiện phát huy cái mới dù nó mới hình thành.
Muốn phát huy được đầy đủ tinh thần tích cực và sáng tạo của quần chúng, thì nhiệm vụ quan trọng trước hết là phải giải phóng tư tưởng, bài trừ mê tín làm cho đông đảo công nhân viên chức xây dựng được phong cách lao động cộng sản chủ nghĩa, bồi dưỡng tác phong dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, cổ vũ tinh thần hăng hái cách mạng của quần chúng. Muốn làm được như vậy, chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Thứ nhất, triệt để khắc phục tư tưởng “nói theo kiểu cũ, bám lấy truyền thống, kinh nghiệm chủ nghĩa”. Doanh nghiệp nước ta có những quy mô khác nhau, điều kiện ra đời khác nhau. Dó đó cán bộ quản lý doanh nghiệp có trình độ, kinh nghiệm quản lý, chế độ quản lý, nếp suy nghĩ, tập quán khác nhau. Không nghi ngờ gì nữa, trật tự sản xuất và các quy chế của những truyền thống trước kia đã có tác dụng tích cực, ngày nay cũng vẫn còn một số điều còn đang được khẳng định nhưng có nhiều điều thuộc về truyền thống cũ đang hạn chế sự phát triển sản xuất. Rất tiếc là có không ít người quản lý doanh nghiệp vẫn không nhìn thấy tình hình đó, nên họ giữ thái độ “luyến tiếc cái cổ”, “hoài cổ”, không dám mạnh dạn ủng hộ cái mới, áp dụng cái mới. Nghe quần chúng lao động đề nghị bỏ lối sản xuất cũ đang làm, thực hành theo lối hiện đại thì họ sợ làm rối loạn trật tự sản xuất sẵn có. Thậm chí họ còn hoang mang khi trông thấy quần chúng lao động bắt tay vào cải tiến trình tự làm việc, sáng tạo ra công cụ mới thì họ đã vội vã quy đánh giá là phá hoại “quy cách làm việc”. Song, chính người lao động trực tiếp sản xuất, tắm mình trong thực tế sinh động lại là lực lượng phát hiện ra những yếu kém, trì trệ, họ mạnh dạn đòi thay thế phong cách, chế độ quản lý cũ. Không phải những người quản lý - người đặt ra phương án chế độ là những người đi đầu trong cách tân phư...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status