Giáo án dạy học theo phương pháp bàn tay nặn bột môn hóa học lớp 9 - pdf 28

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

THIẾT KẾ BÀI DẠY THEO PHƯƠNG PHÁP
“BÀN TAY NẶN BỘT” MÔN HÓA HỌC LỚP 9

TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ 1: OXIT
A. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1.Kiến thức
Biết được:
- Tính chất hóa học: Oxit axit tác dụng được với nước, dung dịch bazơ, oxit bazơ; oxit bazơ tác dụng được với nước, dung dịch axit, oxit axit; Sự phân loại oxit.
- Tính chất, ứng dụng, điều chế CaO, SO2.
2.Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được tính chất hoá học của oxit bazơ, oxit axit.
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hoá học của CaO, SO2.
- Viết được các PTHH minh họa tính chất hoá học của một số oxit.
- Nhận biết một số oxit cụ thể.
- Tính % khối lượng của oxit trong hỗn hợp hai chất.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Quan sát.
-Thí nghiệm nghiên cứu.
- Hợp tác theo nhóm nhỏ
C. THIẾT BỊ SỬ DỤNG
+ Các phiếu học tập hướng dẫn HS hoạt động cá nhân và nhóm;
+ công cụ hóa chất để tiến hành thí nghiệm theo nhóm HS: Ông nghiệm, ống hút nhỏ giọt để lấy hóa chất, ống thổi; Hóa chất P để điều chế P2O5, S để điều chế SO2, nước vôi trong...
+ công cụ và hóa chất để tiến hành thí nghiệm nghiên cứu tính chất hóa học của CaO : Vôi sống CaO, nước H2O, dung dịch HCl.
+ Nếu có điều kiện có thể chuẩn bị: Máy chiếu qua đầu và bản trong hay máy tính, máy chiếu và màn hình.
+ Vở thí nghiệm của HS
D. NỘI DUNG
I. Tính chất hóa học của oxit – Khái quát sự phân loại oxit
1. Tình huống xuất phát: GV nêu câu hỏi
GV đưa ra tình huống và đặt câu hỏi :
Ơ lớp 8, các em đã biết gì về hợp chất oxit axit ( thường là oxit của phi kim : SO2, CO2, P2O5…) ?
Oxit axit có những tính chất hóa học nào?
2.Nêu ý kiến ban đầu về tính chất hóa học của oxit axit
GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thảo luận trong nhóm, rút ra một số nhận xét ban đầu về oxit axit : Oxit axit P2O5 , CO2, SO2 ….tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit, dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ. GV yêu cầu một số HS nêu ý kiến. HS thảo luận để rút ra một số ý kiến chung nhất mà HS đã nêu ra.
HS ghi ý kiến vào vở thí nghiệm.
3. Đề xuất các câu hỏi:
GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đề xuất một số câu hỏi. Có thể HS nêu nhiều câu hỏi khác nhau. GV yêu cầu thay mặt nhóm HS báo cáo trước lớp, thảo luận chung và thống nhất một số câu hỏi. Có thể như sau:
- Oxit axit có những tính chất hóa học nào? Làm thế nào để biết được các tính chất đó?
Từ đó GV hướng dẫn HS thảo luận đưa ra các câu hỏi cụ thể hơn. HS có thể đưa ra nhiều câu hỏi khác nhau. GV cùng HS xem xét hệ thống lại các câu hỏi cần trả lời. Có thể như sau:
- Các oxit axit đều có phản ứng với nước tạo thành dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ không?
- Các oxit axit đều có phản ứng với bazo tạo thành muối và nước không?
- Các oxit axit đều có phản ứng với các oxit bazo tạo thành muối không?
HS ghi câu hỏi vào vở thí nghiệm.
4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:
4.1. Đề xuất thí nghiệm
GV yêu cầu nhóm HS thảo luận đề xuất các thí nghiệm trả lời cho các câu hỏi đã nêu ra. HS có thể đề xuất nhiều thí nghiệm khác nhau. GV hướng dẫn HS thảo luận để chọn các thí nghiệm dễ thực hiện, an toàn và có kết quả rõ ràng. Nhóm HS báo cáo kết quả đề xuất thí nghiệm, nhận xét, đánh giá bổ sung.
GV cho ý kiến kết luận về một số thí nghiệm nghiên cứu cần thực hiện, Có thể như sau:
- Thí nghiệm 1: Thổi hơi thở ( có khí CO2 ) vào ống nghiệm đựng nước có giấy quỳ tím. Cho SiO2 vào ống nghiệm đựng nước có giấy quỳ tím, khuấy nhẹ.
- Thí nghiệm 2: Thổi hơi thở ( có khí CO2 ) vào ống nghiệm đựng nước vôi trong. Thổi hơi thở ( có khí CO2 ) vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2.
- Thí nghiệm 3: Cho vôi sống CaO vào 2 ống nghiệm( lọ) riêng biệt đựng khí CO2 và CuO, nút kín và để 1 tuần.
HS ghi các thí nghiệm vào vở thí nghiệm.
4.2. Tiến hành thí nghiệm
Trước khi tiến hành mỗi thí nghiệm, GV yêu cầu HS dự đoán. HS có thể đưa ra các đoán khác nhau.
HS phát biểu về đoán của mình, thảo luận để chốt lại một số dự đoán, thí dụ như:
- Các oxit axit (CO2, SiO2 ...) đềubcó thể tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.
- Tất cả các oxit axit CO2, SiO2 đều có phản ứng với bazo ( NaOH và Cu(OH)2) tạo thành muối và nước.
- Các oxit axit CO2, SiO2 đều phản ứng với oxit bazo ( CaO, CuO) tạo thành muối.
HS phát biểu đoán bằng lời và ghi vào vở thí nghiệm.
GV có thể cho HS tiến hành các thí nghiệm theo nhóm. HS quan sát hiện tượng, mô tả hiện tượng, giải thích và ghi kết quả vào vở thí nghiệm.
GV tổ chức cho HS thảo luận cách tiến hành và thực hiện thí nghiệm 1,2 theo nhóm và hoàn thành các nhiệm vụ theo bảng trên.
Thí nghiệm 3: GV có thể yêu cầu HS thực hiện trước 1 tuần ở nhà và mang đến lớp.
5. Kết luận, kiến thức mới:
GV yêu cầu thay mặt nhóm trình bày kết quả rút ra từ thí nghiệm. Các HS khác lắng nghe, góp ý và hoàn thiện.
GV yêu cầu HS so sánh đoán và kết quả rút ra từ mỗi thí nghiệm để thấy được sự khác biệt là gì.
HS đọc nội dung ở SGK và phát biểu ý kiến kết luận. HS viết PTHH của SO2, P2O5 với nước, dung dịch NaOH, Na2O.
Từ các nhận xét trên hãy rút ra tính chất của oxit axit và lấy thêm thí dụ minh họa cho mỗi tính chất đó.
GV yêu cầu HS so sánh ý kiến ban đầu về tính chất hóa học của oxit axit với kết quả nghiên cứu rút ra về tính chất hóa học của oxit axit. Từ đó yêu cầu HS rút ra nhận xét về một số điểm mới đã phát hiện được.
GV yêu cầu HS tự ghi kết luận về tính chất hóa học của oxit axit và viết phương trình hóa học minh họa, chú ý điều kiện phản ứng nếu có.
Chằng hạn như:
- Nhiều oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit làm quỳ tím hóa đỏ.
P2O5+ H2O H3PO4. Axit photphoric.
CO2, SO2... phản ứng với nước tạo thành dung dịch axit cacbonicH2CO3 và axit sunfuro H2SO3 làm quỳ tím hóa đỏ. SiO2 không phản ứng với nước.
GV chú ý hướng dẫn HS lập công thức của muối tạo thành theo đúng hóa trị. Yêu cầu HS đọc tên chất tham gia và sản phẩm để củng cố cách gọi tên , lập công thức của oxit, muối.
GV yêu cầu thay mặt nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung và hoàn thiện.
GV cho nhận xét, hoàn thiện
HS có thể hoàn thành kết quả tìm tòi về tính chất hóa học của oxit axit trong vở thí nghiệm theo bảng sau
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY CHỦ ĐỀ 6: NHÔM, SẮT
A. CHUẨN KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
Kiến thức
Biết được:
- Tính chất hóa học: Nhôm, sắt có những tính chất hóa học chung của kim loại, nhôm, sắt không phản ứng với H2SO4 đặc, nguội, nhôm phản ứng được với dung dịch kiềm, sắt là kim loại có nhiều hóa trị.
Kĩ năng
- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học của nhôm và sắt. Viết các PTHH minh họa.
- Nhận biết được nhôm và sắt bằng phương pháp hoá học.
- Tính thành phần % khối lượng của hỗn hợp bột nhôm sắt; tính khối lượng nhôm hay sắt tham gia phản ứng hay sản xuất được theo hiệu suất.
B. PHƯƠNG PHÁP
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Sử dụng thí nghiệm kiểm chứng.
- Tổ chức cho HS làm việc độc lập kết hợp với hợp tác theo nhóm nhỏ.
- Thảo luận toàn lớp.
C. THIẾT BỊ SỬ DỤNG
6 khay công cụ hoá chất dành cho 6 nhóm. Mỗi khay gồm:
- 1 dây nhôm, 3 lá Nhôm
- 1 lọ dung dịch NaOH
- 1 giá TN gồm 5 ống nghiệm nhỏ, 1 kẹp gỗ, 1 mảnh giấy ráp.
- Dây sắt quấn hình lò xo
- Bình đựng khí clo
- Đèn cồn, kẹp gỗ.
- Dung dịch FeCl2
Nếu có đĩa hình thí nghiệm 9, máy tính và máy chiếu.
Thí nghiệm HS:
* Mỗi nhóm HS: Giá thí nghiệm, 2 ống nghiệm đựng dung dịch CuSO4, dung dịch HCl và đinh sắt.
- Dung dịch FeCl2,, FeCl3
Đĩa hình thí nghiệm: Al phản ứng với clo hay lưu huỳnh.
D. NỘI DUNG
I. Nhôm
1. Tình huống xuất phát: GV nêu câu hỏi
Nhôm là kim loại có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Tại sao nhôm có nhiều ứng dụng như vậy? Ta cần tìm hiểu tính chất hóa học của nhôm để có thể sử dụng đồ dùng nhôm an toàn và hiệu quả.
Nhôm có tính chất hóa học nào?
Nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm không?
2. Nêu ý kiến ban đầu của HS:
GV yêu cầu HS đoán tính chất hoá học của nhôm. Hs có thể đưa ra nhiều đoán khác nhau.
Sau đây có thể là đoán đầy đủ nhất:
Căn cứ vào tính chất hoá học của kim loại, vị trí của nhôm trong dãy hoạt động hoá học dự đoán: nhôm có những tính chất hoá học của kim loại nói chung. Nhôm còn có khả năng phản ứng với dung dịch kiềm.
3. Đề xuất các câu hỏi:
GV yêu cầu HS đề xuất các câu hỏi nghiên cứu tính chất hóa học của nhôm. Các nhóm HS đưa ra các câu hỏi khác nhau.
GV yêu cầu thay mặt nhóm trình bày, nhận xét, hoàn thiện.
Có thể có câu hỏi như sau :
Ngoài tính chất hóa học chung của kim loại, nhôm còn có tính chất hóa học nào khác ? Nhôm có phản ứng với dung dịch kiềm như thế nào ?
4. Đề xuất các thí nghiệm nghiên cứu:


RprqJ8ZJvleSxH5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status