Nâng cao hiệu quả của các Dự án đầu tư công từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - pdf 28

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao hiệu quả của các Dự án đầu tư công từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam



Bù lại sự giảm tỷ trọng đầu tư từ ngân sách, vốn đầu tư từ các nguồn vốn khác cho nông nghiệp đã bắt đầu có xu hướng tăng lên như: vốn trong dân, vốn vay ngân hàng, vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng nước ngoài. Tuy số dự án đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chưa nhiều nhưng cũng đã tăng các tiền đề vật chất, khắc phục phần nào sự đói vốn trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Xu hướng chung trên phạm vi cả nước là đầu tư, đấu thầu các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là công trình thủy lợi, khuyến khích trồng cây công nghiệp và thâm canh.
Song so với yêu cầu và tiềm năng, vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, sự đầu tư đó chưa đáp ứng được. Vốn đầu tư đã ít, tỷ trọng thấp, lại đầu tư dàn trải, không tập trung cho các vùng kinh tế trọng điểm, các công trình sản xuất hàng hóa cũng như đầu tư cho khoa học kỹ thuật thấp. Nông nghiệp đã có dấu hiệu tăng trưởng chậm, sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp so với công nghiệp và dịch vụ tăng dần. Thêm vào đó, cơ cấu kinh tế nông thôn ít chuyển đổi và có nguy cơ tụt hậu.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ũng có những ảnh hưởng nhất định đến đầu tư công trong nông nghiệp nông thôn. Yêu cầu của quá trình đô thị hóa đòi hỏi phải cải thiện cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn, do vậy đầu tư xây dựng cơ bản vẫn là một xu hướng được quan tâm.
(3) Chính sách của Chính phủ và các quyết định của chính quyền cấp dưới
Chính sách của Chính phủ có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến xu hướng đầu tư công cho nông nghiệp.
- Việc thúc đẩy Chương trình kiên cố hóa kênh mương, tiết kiệm nước, giảm chi phí lao động, tăng năng lực tưới tiêu đòi hỏi hỗ trợ vật tư, tiền vốn cho các địa phương và tín dụng cho nông dân thực hiện.
- Tăng cường các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm làm tăng các khoản chi phí của Nhà nước cho các hoạt động này, đồng thời hướng đến việc đầu tư, chuyển giao công nghệ cho nông dân.
- Chi trợ giá giống gốc, cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất đã góp phần hỗ trợ và tăng đầu tư từ nội lực của người nông dân.
- Thực hiện phương châm “ Nhà nước và nhân dân cùng làm, Trung ương và địa phương cùng làm” trong đầu tư phát triển thủy lợi đã có tác dụng huy động mọi nguồn lực, tăng tính đồng bộ và hiệu quả của đầu tư, thu hút được sự tham gia của các thành phần kinh tế khác trong hoạt động đầu tư và quản lý đầu tư công.
- Chủ trương của Nhà nước trong việc giảm dần vốn ngân sách đầu tư trong nông nghiệp tương ứng với tỷ trọng GDP nông nghiệp giảm so với tổng GDP và xu hướng phân cấp mạnh vốn đầu tư cho địa phương có thể dẫn đến tình trạng thiếu vốn để hoàn thành các dự án đầu tư đang triển khai và gây khó khăn trong xử lý nợ đọng kéo dài đối với Bộ NN& PTNT.
(4) Hoạt động của các Bộ và các cơ quan của Chính phủ
- Việc tăng cường các hoạt động nghiên cứu thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp thủy lợi và thúc đẩy công cuộc điện khí hóa, cơ giới hóa nông nghiệp nông thôn làm tăng đầu tư cho nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất nông nghiệp.
- Việc giảm tác động xấu đến khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng đã tạo ra xu hướng: tăng đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thị trường, hỗ trợ để đa dạng hóa hoạt động sản xuất, tăng thu nhập.
2.2.2 Các nhân tố tác động đến hiệu quả của các dự án đầu tư công trong nông nghiệp nông thôn
2.2.2.1. Nhân tố thị trường
Các nhân tố thị trường như: giá cả, tiền lương có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động đầu tư công thông qua việc quyết định chi phí sản xuất, nghiên cứu và triển khai. Thêm vào đó, với đơn giá tăng và việc cải cách tiền lương đang gây ra những trở ngại cho các công trình xây dựng, đặc biệt là về mặt hiệu quả tài chính của các công trình đầu tư công. Thời gian và tiến độ thi công kéo dài làm tăng thời gian hoàn vốn và tác động nhiều mặt hiệu quả dự án đầu tư.
2.2.2.2. Nhân tố chất lượng nguồn nhân lực
- Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của các dự án đầu tư, trong đó, năng lực lập dự án đầu tư ngay từ đầu đã phải được chú trọng. Một dự án đầu tư muốn hiệu quả phải thì trong khâu xây dựng, thiết kế phải đảm bảo được đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu về tính hiệu quả, tính khả thi và khả năng đạt được các mục tiêu của hoạt động đầu tư công trên các khía cạnh kinh tế- xã hội.
- Năng lực thẩm định, theo dõi, giám sát và đánh giá dự án là vấn đề quan trọng trong quá trình ra quyết định và triển khai đầu tư một cách hợp lý. Hiện nay, một vấn đề cần được quan tâm là năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của các cán bộ đánh giá chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác thẩm định, đánh giá hiệu quả dự án.
2.2.2.3. Nhân tố tổ chức
Đầu tư công được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư công ở cấp Trung ương và cấp địa phương. Trong đó, phần lớn các dự án công là do địa phương quản lý. Vì thế, năng lực quản lý chi tiêu công là nhân tố quyết định đến hiệu quả của các dự án đầu tư công, đặc biệt là năng lực quản lý chi tiêu công cấp cơ sở.
2.2.2.4. Sự tham gia của cộng đồng
Các dự án đầu tư công tác động đến nhiều đối tượng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh tế- xã hội của đất nước. Do đó, việc theo dõi đánh giá quá trình triển khai cũng như thành quả của dự án là công việc không chỉ của các bộ, ngành và cơ quan chức năng mà còn phải là công việc của các tổ chức xã hội, các cộng đồng dân cư. Tù đó, hiệu quả của dự án có thể được nâng cao và phát huy được giá trị trong đời sống của dân cư.
2.2.2.5. Hệ thống văn bản pháp lý quy định về hoạt động đầu tư công
- Hệ thống văn bản quy định về quản lý đầu tư công đồng bộ, toàn diện sẽ tạo điều kiện cho việc thẩm định, giám sát hoạt động đầu tư công chặt chẽ và sát sao hơn.
- Phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư công được hoàn thiện là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá dự án đầu tư, từ đó có thể đưa ra những kết luận chính xác và thiết thực hơn trước khi dự án đi vào thực tế.
2.3. Thực trạng hoạt động Đầu tư công trong Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam hiện nay
2.3.1. Mức độ và xu hướng đầu tư công của ngành
2.3.1.1. Giai đoạn 1988- 1997
Năm 1988, nghị quyết 10 ra đời đánh dấu mốc lịch sử quan trọng và mở ra thời kỳ mới trong phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta. Sáu năm sau Nghị quyết 10, sản xuất nông nghiệp phát triển với nhịp độ nhanh và ổn định, các chỉ tiêu đều tăng, nổi bật nhất là năng suất lúa tăng 26%. Sự tăng trưởng đó đạt được một phần là do vấn đề tăng vốn đầu tư cho nông nghiệp, thể hiện ở biểu 2.1 sau.
Biểu 2.2: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước cho Nông nghiệp
giai đoạn 1990- 1994 (theo mức giá hiện hành)
Đơn vị: Tỷ đồng
Lĩnh vực
1990
1991
1992
1993
1994
Ngành nông nghiệp
409,1
615,4
639,8
1207,6
1500
Tỷ trọng trong tổng đầu tư NSNN
15%
13,7%
13,2%
12,7%
11%
1.Trông trọt
92
189
228
314
450
2. Chăn nuôi
16,3
20,2
30,1
35,8
50
3. Thủy lợi
299,8
405,0
581,6
857,7
1000
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 1995
Dễ thấy thủy lợi là lĩnh vực được ưu tiên số một trong đầu tư công giai đoạn này với số vốn và tỷ trọng ngày càng tăng. Các dự án thủy lợi này cũng đã phát huy được hiệu quả khá cao trong sản xuất nông nghiệp nông thôn, thông qua việc tăng năng suất cây trồng khá mạnh mẽ.
Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý, đó là lượng vốn tuyệt đối đầu tư cho nông nghiệp vẫn tăng qua các năm nhưng tỷ trọng của nó so với tổng số vốn đầu tư từ ngân sách lại giảm, từ 15% năm 1990 xuống còn 11% năm 1994. Hiện tượng này đã dẫn đến tình trạng có thời kỳ thiếu vốn để nâng cấp và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nông nghiệp nông thôn.
Bù lại sự giảm tỷ trọng đầu tư từ ngân sách, vốn đầu tư từ các nguồn vốn khác cho nông nghiệp đã bắt đầu có xu hướng tăng lên như: vốn trong dân, vốn vay ngân hàng, vốn đầu tư của các tổ chức tín dụng nước ngoài. Tuy số dự án đầu tư vào lĩnh vực nông, lâm, thủy sản chưa nhiều nhưng cũng đã tăng các tiền đề vật chất, khắc phục phần nào sự đói vốn trong nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
Xu hướng chung trên phạm vi cả nước là đầu tư, đấu thầu các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, đặc biệt là công trình thủy lợi, khuyến khích trồng cây công nghiệp và thâm canh.
Song so với yêu cầu và tiềm năng, vị trí của nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, sự đầu tư đó chưa đáp ứng được. Vốn đầu tư đã ít, tỷ trọng thấp, lại đầu tư dàn trải, không tập trung cho các vùng kinh tế trọng điểm, các công trình sản xuất hàng hóa cũng như đầu tư cho khoa học kỹ thuật thấp. Nông nghiệp đã có dấu hiệu tăng trưởng chậm, sự chênh lệch về tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp so với công nghiệp và dịch vụ tăng dần. Thêm vào đó, cơ cấu kinh tế nông thôn ít chuyển đổi và có nguy cơ tụt hậu.
2.3.1.2. Giai đoạn 1997- 2003
- Giai đoạn 1997- 1999:
Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam trải qua sự phát triển đầy khó khăn do chịu sự tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á, tốc độ tăng trưởng các ngành kinh tế đều chậm lại, năm sau chậm hơn năm trước.
- Giai đoạn 2000- 2003:
Kinh tế Việt Nam đã có những dấu hiệu phục hồi, đặc biệt là sau khi Hiệp định Thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ được ký kết năm 2000 và có hiệu lực thực thi vào năm 2001.
Biểu 2.3 : Cơ cấu vốn đầu tư trong nông nghiệp giai đoạn 1999- 2002
Đơn vị: Tỷ đồng
Thành phần
Nguồn vốn
Tỷ trọng %
Tổng số
61.017
100
1. Vốn NSNN
26.095
42,77
2.Các thành phần khác
34.922
57,23
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2003
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của ngành nông nghiệp và nông thôn trong 4 năm 1999- 2002 (bao gồm cả thủy sản) là 61.017 tỷ đồng (Niên giám Thống kê). Trong đó:
+ Vốn ngân sách đầu tư cho ngành cùng kỳ đạt 26.095 tỷ đồng, chiếm 42,77% tổng đầu tư phát triển ngành cùng kỳ.
+ Các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác trong và ngoài nước đầu tư cho nông nghiệp đạt 34.922 tỷ đồng, chiếm 57,23% so với tổng vốn đầu tư phát triển ngành cùng kỳ.
Theo đánh giá của Báo cáo chi tiêu công thì ngành nông nghiệp đã duy trì tỷ trọng ổn định trong tổng chi tiêu ở mức 5- 6% /năm trong thời kỳ 1997- 2002 là mức thấp so với mặt bằng khu vực và quốc tế. Tổng chi ngân sách cho tất cả các ngành tăng 91% trong cùng thời kỳ, trong khi chi cho ngành nông nghiệp tăng 96% về số tuyệt đối (theo giá hiện hành) nhưng vẫn đứng sau mức đầu tư cho các ngành Giáo dục, giao...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status