Các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động PR và quảng cáo của trung tâm thương mại Biti s miền Bắc - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Các biện pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động PR và quảng cáo của trung tâm thương mại Biti's miền Bắc



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I 3
Tổng quan về công ty Biti's và chi nhánh miền Bắc 3
I. Tổng quan về công ty Biti's 3
1. Thông tin chung 3
2. Lịch sử hình thành và phát triển 3
3. Lĩnh vực hoạt động 4
II. Tổng quan về chi nhánh miền Bắc ( trung tâm thương mại Biti's miền Bắc - TTTMBTMB) 4
1. Thông tin chung 4
2. Lịch sử hình thành và phát triển 5
3. Chức năng - nhiệm vụ 6
a. Chức năng 6
b. Nhiệm vụ 7
4. Cơ cấu tổ chức quản lý 8
5. Một số đặc điểm cơ bản 11
a. Sản phẩm 11
b. Thị trường 11
c. Nhân sự của TTTMBTMB: 12
d. Cơ sở vật chất kỹ thuật 13
e. Tài chính 13
PHẦN II 15
Thực trạng hoạt động PR và quảng cáo 15
của TTTMBTMB 15
I. Tình hình thực hiện các hoạt động PR và quảng cáo của trung tâm trong thời gian qua. 15
1. Hoạt động PR ( Public Relation – Quan hệ công chúng ) 15
2. Hoạt động quảng cáo 17
a. Hoạt động phát tờ rơi 17
b. Hoạt động quảng cáo ngoài trời 18
c. Hoạt động quảng cáo qua phương tiện truyền thông ( tivi, báo, đài) 19
d. Tham gia hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao: 22
e. Quảng cáo trên quà tặng khuyến mại của trung tâm 23
II. Chi phí cho PR và quảng cáo của trung tâm 23
1. Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí cho PR và quảng cáo của TTTMBTMB 23
2. Tỉ trọng chi phí cho quảng cáo ( bao gồm cả PR ) so với doanh thu hàng năm 26
3. Cơ cấu chi phí Maketing (CF MKT) 26
III. Phân tích hiệu quả của hoạt động PR và quảng cáo của trung tâm 28
1. Đánh giá tác động của các chương trình PR và quảng cáo của trung tâm đến khách hàng ( phương pháp định tính ) 28
2. Đánh giá tác động của hoạt động PR và quảng cáo tới kết quả sản xuất kinh doanh (phương pháp định lượng) 33
IV. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động PR và quảng cáo của trung tâm 36
1. Nhân tố chủ quan 36
a. Nhân tố con người 36
b. Chính sách của trung tâm 38
c. Nhận thức của các doanh nghiệp về PR 38
2. Nhân tố khách quan 39
a. Quảng cáo hiện nay không còn đóng vai trò như trước nữa! 39
b. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh 40
V. Những thành tựu và hạn chế của hoạt động PR và quảng cáo của trung tâm 42
1. Thành tựu 42
2. Hạn chế 42
3. Nguyên nhân 43
PHẦN III 46
Giải pháp đẩy mạnh hoạt động PR và quảng cáo tại TTTMBTMB 46
I. Định hướng phát triển của TTTMBTMB 46
II. Áp dụng mô hình SWOT đối với TTTMBTMB 47
III. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động PR và quảng cáo của TTTMBTMB 49
1. Đổi mới nhận thức về sự cần thiết của hoạt động PR 49
2. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho hoạt động PR và quảng cáo. 52
a. Nội dung kế hoạch 52
b. Dự kiến chi phí cho quảng cáo và kết quả đạt được 57
b.1. Dự kiến chi phí quảng cáo trong năm 2006 57
b.2. Dự kiến kết quả đạt được 58
3. Tổ chức, bố trí nhân sự cho hoạt động PR và quảng cáo 59
a. Trên báo chí 62
a.1. Cải tiến hình thức quảng cáo theo cách PR( Advertorial ) 62
a.2. Tăng cường các bài viết về trung tâm, các cửa hàng - đại lý tại miền Bắc 63
b. Tổ chức tốt các sự kiện 64
c. Đối phó với rủi ro và khắc phục sự cố 65
d. Các hoạt động tài trợ cộng đồng 65
e. Các hoạt động phi thương mại trực tiếp với khách hàng 67
5. Sử dụng tổng hợp các hình thức quảng cáo 68
a. Một số hình thức quảng cáo sáng tạo 68
a.1. Quảng cáo bằng đèn lazer 68
a.2. Quảng cáo theo hình thức truyền miệng 68
a.3. Quảng cáo thông qua “ show games ” của đài truyền hình 71
a.4. Quảng cáo lồng ghép sản phẩm ( product placement ) 72
b. Quảng cáo trực tuyến 73
c. Hoạt động quảng cáo ngoài trời 76
d. Tờ rơi 77
KẾT LUẬN 79
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ờng ĐH Mỹ thuật công nghiệp phụ trách về thiết kế - quảng cáo.
Một người là cử nhân trường ĐH Kinh tế quốc dân – Khoa Marketing phụ trách phần quảng cáo.
2 nhân sự còn lại : ông Đặng Xuân Thơ, trưởng ban thiết kế - quảng cáo với nhiệm vụ chính là lập kế hoạch và xét duyệt các chương trình quảng cáo và 1 nhân sự khác có nhiệm vụ tổng hợp, phân tích các số liệu thống kê.
Nhiệm vụ của ban thiết kế - quảng cáo là:
Thiết kế mẫu sản phẩm
Thiết kế các chương trình quảng cáo - khuyến mãi
+ Xây dựng, triển khai những chương trình quảng cáo, khuyến mãi trên những phương tiện phù hợp, đảm bảo hỗ trợ tối đa cho công tác bán hàng của đơn vị.
+ Nghiên cứu, đề xuất thực hiện những chương trình: Hội chợ, triển lãm và các chương trình quảng cáo khuyếch trương khác.
+ Trang bị bảng hiệu, hộp đèn cho các trung gian phân phối, hỗ trợ trung gian phân phối bán hàng và kinh doanh sản phẩm Biti's.
+ Thiết kế gian hàng cửa hàng bán lẻ trực thuộc chi nhánh, showroom, pano, bảng hiệu, poster, tờ rơi, báo chí…theo kế hoạch kinh doanh và kế hoạch quảng cáo của đơn vị.
+ Công tác thực tế thị trường để nhận định thị trường, nhận định tình hình cạnh tranh, xu hướng tiêu dùng, xu hướng mua sắm, xu hướng thời trang của khách hàng.
+ Kiểm tra, kiểm soát công tác quảng cáo liên quan đến kinh doanh: trang bị vận dụng quảng cáo cho trung gian phân phối, thiết kế những chương trình quảng cáo phù hợp…
Qua đây ta thấy:
Nhân sự cho thiết kế quảng cáo còn thiếu. Thiết kế quảng cáo đòi hỏi sự sáng tạo, tính mỹ thuật trong khâu trình bày nhưng việc này lại chỉ do 1 người đảm trách, nhân viên này vừa kiêm thiết kế sản phẩm lại vừa kiêm thiết kế quảng cáo, với đòi hỏi thay đổi liên tục về mẫu mã hàng tháng, theo em 1 người là không đủ.
Nhân viên phân tích dữ liệu chưa có vai trò rõ ràng trong ban thiết thiết kế - quảng cáo.
Thực tế chỉ có 2 người làm nhiệm vụ trang trí các cửa hàng khai trương, trong thời gian khai trương cửa hàng 86 Đồng Xuân, khối lượng công việc là rất lớn, cần có sự kết hợp nhân viên giữa các phòng ban và tuyển thêm nhân viên mới cho phòng.
Chính sách của trung tâm
Hiện tại trung tâm chưa khai thác phần PR nên chỉ tập trung vào các hoạt động quảng cáo. Chính sách này có thể tóm tắt qua một số nội dung cơ bản sau:
Do định mức của công ty cho chi phí quảng cáo chỉ bằng 5 % doanh thu nên trung tâm phải sử dụng nguồn ngân sách này sao cho hiệu quả nhất.
- Thị trường mục tiêu là nữ độ tuổi từ 16 - 30
- Các quảng cáo trên truyền hình được hạn chế tối đa, với tần suất quảng cáo rất hạn chế.
Quảng cáo trên báo chí cũng với số lượng hạn chế.
Hoạt động quảng cáo tập trung vào tờ rơi và trong hội chợ triển lãm diễn ra vào tháng 3 hàng năm.
Nhận thức của các doanh nghiệp về PR
PR là khái niệm không còn mới trên thế giới, các công ty từ lâu đã coi PR như một công cụ hữu hiệu để củng cố vị thế sản phẩm, thương hiệu doanh nghiệp trong lòng công chúng.
Việt Nam cũng đã qua cái thời doanh nghiệp coi PR như một thứ công cụ quá lạ lẫm và xa xỉ khi có những công ty đã dám dành cho PR tới 25 – 30% tổng chi phí quảng cáo của mình. Tuy vậy, để hiểu PR như một công nghệ tiếp thị mang lại hiệu quả cao, thông tin đến với đối tượng rộng hơn với chi phí thấp thì không phải doanh nghiệp khách hàng nào cũng nhận thức được.
Nhận thức chung về PR ở Việt Nam thường chỉ gói gọn trong việc quan hệ báo chí, tổ chức sự kiện, giải quyết khủng hoảng. Nhiều doanh nghiệp còn đánh đồng công việc của PR với các sự vụ lặt vặt như in ấn, tổ chức lễ động thổ, viết thông cáo báo chí…Nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhầm lẫn cho rằng PR là quảng cáo. Thậm chí, có những ứng xử kiểu như “ Xin giấy phép này hả? Để tui PR cho” hay “ quan hệ rộng với báo chí là làm PR được thôi”.
Thường chỉ ở các công ty liên doanh, 100% vốn nước ngoài mới có một bức tranh khá đầy đủ về PR. Một số khách sạn cao cấp và công ty nước ngoài hay liên doanh lớn ở Việt Nam như Caltex, Pepsi – IBC, Coca – Cola có riêng bộ phận PR. Những công ty này hàng năm dành một ngân sách đáng kể cho hoạt động PR bao gồm giới thiệu sản phẩm , lễ tân, tài trợ, từ thiện, họp báo, tham quan nhà máy, in ấn tài liệu…
Nhân tố khách quan
Quảng cáo hiện nay không còn đóng vai trò như trước nữa!
Ngày nay, đâu đâu người ta cũng gặp quảng cáo, quảng cáo trên truyền hình, báo chí, tại các trạm dừng xe buýt, trên các bốt điện thoại … tại mọi nơi và mọi lúc, người ta có thể tràn ngập trong hàng ngàn quảng cáo một ngày. Chính vì bị “ tấn công” bởi các chương trình quảng cáo, người tiêu dùng có xu hướng chống lại quảng cáo, họ bỏ ngoài tai khi nghe các thông điệp quảng cáo vẫn ra rả hàng ngày trên tivi, lướt qua các trang quảng cáo trên báo và không bận tâm xem chúng nói về cái gì của công ty nào.
Quảng cáo đã không còn mới mẻ và hấp dẫn như thời kì đầu của nó, giờ đây quảng cáo mang tính nghệ thuật nhiều hơn là vai trò là một công cụ Marketing. Người ta xem quảng cáo nhiều khi vì thấy nó hay, gây cười, vì những diễn viên quảng cáo đẹp, ấn tượng nhưng lại không nhớ được quảng cáo đó của công ty nào, thông điệp là gì. Hơn thế nữa, quảng cáo luôn bị đánh giá là không đáng tin cậy, vì thế quảng cáo sản phẩm ngoài việc thúc đẩy được động cơ mua hàng thì còn phải phù hợp với thực tế, chỉ cần một sự phóng đại hơn bình thường cũng có thể làm mất đi khách hàng hiện tại và kéo theo rất nhiều khách hàng tiềm năng khác.
PR lại hoàn toàn khác, thông qua các bài viết đăng tải về công ty, sản phẩm, dịch vụ, người tiêu dùng lại dễ bị thuyết phục hơn vì có tiếng nói của người thứ 3, khi họ không còn tin vào quảng cáo nữa thì họ cần đến một nguồn thông tin khác, đáng tin cậy hơn, khách quan hơn. Ngoài bạn bè, người thân, họ có thể tự mình khám phá thông qua các trang báo, những điều mắt thấy tai nghe về một sự kiện nào đó đang gây chú ý của công ty. Chính việc chủ động đón nhận thông tin thay vì bị động nhận tiếp nhận thông tin từ các doanh nghiệp sản xuất đã đưa người tiêu dùng đến gần hơn với doanh nghiệp.
Quảng cáo trước đây có ảnh hưởng tích cực đến doanh thu vì số lượng quảng cáo ít, vì người ta chưa bị lẫn lộn trong hàng trăm thông điệp mỗi ngày và nội dung quảng cáo vẫn còn có cơ hội chen chân vào tâm trí của họ. Nhưng ngày nay thì khác, người ta quan tâm đến các hoạt động xã hội của các doanh nghiệp nhiều hơn, đọc tin tức trên mạng nhiều hơn và quan tâm đến các sự kiện nổi bật trong đời sống kinh tế - xã hội nhiều hơn là ngồi xem những mẩu quảng cáo lặp đi lặp lại hàng ngày, hàng tuần trên truyền hình. Giờ đây, PR đang thay thế cho quảng cáo, cung cấp những thông tin mới nhất của công ty đến với khách hàng thông qua tiếng nói của bên thứ 3 – báo chí, xây dựng hình ảnh tốt đẹp của công ty trong tâm trí khách hàng thông qua các hoạt động tài trợ, từ thiện…Khách hàng đến với doanh nghiệp vì những ấn tượng khó phai trong tâm trí chứ không phải từ những mẩu quảng cáo dài không quá 30 giây trên truyền hình, báo chí hay trên panô, áp phích treo đầy rẫy ngoài đường.
Những nhận...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status