Ứng dụng chiến lược PBL (problem – based learning) giảng dạy một số bài trong chương động lực học chất điểm - pdf 16

Download miễn phí Luận văn Ứng dụng chiến lược PBL (problem – based learning) giảng dạy một số bài trong chương động lực học chất điểm



Dạy học dựán (Project-basedlearning) là chiến lược dạy học mang tính hệ
thống nhằm lôi cuốn HS tham gia vào quá trình học tập những kiến thức cơbản
và rèn luyện những kỹnăng sống qua quá trình điều tra khám phá mởrộng,
được xây dựng dựa trên những câu hỏi phức tạp, xác thực cộng với các sản
phẩm và nhiệm vụ được thiết kếmột cách cẩn trọng. Ba mục tiêu của dạy học
dựán là: đạt được nội dung kiến thức chuẩn, rèn luyện các kỹnăng chìa khóa và
rèn luyện khảnăng tưduy. Bảy yếu tốchính của dạy học dựán:
 Dựa trên cơsởcác tiêu chuẩn
 Dựa trên sự đánh giá
 Là chiến lược dạy học hướng vào người học
 Chú trọng sựhợp tác trong người học
 Gắn với thực tiễn đích thực
 Mởrộng khuôn khổthời gian và không gian học tập
 Học tập đa phương tiện



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

xét, đánh giá
Chọn ra các giải
pháp tốt nhất
Tổng hợp- so sánh
Bước 6: Nhận xét- đánh giá
 Phân chia công việc soạn thảo bằng
powerponit để trình chiếu, hay bằng
văn bảng, poster, web…
 So sánh phương án nhóm mình với các
nhóm khác
 Rút ra những ưu điểm, nhược điểm của
nhóm mình và nhóm bạn
 Học được nhiều cách giải quyết mới
của nhóm bạn
 HS tự đánh giá hiệu quả làm việc của
bản thân, nhóm tự đánh giá hiệu quả
làm việc của nhóm
 HS đánh giá chéo hiệu quả làm việc
của các nhóm khác
 GV đánh giá nhóm
 Làm bài kiểm tra, vấn đáp…
Trong thời gian HS làm việc nhóm, GV cũng có vai trò rất quan trọng. GV sẽ
quan sát xem các nhóm hoạt động như thế nào và tất cả thành viên trong nhóm
có làm việc hết không hay chỉ có một vài thành viên làm việc. GV sử dụng kinh
nghiệm đã có tương tác với HS để thúc đẩy, động viên HS làm việc cũng như
phát triển một môi trường học tập năng động tích cực. Sự thành công của
phương pháp này sẽ phụ thuộc vào cách thức làm việc nhóm của HS cho nên
GV phải theo dõi tình trạng làm việc của nhóm để hiểu được và biết cách thúc
đẩy phát triển nhóm. Một số HS có kinh nghiệm làm việc nhóm rất tốt và không
cần sự hướng dẫn của GV nhưng không phải HS nào cũng như vậy. GV thúc
đẩy, hướng dẫn cách làm việc nhóm trong việc giải quyết vấn đề không phải đơn
giản là cung cấp kiến thức cho HS một cách tự do mà gợi mở và hướng dẫn cho
HS tổng hợp thông tin sau khi đã cùng nhau thảo luận hay GV sẽ theo dõi và thu
nhặt những kiến thức và tài liệu mà HS đã bỏ sót và giúp HS thấy được ý nghĩa
và tầm quan trọng của chúng và hướng HS đi đúng nhiệm vụ của mình. HS có
thể hỏi GV những câu hỏi có liên quan đến vấn đề hay có thể thảo luận những
vấn đề phức tạp với GV, HS thì thể hiện khả năng hiểu biết của họ đối với vấn
đề, GV quan sát sự biểu biết của HS có thể giúp HS liên kết các vấn đề quan
trọng với nhau. Thỉnh thoảng GV đưa ra những lời bình luận mang tính kích
thích để mở rộng hơn chủ đề HS đang thảo luận hay đưa ra những câu hỏi mở
để giúp HS suy nghĩ sâu hơn, những việc làm này sẽ giúp cho việc hoạt động
nhóm trở nên có hiệu quả hơn. Thỉnh thoảng, HS sẽ nhờ GV giúp họ giải quyết
khi xuất hiện các xung đột và mâu thuẩn trong nhóm. Nhìn chung khi làm việc
nhóm nếu xuất hiện các xung đột thì bắt buộc các thành viên phải giải quyết sớm
ở những giai đoạn đầu hơn là để cho những xung đột đó tiếp diễn. GV sẽ yêu
cầu HS xem lại những nội quy mà cả nhóm đã thiết lập và phải tôn trọng thực
hiện đúng những nội quy đó, HS sẽ nhận thấy nếu họ không giải quyết được
những mâu thuẩn thì nhóm họ sẽ bị mất điểm đánh giá tiến trình làm việc hay
mất điểm của chính cá nhân họ.
Khi dạy học theo PBL chúng ta không thể sử dụng phương pháp đánh giá
truyền thống để đánh giá HS bởi vì cách nhận xét đánh giá sẽ ảnh hưởng đến
mục tiêu học tập cũng như tiến trình và thái độ học tập của HS. Cách đánh giá
theo PBL bao gồm các hình thức đánh giá sau:
 HS tự đánh giá quá trình và kết quả làm việc của mình thông qua phiếu
đánh giá cá nhân. Cách đánh giá này sẽ cho HS cơ hội để tự đánh giá và
phản hồi lại quá trình học tập của mình, đây là một yếu tố rất quan trọng
trong PBL. Tự đánh giá cho phép HS đánh giá hiệu quả chiến lược giải
quyết vấn đề của mình, cho phép HS so sánh hiệu quả làm việc của mình
với mục đích ban đầu mà họ đã đề ra và cho phép HS phát triển khả năng
điều chỉnh việc học của mình vượt ra khỏi môi trường học tập mang tính
lý thuyết suôn cũng như rèn luyện cho HS khả năng học tập suốt đời
 Sự đánh giá ngang hàng: là sự đánh giá của HS với các bạn trong nhóm
hay sự đánh giá của các nhóm mình đối với các nhóm khác về tiến trình
sán phẩm hay sự thuyết trình, trình diễn…dựa trên những tiêu chuẩn mà
GV đã đưa ra, HS có thể có hay có thể không cùng với GV đưa ra tiêu
chẩn đánh giá này. Nếu như HS có thể đánh giá lẫn nhau một cách chính
xác và công bằng thì cách đánh giá này có thể giúp cho HS phát triển cao
hơn về trách nhiệm và ý thức sở hữu kết quả học tập của người khác, làm
nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về vấn đề đang được thảo luận, thông
qua đó HS có thể phản hồi và so sánh với công việc của mình và nhận
thức được khả năng của bản thân xem những điểm nào mình cần cải tiến
cho tốt hơn, đây cũng là một yếu tố quan trọng trong việc định hướng cho
HS phương pháp tự học. Đánh giá ngang hàng hay đánh giá chéo được
khuyến khích như một công việc cần thiết, gần gũi và quen thuộc sau
buổi thuyết trình hay trình diễn
 Đánh giá của GV: đối với cách giảng dạy bằng phương pháp truyền thống
thì chỉ có GV mới được phép đánh giá HS bằng các hình thức kiểm tra,
chất vấn. Với PBL dựa trên những tiêu chí ban đầu đưa ra GV nhận xét
đánh giá quá trình làm việc của HS nhằm cho HS biết họ đã đạt được bao
nhiêu phần trăm mục tiêu ban đầu, những kiến thức kỹ năng nào họ còn
thiếu sót để họ có cơ hội cải thiện vào những bài sau.
 Phiếu kiểm tra, bảng câu hỏi: những HS quen với cách giảng dạy truyền
thống thì có thể họ xem việc học theo phương pháp PBL như thảo luận,
lên kế hoạch, tìm tài liệu, nghiên cứu thì không phải là việc học thật sự.
Họ chỉ quen với cách thuyết giảng và làm bài kiểm tra như thông thường,
đây là một ảnh hưởng không tốt đến động cơ học tập của HS. Với PBL,
trong quá trình HS giải quyết vấn đề, GV có thể cho những bài tập nhỏ có
liên quan đến vấn đề hiện tại, bài tập này sẽ được GV chấm điểm và trả
ngay tức khắc (có thể bằng hình thức trực tuyến). Ở giai đoạn cuối HS
được làm bài kiểm tra chính thức và lần này lại tính điểm, dạng của
những bài kiểm tra cuối này có thể giống những bài kiểm tra đã cho hay
có thể đào sâu hơn vào vấn đề. Đây cũng là một cách để đánh giá xem HS
đã hiểu được vấn đề như thế nào, đã tìm kiếm được những thông tin gì có
liên qua đến vấn đề đã cho.
 Kiểm tra bằng hình thức phỏng vấn, thể hiện sản phẩm như làm áp phích
quảng cáo (poster), tác phẩm, biểu đồ.
1.2.5. So sánh dạy học dựa trên vấn đề-PBL, dạy học dự án (Project- based
Learning) và dạy học dựa trên yêu cầu (Inquiry Learning)
Dạy học dự án (Project-based learning) là chiến lược dạy học mang tính hệ
thống nhằm lôi cuốn HS tham gia vào quá trình học tập những kiến thức cơ bản
và rèn luyện những kỹ năng sống qua quá trình điều tra khám phá mở rộng,
được xây dựng dựa trên những câu hỏi phức tạp, xác thực cộng với các sản
phẩm và nhiệm vụ được thiết kế một cách cẩn trọng. Ba mục tiêu của dạy học
dự án là: đạt được nội dung kiến thức chuẩn, rèn luyện các kỹ năng chìa khóa và
rèn luyện khả năng tư duy. Bảy yếu tố chính của dạy học dự án:
 Dựa trên cơ sở các tiêu chuẩn
 Dựa trên sự đánh giá
 Là chiến lược dạy học hướng vào ...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status