Nghiên cứu sự đánh giá bản thân của sinh viên trường đại học công nghiệp quảng ninh - Pdf 10

Nghiên cứu sự đánh giá bản thân của sinh viên
trường Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh

Cao Hải An

Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn
Luận văn ThS ngành: Tâm lý học; Mã số: 60 31 80
Người hướng dẫn: TS. Trần Thu Hương
Năm bảo vệ: 2010

Abstract: Nghiên cứu mức độ đánh giá bản thân của sinh viên trường Đại
học Công nghệ Quảng Ninh. Tìm hiểu mối tương quan giữa tự đánh giá bản
thân và kết quả học tập của họ trong nhà trường. Từ đó đưa ra một số biện
pháp giúp sinh viên nâng cao khả năng đánh giá bản thân trong môi trường
học đường

Keywords: Tâm lý học; Sinh viên

Content
1. Lý do chọn đề tài
Con người nói chung, giới trẻ nói riêng thường có khát vọng tự khẳng định mình
trong cuộc sống, trong sự phát triển và hoàn thiện nhân cách. Sự tự khẳng định này một
phần được thể hiện ở khả năng tự đánh giá về bản thân.
Đánh giá bản thân chính là sự nhìn nhận tổng thể về giá trị bản thân với tư cách là
con người và chúng ta theo đó mà hành động. Sự đánh giá này không có sẵn khi con
người sinh ra mà được hình thành trong mối quan hệ, giao lưu với người khác, trong sự
phát triển và từ những trải nghiệm thành công hay thất bại của cá nhân trong cuộc sống…
Nếu chúng ta có sự tự đánh giá phù hợp với năng lực thực tế của mình thì chúng ta
thường hài lòng về bản thân và điều đó tạo nên sức mạnh tinh thần giúp chúng ta vượt
qua những khó khăn, trở ngại của cuộc đời. Chúng ta se là người thành công và hạnh
phúc…

là vấn đề không chỉ có giá trị về mặt lý luận mà còn có giá trị quan trọng về mặt thực
tiễn. Chính bởi vậy, việc nghiên cứu về sự đánh giá bản thân của sinh viên là điều cần
thiết. Đó là những lý do thúc đẩy chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu với tên gọi
“Nghiên cứu sự đánh giá bản thân của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng
Ninh”.
2. Đối tượng nghiên cứu
Sự đánh giá bản thân (ĐGBT) của sinh viên trường Đại học Công nghiệp Quảng
Ninh (ĐHCNQN).
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu mức độ đánh giá bản thân của sinh viên trường ĐHCNQN, tìm hiểu
mối tương quan giữa tự đánh giá bản thân và kết quả học tập của họ trong nhà trường; từ
đó đưa ra một số biện pháp giúp sinh viên nâng cao khả năng đánh giá bản thân trong
môi trường học đường.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài
- Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề.
- Làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài.
- Chỉ ra những đặc điểm của khách thể nghiên cứu.
4.2. Khảo sát thực trạng đánh giá bản thân của sinh viên trường ĐHCNQN
- Mức độ đánh giá bản thân của sinh viên trường ĐHCNQN.
- Tương quan giữa kết quả học tập và sự đánh giá bản thân của sinh viên trường
ĐHCNQN.
4.3. Một số biện pháp giúp sinh viên nâng cao khả năng đánh giá bản thân trong môi
trường học đường
5. Khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1. Khách thể nghiên cứu
- 200 sinh viên trường ĐHCNQN.
- 20 cán bộ Đoàn thanh niên và Hội sinh viên.
- 20 giáo viên chủ nhiệm.
5.2. Địa bàn nghiên cứu

8. Đào Lan Hương (1999), Nghiên cứu sự tự đánh giá thái độ học tập môn toán của sinh
viên Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, Luận án Tiến sĩ tâm lý.
9. Khoa Sư phạm (Đại học Quốc gia Hà Nội) (2003), Giáo dục học Đại học (Tài liệu bồi
dưỡng dùng cho các lớp Giáo dục học Đại học và Nghiệp vụ Sư phạm Đại học).
10. Vũ Khiêu (2002) “Cái Tôi” - Một số vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, Tâm lý
học, số 1, 1/2002, tr 2-5.
11. Đỗ Ngọc Khanh (2004a), Về khái niệm “Tự đánh giá bản thân”, Tâm lý học, Số 6,
6/2004, tr.41-45.
12. Đỗ Ngọc Khanh (2004b), Ảnh hưởng của sự tự đánh giá bản thân đến sự phát triển
nhân cách, Tâm lý học, Số 9, 9/2004, tr.26-29.
13. Đỗ Ngọc Khanh (2004c), Cái Tôi, Tâm lý học, Số 10, 10/2004, tr.35-37.
14. Đỗ Ngọc Khanh (2005), Tự đánh giá của học sinh THCS ở Hà Nội, Tâm lý học, Số 7,
7/2005, tr.30-36.
15. Vũ Thị Nho (1997), Một số đặc điểm tự đánh giá của của học sinh cuối bậc tiểu học,
Đề tài cấp Bộ.
16. Vũ Thị Nho (1998), Tự đánh giá, Tâm lý học, số 3, 6/1998, tr 58-60.
17. Vũ Thị Nho (1998), Trình độ học lực và khả năng tự đánh giá phù hợp, ổn định của
học sinh cuối bậc tiểu học, Nghiên cứu giáo dục, 8/1998, tr 27-28.
18. Vũ Thị Nho (1999), Tâm lý học phát triển, Nxb ĐHQG.
19. Lê Ngọc Lan (1982), Nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng tự đánh giá phù hợp của
học sinh đối với thái độ học tập và động cơ hoc tập, Luận án Phó tiến sĩ tâm lý.
20. Nguyễn Thị Oanh (1998), Gia đình Việt Nam thời mở cửa, Nxb Trẻ.
21. Lê Đức Phúc (1999), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: “Sự phát triển ý thức bản
ngã”, Trong khuôn khổ dự án điều tra, khảo sát về trẻ em tiểu học 1997-1999 do Vụ Tiểu
học, Bộ GD&ĐT thực hiện.
22. Lã Thu Thuỷ (1999), “Cái Tôi” dưới góc nhìn của tâm lý học xã hội, Tâm lý học, số
6, 12/1999, tr 59 - 61.
23. Lã Thu Thuỷ (2001), Quan niệm của sinh viên về khái niệm “Cái Tôi” trong bối cảnh
tính cá nhân và tính cộng đồng, Tâm lý học, số 6, 09/2001, tr 29-35.
24. PGS. PTS. Nguyễn Thạc, PTS. Phạm Thành Nghị (1992), Tâm lý học Sư phạm Đại


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status