Phương thức huyền thoại hóa trong văn xuôi Việt Nam đương đại ( Qua một số sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Nguyễn Xuân Khánh) - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề....................................................................................5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu......................................................................15
4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................................16
5. Cấu trúc của luận văn.........................................................................................17
CHƢƠNG 1: HUYỀN THOẠI HÓA VÀ MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC BIỂU
HIỆN CỦA VĂN XUÔI VIỆT NAM ĐƢƠNG ĐẠI............................................18
1.1. Huyền thoại và phê bình huyền thoại .............................................................18
1.1.1. Huyền thoại ..............................................................................................18
1.1.2. Phê bình huyền thoại ................................................................................25
1.2. Huyền thoại và hành trình tìm kiếm cách biểu hiện của văn xuôi Việt
Nam sau 1975 ........................................................................................................27
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG THỨC HUYỀN THOẠI HÓA TỪ BÌNH DIỆN HÌNH
TƢỢNG THẨM MĨ ................................................................................................39
2.1. Nhân vật huyền thoại ......................................................................................39
2.1.1. Nhân vật theo cấu trúc đối lập nhị nguyên...............................................41
2.1.2. Nhân vật mang màu sắc huyền thoại........................................................44
2.2. Không gian huyền thoại..................................................................................49
2.2.1. Không gian theo cấu trúc đối lập nhị nguyên...........................................52
2.2.2. Không gian tâm linh, huyền ảo ................................................................58
2.2.3. Không gian biểu tượng.............................................................................61
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC, KHUYNH HƢỚNG TÁI TẠO
HUYỀN THOẠI: HUYỀN THOẠI CỔ ĐIỂN, TÂN HUYỀN THOẠI ............70
3.1. Tái tạo, hòa trộn những motif, điển tích trong huyền thoại phương Đông và
phương Tây ............................................................................................................70
3.1.1. Motif Đứa bé thần kì và Sự ra đời kì lạ ...................................................72
3.1.2. Motif Hóa thân.........................................................................................77 3.1.4. Motif Tội ác - trừng phạt .........................................................................79
3.1.5. Motif Hành trình ......................................................................................81
3.2. Giễu nhại, giải huyền thoại ............................................................................83
3.2.1. Quan niệm về giễu nhại, giải huyền thoại................................................83
3.2.2. Các xu hướng giải huyền thoại.................................................................86
3.2.2.1. Giải huyền thoại về lịch sử, chính trị.................................................86
3.2.2.2. Giải huyền thoại về tâm thức dân gian..............................................91
3.3. Thế giới cổ mẫu, biểu tượng.........................................................................106
3.3.1. Cổ mẫu đất - nước ..................................................................................111
3.3.2. Cổ mẫu sông - biển.................................................................................116
3.3.3. Cổ mẫu giấc mơ......................................................................................121
KẾT LUẬN............................................................................................................123
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................130 MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong khoảng thời gian hai thập niên trở lại đây, vấn đề “huyền thoại” (myth);
phê bình huyền thoại (myth criticism); cổ mẫu (archetype) trở thành mối quan tâm
lớn của các nhà nghiên cứu. Một trong những nguyên nhân cốt lõi để hướng nghiên
cứu huyền thoại cổ mẫu ngày càng khẳng định ưu thế trong việc khám phá, giải mã
tác phẩm là bởi chúng đã trở thành những chất liệu nghệ thuật, “đi vào”, “ngả bóng”
nơi các sáng tác văn học, hình thành một khuynh hướng sáng tác huyền thoại độc
đáo. Khuynh hướng này bắt nguồn từ sự chuyển hướng mạnh mẽ trong tư duy văn
xuôi (tiểu thuyết, truyện ngắn) sau năm 1975 mà cội nguồn của nó là ý thức “vực
dậy” những sáng tác truyền kí trung đại, hay những nhân vật, motif trong huyền
thoại, truyền thuyết Đông - Tây... Khuynh hướng sáng tác huyền thoại không phải
đến bây giờ mới xuất hiện mà huyền thoại với vai trò là “cái nôi nguyên hợp của
văn hóa loài người”, “hính thức cổ xưa nhất”, “thể loại” tồn tại lâu đời nhất trước
khi phân rã thành những hình thái ý thức khác nhau, đã trở thành suối nguồn dồi
dào, chất liệu sáng tác của mọi loại hình nghệ thuật không riêng gí văn học. Nhà
nghiên cứu Pierre Brunel quan niệm, văn chương, nghệ thuật (và hiện nay là điện
ảnh) có vai trò như một “phòng lưu trữ huyền thoại”. Huyền thoại được tái sinh, bao
bọc bởi văn chương. Huyền thoại “lấp lánh bí ẩn”, “phát sáng thông điệp”, nó trở
thành cái nôi của văn học, vì ở huyền thoại có những tình huống/hoàn cảnh/câu
chuyện mẫu với khả năng thâm nhập, tái sinh không ngừng trong cấu trúc nghệ
thuật. Không chỉ vậy, chính vì huyền thoại xuất phát từ vô thức tập thể (collective
unconscious) của cộng đồng, nhân loại nên nó như một di chỉ của kí ức, văn hóa ăn
sâu vào tiềm thức, chi phối, kiến tạo nên chất liệu trong quá trình sáng tác của người
nghệ sĩ. Hướng tiếp cận huyền thoại mở ra những khả năng/triển vọng mới trong
nghiên cứu văn học nhưng đồng thời cũng gợi mở những hướng thăm dò mới trong
nghiên cứu quá trính tương tác (interaction), xâm lấn (penetration), ứng xử
(behavior) với những chất liệu huyền thoại (materials of myth) ở từng loại hình
nghệ thuật (âm nhạc, điện ảnh, sân khấu, kịch, điêu khắc…). Tuy nhiên, trong thực tế nghiên cứu văn học, chúng ta vẫn chưa khu biệt một
cách chính xác giữa “huyền thoại” và “thần thoại”? Liệu đây có phải là hai thuật
ngữ có nội hàm khái niệm tương đồng? Mặt khác, những vấn đề của “huyền thoại”
trong sự tương tác/xâm lấn/“đi vào” văn học; vấn đề phê bình huyền thoại, phê bình
cổ mẫu, cách huyền thoại hóa (mystification), giải huyền thoại
(demystification) và các khuynh hướng sáng tác huyền thoại vẫn chưa được nghiên
cứu một cách hệ thống. Khi “đi vào” sáng tác văn học, huyền thoại đã tạo nên
những biến đổi gì trong cấu trúc thể loại của truyện ngắn, tiểu thuyết?
Thêm nữa, nhìn từ các cách biểu hiện của văn xuôi Việt Nam đương
đại, chúng ta thấy sự nở rộ của các kĩ thuật viết mới mẻ. Có những tác phẩm là sự
thống hợp của nhiều bút pháp sáng tác khác nhau (tả thực mới, phúng dụ, huyền
thoại, giễu nhại, bút pháp tượng trưng, liên văn bản, hậu hiện đại...). Nhìn từ
phương diện này, huyền thoại hóa thực chất là một cách, kĩ thuật sáng tác
tiêu biểu của văn chương đương đại. Vậy vấn đề đặt ra, khi sử dụng kĩ thuật này,
một cách chủ ý hay vô thức nhà văn đã tái tạo, ứng xử với những chất liệu huyền
thoại ra sao, đồng thời có những biến đổi gì về mặt cấu trúc, tư duy thể loại, hình
tượng thẩm mĩ và trần thuật?
Huyền thoại không chỉ đơn giản như một cách, kĩ thuật sáng tác, mà
hơn hết, huyền thoại còn được xem như một “tiền văn bản”, một thể loại tồn tại lâu
đời nhất, một hình thức nguyên hợp sơ khai, nơi lưu giữ văn hóa nhân loại. Từ mối
quan hệ giữa huyền thoại và văn học (một trong những mảnh vỡ, hình thái ý thức
riêng biệt “thoát thai” từ huyền thoại), tác phẩm văn học chính là mảnh đất màu mỡ
cho sự tham dự, phóng chiếu (projection) của huyền thoại, tư duy huyền thoại nảy
mầm biểu hiện bằng sự cố kết, gia tăng, lặp đi lặp lại những cổ mẫu, ẩn dụ, biểu
tượng, từ đó hính thành nên những khuynh hướng sáng tác huyền thoại đa dạng.
Từ thực tiễn trong hoạt động sáng tác và nghiên cứu văn học, chúng tui lựa
chọn đề tài cách huyền thoại hóa trong văn xuôi Việt Nam đương đại (Qua
một số sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Nguyễn Xuân Khánh) hướng
đến giải quyết những luận điểm khoa học được đặt ra ở trên. khác nhau về huyền thoại Trương Chi nhưng đều đi đến một lối viết chung: viết lại,
giễu nhại, huyền thoại.
Với Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật Trương Chi trong truyện ngắn cùng tên đã
trở thành biểu tượng có tính giải huyền thoại, gây hấn mạnh mẽ. Nếu trong truyện
cổ, Trương Chi hiện lên đầy thơ mộng, thanh nhã thì ở truyện ngắn của Nguyễn
Huy Thiệp, là một Trương Chi cộc cằn, thô lỗ, tục tĩu. Vượt thoát khỏi một hình
tượng Trương Chi cam chịu trong cùng kiệt đói, trớ trêu, âm thầm “nhẫn nhục” chịu
đựng những trái khoáy của đời, là một Trương Chi hiện đại dám vùng vẫy chống trả
lại bi kịch “vừa tàn nhẫn, vừa phi lí” [71; tr.384]. Ở sáng tác viết lại, giễu nhại
huyền thoại, nhà văn công khai phản đối lối kết thúc lãng mạn hóa của dân gian:
tui - người viết truyện ngắn này - căm ghét sâu sắc cái kết thúc truyền thống ấy. Quả
thực, cái kết thúc ấy là tuyệt diệu và cảm động, trí tuệ dân gian đã nhọc lòng làm hết
sức mình [71; tr.384].
Đối thoại với truyện cổ, với Nguyễn Huy Thiệp, nhà văn Vũ Bão tái tạo một
huyền thoại mới về Trương Chi phát xuất từ chính câu chuyện được người kể
chuyện xưng tui trải nghiệm. Ở Trương Chi của tôi, cách huyền thoại hóa
thể hiện ở việc tái tạo biểu tượng Trương Chi29 trong huyền thoại cổ. Trương Chi
của Vũ Bão vừa được xây dựng từ cảm thức truyền thống nhưng cũng đậm nhãn
hiện đại. Một Trương Chi với chiếc chân bị cụt - di chứng từ hồi còn trong quân
đội, sớm ngày với cây đàn, chiếc thuyền chài nhỏ bé trên dòng sông Hoài thơ mộng
và đau khổ, tuyệt vọng trong mối tình với con ông chủ tịch huyện. Xác lập những
mã xã hội hiện đại, tham chiếu nhân vật từ bi kịch tinh thần không lối thoát khiến
hính tượng nhân vật vừa gần gũi vừa mới lạ. Cái chết - sự biến mất của Trương Chi
ở cuối truyện cùng với câu hỏi không lời đáp của người kể chuyện xưng tui đã để
lại nỗi ám ảnh day dứt về tình trạng thiếu vắng những “mơ mộng”, những “cảm
động” cho một mối tính đẹp trong bối cảnh hiện đại xô bồ. Hơn hết, đó còn là sự
đắng đót, xót xa về sự thực ở đời:

to9NU2tX9l7O9d3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status