Ô nhiễm môi trường - Nguyễn Thị Hường - Trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng, 2010 - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

I.Môi trường:
1.Các định nghĩa về môi trường:
Định nghĩa khái quát và phổ biến trên thế giới: “MT của một vật thể hoặc
một sự kiện là tổng hợp các điều kiện bên ngoài có liên qun đến vậy thể và sự kiện
đó”. Bất cứ một vật thể nào hay sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một
MT nhất điịnh, vì thế khi nói đến MT tức nói đến một vật thể, một sự kiện nhất
định. Khi nghiên cứu về các cơ thể sống, người ta đưa ra định nghĩa về MT sống
của các cơ thể sống, đó là “Tổng hợp các điều kiện bên ngoài có liên quan đến sự
sống và phát triển của các cơ thể sống đó”.
Đối tượng nghiên cứu của khoa học MT được nêu ra với chúng ta là “MT
sống của con người”.
2.Cấu trúc môi trường:
Theo các thành phần cơ bản, cấu trúc của MT được phân thành 3 thành phần
vật lý (vô sinh) và 1 thành phần sinh học :
+Thạch quyển (lithosphere)
+Thuỷ quyển (Hydrosphere
+Khí quyển (Atmosphere)
Do không khí và nước là các thành phần linh động, dễ biến đổi, luân chuyển,
lan truyền, tác động trong khu vực rộng lớn nên việc giám sát mức độ ô nhiễm của
chúng bắt buộc trong hệ thống GEMS (Global Environmnent Monitoring Systems -
Hệ thống quan trắc toàn cầu) (GEMS đã có trên 350 trạm quan trắc trên 240 sông,
40 hồ và trên 60 trạm quan trắc nước ngầm ở trên 50 quốc gia và có khoảng 50
thông số chọn lọc về chất lượng nước đã được quan trắc) của LHQ. Hầu hết các
quốc gia đều có mạng lưới giám sát này. Ba quyển này là các thành phần vật lý vô sinh, được cấu thành từ các nguyên
tố vật chất và chứa đựng năng lượng dưới các dạng khác nhau như thế năng, cơ
năng, quang năng, hoá năng, điện năng,....
Theo mục đích và nội dung nghiên cứu, khái niệm môi trường sống của con
người được phân ra thành: môi trường thiên nhiên, môi trường nhân tạo, môi
trường xã hội.
3.Các chức năng của môi trường: (theo Các TC về MT – 2008)
Đối với một cá thể con người cũng như đối với cộng đồng xã hội, MT sống
có thể có các chức năng như sau:
1)MT trước hết là không gian sống của con người và các loài sinh vật:
2)MT là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt đống sản
xuất của con người:
3)MT là nơi chứa đựng phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt
động sản xuất:
4)Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và Svật trên TĐ:
5)Môi trường là nơi lưu giữ và cung cấp thông tin cho con người: CHƯƠNG 2: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
I.Khái niệm:
-Khí quyển bao quanh trái đất và rất cần thiết cho sự sống: oxy cần thiết cho
quá trình hô hấp của động thực vát, cacbonic cần thiết cho quá trình quang hợp,
nitơ là một trong những nguyên tố cơ bản của protein, ozon bảo vệ chúng ta khỏi
tia tử ngoại có hại của ánh sáng mặt trời.
-Tầng khí quyển ở độ cao khoảng 200 km phía trên bề mặt trái đất và được
chia thành 4 vùng chính (tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng nhiệt lưu).
-Thành phần không khí bao gồm:
+ đối với không khí khô : là hỗn hợp của nhiều chất khí khác nhau trong đó 2
thành phần chủ yếu là nitơ và oxy.
Ngoài ra trong không khí khô còn có bụi, vi khuẩn mà tỉ lệ nhiều ít phụ thuộc
vào điạ điểm, thời tiết,...
+ đối với không khí ẩm : luôn có sự bay hơi nước từ các nguồn nước tự
nhiên nên trong không khí còn có thêm thành phần : hơi nước, chiếm khoảng
0,47% thể tích.
- Theo TCVN 5966 – 1995, sự ô nhiễm không khí được định nghĩa là :”Sự có
mặt của các chất trong khí quyển, sinh ra từ hoạt động của con người hay từ các
quá trình tự nhiên và nếu nồng độ đủ lớn, thời gian đủ lâu chúng sẽ ảnh hưởng đến
sự thoải mái, dễ chịu, sức khoẻ hay lợi ích của người hay môi trường”.
II. Các chất ô nhiễm môi trường không khí và tác hại của chúng:
1.Bụi và các sol khí:
-Bụi là những chất ở dạng rắn hay lỏng có kích thước nhỏ, nhờ sự vận động
của khong khhí trong khí quyển mà nó có thể phân tán trong một diện rộng. Bụi
được đặc trưng bằng thành phần hoá học, thành phần khoáng, kích thước hạt.

p2IkGr7VvwDM8v6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status