Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở việt nam - Pdf 10

Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội ở Việt Nam

Phạm Anh Bình

Trường Đại học Kinh tế
Luận văn Thạc sĩ ngành: Kinh tế Chính trị; Mã số: 60.31.01
Người hướng dẫn: PGS.TS. Lê Danh Tốn
Năm bảo vệ: 2008

Abstract: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về tăng trưởng kinh tế và công
bằng xã hội và mối quan hệ giữa chúng. Nghiên cứu kinh nghiệm về giải quyết mối
quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước trên thế giới.
Khái quát sự hình thành và hoàn thiện tư duy lý luận của Đảng về kết hợp giữa tăng
trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội trong tiến trình đổi mới. Phân tích tình
hình tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam từ năm 1986 đến
nay. Đánh giá những thành tựu, hạn chế về giải quyết mối quan hệ tăng trưởng kinh tế
và công bằng xã hội trong thời kỳ đổi mới. Đề xuất một số giải pháp: giữ vững sự chỉ
đạo của Đảng, phát huy vai trò của nhà nước; tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị
trường định hướng XHCN; hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế và hệ thống chính
sách xã hội; mở rộng và phát huy dân chủ; phòng chống tham nhũng và lãng phí; cải
thiện và bảo vệ môi trường nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trởng kinh tế và
công bằng xã hội ở Việt Nam

Keywords: Công bằng xã hội; Phát triển kinh tế; Tăng trưởng kinh tế; Việt Nam

Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thế giới ngày nay, thì sự tiến bộ mỗi quốc gia trong khoảng thời gian nhất định

nghiên cứu về vấn đề này, có thể kể đến như:
- Dương Bá Phượng (chủ biên): “ Tổng Luận Phát triển kinh tế và công bằng xã hội” ,
Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện Kinh tế học, năm 1995.
- Lê Bộ Lĩnh (chủ biên): “ Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước
Châu Á và Việt Nam”, NXB Chính trị Quốc Gia, năm 1998.
- Lê Văn Sang, Kim Ngọc (đồng chủ biên): “ Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội ở Nhật Bản giai đoạn “Thần kỳ” và Việt Nam trong thời kỳ đổi mới”, NXB Chính trị
Quốc Gia, 1999.
- Phạm Hảo, Võ Xuân Tiên, Mai Đức Lộc (đồng chủ biên): “Tăng trưởng kinh tế và
công bằng xã hội - một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở một số tỉnh miền Trung”, Học viện
chính trị Quốc Gia, năm 2001.
- Chuyên đề của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương: “ Kết hợp giữa tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội bền vững ở Việt
Nam”, CIEM - FES, thông tin chuyên đề số 7, 2004.
- Đinh Văn Ân (chủ biên) “Quan niệm và thực tiễn phát triển kinh tế, xã hội tốc độ
nhanh, biền vững và chất lượng cao ở Việt Nam”, NXB Thống kê Hà Nội, 2005.
- Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) : “20 năm đổi mới thực hiện tiến bộ, công bằng xã
hội và phát triển văn hóa”, NXB Chính trị Quốc gia, 2008.
Nhìn chung, các công trình trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh về tăng trưởng kinh tế
và công bằng xã hội, vấn đề thu nhập, mức sống của các tầng lớp xã hội, sự phân hóa giầu
nghèo của dân cư, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần tạo ra sự công bằng trong xã
hội.
Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chưa đi sâu vào nghiên cứu một cách hệ
thống từ góc độ của khoa học kinh tế chính trị vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam ở Việt Nam trong những năm gần đây
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu:

3
Nghiên cứu thực trạng tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam hiện

và công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới.
7. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội -Một số vấn đề lý luận chung và
kinh nghiệm quốc tế
Chương 2: Thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng
kinh tế và công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời gian tới.

4
Chương 1
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
CHUNG VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
1.1 Lý luận chung về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
1.1.1 Tăng trưởng kinh tế
1.1.1.1 Khái niệm
Việc nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế đã được bắt đầu ngay từ khi khoa học kinh tế
chính trị mới hình thành. Việc nghiên cứu về chủ đề này đã được đặt nền móng từ những nhà
kinh tế học chính trị tư sản cổ điển Anh như A. Smith (1723 - 1790) và D. Recardo (1772 -
1823). Tăng trưởng kinh tế được hiểu một cách phổ quát theo quan điểm kinh tế học là sự gia
tăng sản lượng thực tế của một nền kinh tế theo thời gian (thường là một năm). Điều đó
cũng có nghĩa là: tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về số lượng,chất lượng các hàng hoá
dịch vụ.
Tăng trưởng kinh tế là khái niệm phản ánh về sự gia tăng về lượng của một nền kinh
tế, nó chưa nói lên bản chất xã hội của nền kinh tế đó. Đây là kinh tế “tự thân”, kinh tế vì
kinh tế. Để khắc phục tình trạng này các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm Phát triển kinh tế để
phản ánh cả mặt “chất” và mặt “lượng” của nền kinh tế.
Phát triển kinh tế là khái niệm có nội hàm rộng hơn Tăng trưởng kinh tế, bao gồm cả
sự tăng trưởng kinh tế (sự tăng trưởng về lượng) và sự đạt được các chỉ tiêu về chất - trước

nghĩa là đối xử khác nhau đối với những người có khác biệt bẩm sinh hoặc có các điều kiện
xã hội khác nhau. Nếu như công bằng theo chiều ngang được thực hiện bởi cơ chế thị trường
thì công bằng theo chiều dọc cần có sự điều tiết của chính phủ. Việc nhận định và kết hợp
công bằng theo chiều dọc và theo chiều ngang sẽ đảm bảo công bằng thực sự. Như vậy, công
bằng xã hội là khái niệm rất rộng, bao gồm cả yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, và văn hóa.
Xét một cách tổng thể công bằng xã hội gắn với phát triển toàn diện con người và là kết quả
của sự phát triển đó.
1.1.2.2. Các thước đo đánh giá sự bất bình đẳng và công bằng xã hội
 Chỉ số phát triển con người (HDI)
 Thước đo bình đẳng về phân phối thu nhập
- Đường cong Lorenz
- Hệ số Gini:
- Cơ cấu thu nhập tính theo nhóm
- Tiêu chuẩn “40” của Word Bank
 Mức độ nghèo khổ
1.2. Quan điểm lý thuyết về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
1.2.1. Mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
Có nhiều quan điểm khác nhau về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng
xã hội và việc giải quyết mối quan hệ này.
Quan điểm thứ nhất (Simon Kuznets - 1995) đã đưa ra quan điểm lý thuyết “chữ U
ngược” về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng, nghĩa là mức độ bất bình
đẳng về thu nhập có xu hướng tăng trong các giai đoạn đầu của phát triển kinh tế, sau đó sẽ
giảm bớt đi, khi nền kinh tế đạt tới một trình độ phát triển cao hơn.
Giống như Simon Kuznets, sau này nhà kinh tế học W. Arthur Lewis trong tác phẩm
kinh tế học :“Lý thuyết về tăng trưởng kinh tế” đã cho rằng tăng trưởng không chỉ đem lại bất
công mà khi tăng trưởng kinh tế đạt đến một trình độ nhất định thì nó lại là điều kiện để thực
hiện công bằng xã hội vì tăng trưởng kinh tế làm tăng của cải xã hội từ đó mở rộng phạm vi
chọn của con người.
Quan điểm thứ hai (Deumnger và Squire, 1988) cho rằng không có bằng chứng chứng
minh mối quan hệ theo mô hình “chữ U ngược” trong quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bất

sống của người dân nước mình.
- Kinh nghiệm của Singapore
- Kinh nghiệm của Malaixia
- Kinh nghiệm của Inđônêxia
1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Ngay từ khi cải cách nền kinh tế thì việc thực hiện công bằng xã hội bên cạnh sự tăng
trưởng kinh tế cũng được quan tâm giải quyết từng bước thông qua hàng loạt mục tiêu và
chính sách của Nhà nước như: đặt mục tiêu cơ bản, hàng đầu của quá trình cải cách đó là cải
thiện đời sống, mức thu nhập của nhân dân; công nghiệp hóa nông thôn, lấy công nghiệp
phục vụ nông nghiệp; tận dụng tối đa sức ảnh hưởng lan tỏa của các khu vực phát triển đối
với các khu vực kém phát triển để từ đó phát triển những khu vực kinh tế trọng điểm; chính
sách giải quyết việc làm đặc biệt là lao động ở nông thôn; chính sách bảo đảm xã hội…
Chính vì thế mà Trung Quốc thu được những thành tựu đáng kể trong việc giải quyết
hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội. Thu nhập bình
quân đầu người tăng từ 378 nhân dân tệ năm 1978 lên 6279,9 nhân dân tệ vào năm 2000,
tăng lên 16 lần. Năm 1978 thì 30,7% dân số Trung Quốc thuộc diện đói nghèo, thì đến năm
1985 tỷ lệ này chỉ còn là 11,8% và năm 1995 là 5,4%. Mạng lưới đào tạo nghề được thiết lập
trong cả nước, mỗi năm có từ 70% đến 80% lao động được đào tạo và đào tạo lại. Giải quyết

7
việc làm cho hàng trăm triệu lao động đặc biệt là trong khu vực nông thôn, ví dụ như các xí
nghiệp công - nông Hương Trấn năm 1978 chỉ mới thu hút được 28,3 triệu lao động thì đến
năm 1995 đã giải quyết được việc làm cho 128,6 triệu lao động.
Nhưng những năm gần đây do tập trung cao độ cho các mục tiêu tăng trưởng kinh tế,
Trung Quốc đã có phần xem nhẹ các mục tiêu xã hội. Hệ quả là kể từ những năm 1990 trở đi,
tiến bộ và phát triển xã hội của Trung Quốc đã chậm lại một cách đáng kể so với thời kỳ
trước đó, và trên thực tế, nhiều thách thức mới xuất hiện cùng với quá trình cải cách.
Tuy nhiên, bên cạnh duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế, thì "phát triển một xã hội cân
bằng là mục tiêu trên hết” của Trung Quốc. Từ năm 2005, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã
định hướng đến năm 2020 Trung Quốc sẽ thu hẹp khoảng cách phân hóa giàu nghèo trong xã

chuyển đổi mạnh mẽ mô hình phát triển kinh tế để phát triển xã hội. Những bước chuyển đổi
về mô hình, cơ chế, chính sách và cả thể chế luật pháp, thiết chế tổ chức bộ máy đã diễn ra
như một quá trình suốt hơn hai thập kỷ qua không hề đơn giản, dễ dàng.
Tiến trình đổi mới được thực hiện ở những bước chuyển căn bản sau đây:
- Từ sở hữu đơn nhất, thuần nhất (công hữu) sang đa dạng sở hữu và đa dạng thành
phần kinh tế, phát triển các loại hình sản xuất kinh doanh có sở hữu hỗn hợp; trong đó kinh tế
nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
- Từ từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp và bình quân sang áp
dụng cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
- Từ cơ chế thị trường với cạnh tranh phân hóa vượt trội sang xây dựng đồng bộ thể
chế kinh tế thị trường và giờ đây là phát triển mạnh mẽ kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, coi tất cả các thành phần kinh tế, kể cả kinh tế tư nhân gồm nhiều loại đều nằm
trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân thống nhất, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng, cùng phát
triển lâu dài.
- Từ cách hiểu không đúng về công bằng xã hội là bình quân chia đều sang cách hiểu
đúng, xác thực, phải phân phối lợi ích theo kết quả lao động, đồng thời phải đa dạng các hình
thức phân phối lợi ích, có cạnh tranh và vượt trội, thấy đúng thực chất của công bằng trước
hết là công bằng về cơ hội phát triển.
- Từ chỗ chưa gắn kết chặt chẽ chính sách kinh tế với chính sách xã hội, nhận thức
chưa đầy đủ vai trò của đầu tư về mặt xã hội, đến nhận thức rõ đầu tư về mặt xã hội chính là
đầu tư theo chiều sâu, đầu tư cho phát triển,
Đại hội VI của Đảng lần đầu tiên đưa ra thuật ngữ “chính sách xã hội”, đặt đúng vị trí
và vai trò của chính sách xã hội: “chính sách xã hội bao trùm mọi mặt của cuộc sống con
người; điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai
cấp, quan hệ dân tộc”.
Tuy nhiên, phải đến năm 1991, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên CNXH, được Đại hội VII của Đảng thông qua, vấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế
với tiến bộ và công bằng xã hội mới được đặt trong nội dung, phương hướng của chính sách
xã hội. Cương lĩnh ghi rõ: “Chính sách xã hội đúng đắn vì hạnh phúc của con người là động
lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng CNXH

xã hội; tăng cường quốc phòng và an ninh, mở rộng quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực
hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; sớm đưa nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công
nghiệp theo hướng hiện đại.” Đại hội tiếp tục khẳng định: “ Thực hiện tiến bộ và công bằng
xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển. Tăng trưởng kinh tế đi đôi với
phát triển văn hóa, y tế, giáo dục… giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con
người.”

2.2. Tình hình tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam từ năm
1986 đến nay
2.2.1. Tổng quan về tăng trưởng kinh tế
2.2.1.1. Những thành tựu đạt được
- Về tốc độ tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá của Việt Nam những năm vừa qua là do các ngành kinh
tế đều có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao.
Bảng 1 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm từ 1997 - 2007 (%)

10
Năm
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007

9,48
10,48
10,22
10,69
10,37
10,4
DV
7,14
5,08
2,25
5,32
6,10
6,54
6,45
7,26
8,48
8,29
8,5

Theo Báo cáo phát triển con người 2007/2008 của Liên hợp quốc thì GDP bình quân
trên đầu người của Việt Nam năm 2005 là 631 USD, tốc độ tăng trưởng GDP trên đều người
ở Việt Nam khoảng 5,9%/năm trong giai đoạn 1990 - 2005 . Năm 2007 thì GDP bình quân
đầu người đạt 835 USD. Theo Báo cáo của Chính phủ tại Kỳ họp thứ tư, Quốc Hội khóa XII
(tháng 10-11/2008) thì Việt Nam có thể đạt GDP/người năm 2008 là từ 1050 - 1100 USD
- Về cơ cấu kinh tế:
+ Cơ cấu ngành kinh tế nước ta trong những năm qua đã có bước chuyển dịch tích cực,
với tỷ trọng các lĩnh vực kinh tế có giá trị gia tăng ngày càng tăng.
+ Cơ cấu kinh tế vùng chuyển dịch theo hướng phát huy các lợi thế so sánh.
- Vốn đầu tư toàn xã hội tăng khá nhanh
- Kinh tế đối ngoại: Ngày 07/11/2006 Việt Nam chính thức là thành viên của WTO.

thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế". Trong phân phối
không chỉ cần chú ý đến sự đóng góp của lao động sống, mà còn phải chú ý tới mức đóng góp
vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất kinh doanh, đây là một nét mới trong quá trình đổi
mới. Đó cũng là hình thức hiện thực công bằng xã hội từ góc nhìn đóng góp và hưởng thụ.
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa còn đòi hỏi phải chú ý đến việc phân
phối thông qua phúc lợi xã hội như: thực hiện chính sách người có công với nước, với dân,
chính sách bảo trợ những người già cả, cô đơn không nơi nương tựa, chính sách đối với trẻ
em lang thang có hoàn cảnh khó khăn, chính sách bảo trợ phát triển xã hội ở vùng sâu, vùng
xa, chính sách xóa đói giảm nghèo… Ba hình thức phân phối cơ bản này đã được thể hiện
trong các văn bản lớn của Đảng và Nhà nước. Trong những năm đổi mới vừa qua, việc thực
hiện chế độ phân phối theo hiệu quả lao động, các nguồn lực đóng góp, phúc lợi xã hội đã thật
sự kích thích người lao động.
2.2.2.2. Xóa đói giảm nghèo
Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của chính phủ Việt Nam và triển khai thành
phong trào xoá đói giảm nghèo.
Chính thức được khởi xướng vào năm 1998 bằng chương trình 133 (Chương trình Mục
tiêu xóa đói giảm nghèo) có mục tiêu hỗ trợ các hộ nghèo trên toàn quốc, Chương trình đã
huy động khoảng 19. 000 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương và địa phương.
Chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo ban đầu gồm 6 chính sách liên
quan đến các lĩnh vực hỗ trợ miễn giảm phí khám chữa bệnh; miễn giảm học phí; hỗ trợ đồng
bào dân tộc; hỗ trợ những người dân yếu thế, dễ bị tổn thương; hỗ trợ nhà ở và công cụ sản
xuất. Ở Việt Nam, phương pháp lồng ghép đã trở thành giải pháp hữu hiệu nhất để xóa đói,
giảm nghèo.
2.2.2.3 Tạo việc làm
Nhà nước đã thực hiện nhiều Chương trình quốc gia về việc làm song song đồng thời
với các Chương trình xóa đói giảm nghèo.
Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phê duyệt Chương trình quốc gia về việc làm đến
năm 2010. Mục tiêu của Chương trình này là tạo được 2 đến 2,2 triệu việc làm trong giai
đoạn 2006 – 2010
2.2.2.4 Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn

mục tiêu chính của Chính phủ, bên cạnh các mục tiêu về kinh tế và xã hội như trước đây.
Được bắt đầu bằng "Kế hoạch quốc gia về Môi trường và Phát triển bền vững giai đoạn
1991-2000" (Quyết định số 187-CT ngày 12 tháng 6 năm 1991)
2.3 Đánh giá chung về giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội trong thời kỳ đổi mới
2.3.1 Những thành tựu đã đạt được
- Xóa đói giảm nghèo: Tỷ lệ người nghèo theo chuẩn quốc tế giảm từ 58,1% năm
1993 xuống 24,1% năm 2004 tương đương với 60% hộ nghèo. Việt Nam đã hoàn thành sớm
hơn so với Kế hoạch Thiên nhiên kỷ là giảm hơn một nửa tỷ lệ đói nghèo vào năm 2005.
Năm 2007 tỷ lệ người nghèo trên toàn quốc là 14,75 % (khoảng 13 triệu người).
Đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt: Thu nhập bình quân đầu người nước ta từ
220USD/người/năm đầu những năm 90 của thế kỷ XX đã tăng lên 400USD/người/năm
(2000), tăng 1,8 lần, 483 USD/người/năm (2003), 580 USD/người/năm (2004); 631
USD/người/năm (2005) và 729 USD/người/năm (2006) và 809 USD/người/năm vào năm
2007. Tốc độ tăng trưởng GDP trên đầu người ở Việt Nam khoảng 5,9%/năm trong giai đoạn
1990 - 2005 .
- Giải quyết việc làm: Tổng số việc làm hàng năm tăng liên tục. Số lao động được tạo
việc làm mới trong giai đoạn 1986 - 1990 là 4,2 triệu lao động, giai đoạn 1991 - 1995 là 5
triệu lao động, giai đoạn là 2001 -2005 là 7,54 triệu lao động, năm 2006 là 1,65 triệu lao
động và năm 2007 là 1,6 triệu lao động.
- Giảm bất bình đẳng về giới: Việt Nam cũng đã đạt được được những thành tựu đáng
ghi nhận trong lĩnh vực bình đẳng giới và nâng cao vị thế cho phụ nữ. Tỷ lệ nữ chiếm 51%

13
dân số và 48,2% lực lượng lao động xã hội, đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội và
trong công cuộc phát triển đất nước.
- Giáo dục: Hệ thống giáo dục quốc dân khá hoàn chỉnh được hình thành, bao gồm đầy
đủ các cấp học bậc học và các loại hình nhà trường như công lập, dân lập và tư thục. Tỷ lệ
học sinh tiểu học nhập học đúng độ tuổi quy định tăng từ 90% trong những năm 1990 lên
94,4% năm học 2003 - 2004, Việt Nam gần đạt được các mục tiêu MDG cho giáo dục toàn

- Hệ thống an sinh xã hội chưa hiệu quả
- Giá trị chỉ số HDI: Thứ hạng HDI của nước ta so với các nước trên thế giới và trong
khu vực còn ở mức thấp, tăng chậm
2.3.2.2 Nguyên nhân
- Mô hình tăng trưởng kinh tế và cơ chế phân bổ nguồn lực chủ yếu là yếu tố có ảnh
hưởng trực tiếp mạnh nhất và lâu dài đến việc tạo lập công bằng xã hội. Trong những năm

14
qua, Việt Nam tuyên bố theo đuổi mô hình tăng trưởng “thị trường - hướng về xuất khẩu”.
Tuy nhiên, mô hình triển khai thực tế lại lệch sang xu hướng “thị trường- thay thế nhập
khẩu”. Việc áp dụng mô hình tăng trưởng và xác định hướng phân bổ nguồn lực như vậy có
những hệ quả tất yếu rõ rệt đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội,
đáng chú ý là:
Thứ nhất, Tăng trưởng cao nhưng không mở rộng cơ hội việc làm tương ứng, chi phí
đào tạo ra một chỗ làm việc cao.
Thứ hai, Phân phối thu nhập không thực hiện một cách đồng đều.
Thứ ba, Có một nhóm người giầu nhanh nhờ đặc quyền đặc lợi tiếp cận với các nguồn
lực phát triển.
- Để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo vẫn còn không ít khó khăn và thách thức:
Thứ nhất, tình trạng thu nhập của khu vực sản xuất nông nghiệp thấp và tăng chậm,
trong khi người nghèo lại tập trung chủ yếu ở khu vực này.
Thứ hai, nguồn lực huy động cho chương trình xóa đói, giảm nghèo còn khiêm tốn.
Thứ ba, một số cơ chế, chính sách và biện pháp hỗ trợ xóa đói giảm nghèo chưa thật
phù hợp, việc tổ chức thực hiện còn bất cập, còn mang tính bao cấp, nên không tạo được động
lực để người nghèo chủ động vượt nghèo.
Thứ tư, việc tổ chức thực hiện chương trình xóa đói, giảm nghèo không đồng đều ở
một số địa phương.
- Hiệu năng quản lý của Nhà nước còn thấp.
Nhìn nhận ở khía cạnh khác, tình trạng chênh lệch thu nhập và phân hóa giầu nghèo
cũng như bất bình đẳng có phần gia tăng trong thời gian qua ở nước ta phản ánh xu hướng

Các nước công nghiệp phát triển chỉ có 1,2 tỷ người (20% dân số thế giới) nhưng chiếm tới
86% GDP toàn cầu và 4/5 thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, các nước nghèo nhất cũng với
một số lượng dân tương tự chỉ chiếm 1% GDP toàn cầu, 0,4% kim ngạch xuất khẩu và 0,6%
kim ngạch nhập khẩu của thế giới. Tỷ lệ khoảng cách GDP theo đầu người giữa các nước
giàu nhất và nghèo nhất tăng từ 31/1 (vào những năm 1960) lên 60/1 vào những thập niên
cuối cùng của thế kỷ XX và 74/1 vào những năm đầu của thế kỷ XXI.
Nhìn chung, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế chủ đạo; toàn cầu hóa và
hội nhập kinh tế quốc tế đang được đẩy nhanh; đầu tư, lưu chuyển hàng hóa , dịch vụ, lao
động và vốn ngày càng mở rộng. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ
thông tin và công nghệ sinh học, tiếp tục phát triển theo chiều sâu, tác động rộng lớn đến cơ
cấu và sự phát triển của kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam, mở ra triển vọng mới cho mỗi
nền kinh tế tham gia phân công lao động toàn cầu. Đây cũng là những nhân tố tích cực ảnh
hưởng đến tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội ở nước ta hiện nay.
Tuy nhiên, tình hình thế giới và khu vực vẫn chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp khó
lường; các tranh chấp xung đột cục bộ, cùng với hoạt động khủng bố quốc tế có thể gây mất
ổn định khu vực và nhiều nơi trên thế giới. Các nước lớn cạnh tranh quyết liệt và tìm cách áp
đặt rào cản thương mại đối với các nước nghèo và đang phát triển. Thị trường tài chính, tiền
tệ và giá cả thế giới còn diễn biến phức tạp. Các vấn đề toàn cầu như dịch bệnh, ô nhiễm môi
trường, khan hiếm năng lượng và nguyên vật liệu, khoảng cách giầu nghèo … sẽ càng trở nên
gay gắt. Những vấn đề trên có ảnh hưởng sâu sắc đến tăng trưởng kinh tế, cũng như việc thực
hiện công bằng xã hội ở Việt Nam trong thời gian sắp tới.
3.1.2 Bối cảnh trong nước
Sau hơn 20 năm đổi mới, tình hình kinh tế xã hội Việt Nam đã có nhiều chuyển biến
với những đặc điểm như sau:
- Định hình cơ chế phát triển kinh tế mới: cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa - như một tất yếu không thể đảo ngược.
- Tiềm lực và phát triển kinh tế được nâng cao một bước quan trọng
- Việc gia nhập WTO cũng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế, tiến bộ và công
bằng xã hội ở Việt Nam:
- Bên cạnh đó còn tồn tại những yếu kém và bất lợi nội tại đối với sự phát triển của

3.3 Các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
tế và công bằng xã hội
3.3.1. Giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của Nhà nước là điều kiện tiên
quyết nhằm quyết hài hòa mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng
xã hội
Việc gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường
tất yếu cần đến sự can thiệp của các nhân tố chủ quan. Trong điều kiện nước ta hiện nay, điều
tiên quyết phải giữ vững sự lãnh đạo của Đảng.
Đảng cần nghiêm túc phê và tự phê để vượt lên chính mình trong nhận thức; Đẩy
mạnh công cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thờ ơ, vô trách nhiệm
trong chính đội ngũ cán bộ đảng viên; Đoàn kết trong nội bộ Đảng và thực sự trở thành hạt
nhân trong khối đoàn kết dân tộc… Làm được như vậy sẽ nâng cao được năng lực lãnh đạo
và sức chiến đấu của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay.
Nhà nước với vai trò quản lý kinh tế - xã hội của mình phải có những chính sách
khuyến khích làm giàu chính đáng, tạo điều kiện cho mọi đối tượng có cơ hội ngang nhau
trong lao động, trong tổ chức sản xuất, trong kinh doanh… tuỳ theo khả năng của từng đối
tượng; Nhà nước tạo môi trường, điều kiện cho phát triển sản xuất, thu hút lao động, giải
quyết việc làm. Hơn nữa, Nhà nước cũng cần có những chính sách phân phối thu nhập phù
hợp theo lao động, theo đóng góp (vốn, tài sản, công sức…) và chính sách phân phối lại thu
nhập thông qua nhiều chính sách kinh tế để điều tiết hợp lý thu nhập của các tầng lớp dân cư

17
(chính sách thuế thu nhập…) Đồng thời Nhà nước cần có các biện pháp, chính sách ưu tiên
cho phát triển nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa để hạn chế bớt khoảng cách phân hóa
giầu nghèo.
3.3.2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Thứ nhất, phát triển nền kinh tế nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế,
trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng
trở thành nền tảng vững chắc cho nền kinh tế quốc dân.
Thứ hai, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo mục tiêu tăng

- Tạo điều kiện hướng nghiệp, chuyển giao công nghệ và đào tạo nghề, giải quyết việc
làm cho người nghèo.
- Thúc đẩy xã hội hóa công tác xóa đói giảm nghèo, huy động các nguồn lực cho công
tác xóa đói giảm nghèo.
- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và sự tham gia của
các tổ chức đoàn thể xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo.
- Chính sách về giáo dục và đào tạo

18
Trong quá trình hoàn thiện và thực thi chính sách xã hội trong lĩnh vực giáo dục để
đảm bảo bình đẳng xã hội cần phải thực hiện những giải pháp cơ bản là:
Thứ nhất: Hoàn thiện những chính sách đầu tư cho giáo dục bao gồm cả trợ cấp, phụ
cấp cho giáo dục. Trợ cấp, phụ cấp cho giáo dục phải đặc biệt chú ý đến với các đối tượng đặc
biệt như: vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
Thứ hai: Hoàn thiện và thực thi những chính sách xã hội liên quan đến việc hưởng lợi
từ giáo dục.
Thứ ba: Tiếp tục thực thi và hoàn thiện những chính sách liên quan đến xã hội hoá
giáo dục.
- Chính sách giải quyết việc làm
Để giải quyết tốt vấn đề việc làm, việc hoàn thiện chính sách cho vấn đề này phải hoàn
thiện các nội dung sau
- Thực hiện nghiêm túc, nhất quán một mặt bằng pháp lý và điều kiện kinh doanh cho
các doanh nghiệp, không phân biệt hình thức sở hữu, thành phần kinh tế.
- Thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội phù hợp với cơ cấu kinh tế.
- Xây dựng và thực hiện đồng bộ, chặt chẽ cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng
nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động.
- Hoàn thiện luật pháp, chính sách cho hoạt động và phát triển thị trường lao động.
- Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả xuất khẩu lao động, bảo vệ quyền lợi và
uy tín của người lao động của Việt Nam ở nước ngoài.
- Giải quyết vấn đề lao động mất việc làm do doanh nghiệp không đứng vững được

Nghiêm chỉnh thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí. Bổ sung, hoàn thiện Luật Khiếu nại và tố cáo.
Xử lý kiên quyết, kịp thời, công khai những người tham nhũng, hoàn thiện cơ chế dân
chủ.
Các cấp uỷ và tổ chức Đảng, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể nhân dân, cán bộ
lãnh đạo, trước hết là cán bộ cấp cao, phải trực tiếp tham gia và đi đầu trong việc phòng,
chống tham nhũng, lãng phí.
3.3.6. Cải thiện và bảo vệ môi trường
Tổ chức và làm tốt quy hoạch và siết chặt kỷ luật thực hiện theo quy hoạch phát triển
công nghiệp.
Kiểm soát chặt chẽ việc tăng dân số cơ học tại các đô thị lớn, nhất là các thành phố
trực thuộc trung ương.
Có cơ chế chuyển mục đích sử đụng đất nông nghiệp ở các làng nghề sang đất công
nghiệp ,hạn chế và tiến tới xóa bỏ các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở các làng nghề xen kẽ với
khu dân cư.
Hình thành cho được ý thức giữ gìn môi trường chung và bảo vệ môi trường trong
dân cư cả ở đô thị và nông thôn. Tiến hành công tác giáo dục rộng rãi, bền bỉ, tạo thành dư
luận xã hội nghiêm khắc với mọi hành vi gây mất vệ sinh công cộng và ô nhiễm môi trường
sống, đi đôi với việc thiết lập chế tài, sử phạt nghiêm, đúng mức với mọi hành vi.

KẾT LUẬN

Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội có mối quan hệ biện chứng gắn bó chặt chẽ
với nhau. Quá chú trọng tới tăng trưởng, không quan tâm giải quyết vấn đề công bằng xã hội
sẽ để lại nhiều hậu quả về mặt xã hội, vấn đề đó tất yếu dẫn tới suy giảm tăng trưởng kinh tế.
Đó không chỉ là một nhận định có tính lý luận mà nó đã được minh chứng bằng thực tế ở
nhiều nước, hậu quả của nó không thể giải quyết ngày một ngày hai. Ngược lại, chỉ chú trọng
tới việc giải quyết các vấn đề xã hội sẽ triệt tiêu các động lực phát triển kinh tế mà suy cho
cùng đó lại là sự bình quân cào bằng và cũng lại là bất công bằng xã hội trên một khía cạnh
nào đó. Không thể nói đến một xã hội văn minh, phát triển khi giải quyết công bằng xã hội

[6] Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội & UNDP(2004), Đánh giá Chương trình Mục
tiêu Quốc gia về giảm nghèo và Chương trình 135, Hà Nội.
[7] Bộ Lao động - thương binh và xã hội (2001), Số Liệu thống kê Lao động - Việc làm ở
Việt Nam 1996 - 2000, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
[8] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2008), Tình hình kinh tế - xã hội năm 2007 và triển khai kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2008, Báo cáo số 1225/BC -BKH, Hà Nội
[9] Bộ Lao động và thương binh xã hội (2001), Chiến lược xóa đói giảm nghèo 2001 -
2010, Hà Nội tháng 4 năm 2001, Hà Nội.
[10] CIEM, Chuyên đề số 7 (2004), Kết hợp tăng trưởng kinh với công bằng xã hội nhằm
thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững ở Việt Nam, Hà Nội
[11] CIEM, Chuyên đề số 9 (2006), Thực hiện tiến bộ và công bằng trong chính sách phát
triển, Hà Nội.
[12] CIEM(2006), Kinh tế Việt Nam năm 2005, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội
[13] Nguyễn Thị Cành (2004), Các mô hình tăng trưởng và dự báo kinh tế lý thuyết và thực
nghiệm, NXB Đại học quốc gia TP HCM, Tp Hồ Chí Minh.
[14] Hải Châu, Việt Nam có độ công bằng xã hội tốt nhất Apec, Vietnamnet.vn

21
[15] Đỗ Đức Định (1997), Công bằng xã hội trong công nghiệp hóa ở Đông Á và Đông
Nam Á, Tạp chí Kinh tế thế giới.
[16] Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) (2008) ,“20 năm đổi mới thực hiện tiến bộ, công bằng
xã hội và phát triển văn hóa”, NXB Chính trị Quốc gia.
[17] ĐH Harvard (2008), “ Lựa chọn Thành công , Chương trình Việt Nam”.
[18] Đề tài cấp nhà nước mã số KX.01.01, Đặc trưng của nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
[19] Hội đồng lý luận Trung ương (2005), Đề tài KX.02.03, “Xu hướng phát triển của nền
kinh tế chi thức và tác động của nó đến sự phát triển và lựa chọn chiến lược công
nghiệp hóa, hiện đại hoá của Việt Nam”, Hà Nội.
[20] Dương Phú Hiệp, Nguyễn Huy Dũng(đồng chủ biên) (2006), Một số vấn đề phúc lợi xã
hội của Nhật Bản và Việt Nam, trung tâm nghiên cứu Nhật Bản, 1996

định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, Kỷ yếu hội thảo khoa học : “Vai trò
lãnh đạo của Đảng cộng sản trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam”, ĐHQGHN
[35] Lê Văn Sang, Kim Ngọc (đồng chủ biên) (1999), Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
hội ở Nhật Bản giai đoạn "thần kỳ" và Việt Nam thời kỳ "đổi mới". NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
[36] UNDP ( 2005), An sinh xã hội Việt Nam lũy tiến đến mức nào?, Hà Nội.
[37] UNDP (2007), Báo cáo phát triển con người 2007/2008, Hà Nội.
[38] UNDP (2003), Đói nghèo và bất bình đảng ở Việt Nam: Các yếu tố về địa lý và không
gian, Hà Nội.
[39] UNDP (2005), MDGs trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 -2010 của
Việt Nam, Hà Nội.
[40] UNDP (2004 đẩy kinh tế phát triển nhanh bền vững và vì người nghèo nhằm mục tiêu
phát triển thiên nhiên kỷ ở Việt Nam, Hà Nội.
[41] UNDP (2004), Chính sách tăng trưởng vì người nghèo, Hà Nội.
[42] Ủy ban dân tộc (2005) “ Điều tra, đáng giá hiệu quả đầu tư của chương trình 135 và đề
xuất các chính sách và giải pháp hỗ trợ đầu tư phát triển các xã đặc biệt khó khăn giai
đoạn 2006 - 2010”, Hà Nội
[43] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V,VI, VII, VIII, IX, X, NXB Chính trị
quốc gia.
[44] Vũ Quang Vinh(2008) :Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ, Kỷ yếu hội thảo khoa học : “Vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, ĐHQGHN
[45] WB (2002), Báo cáo phát triển 2003: Việt Nam thực hiện cam kết, Hà Nội.
[46] WB (2002), Việt Nam chiến lược hỗ trợ quốc gia của Nhóm Ngân Hàng thế giới giai
đoạn 2003 - 2006, Hà Nội.
[47] WB (2002), Nhà nước trong một nền kinh tế đang chuyển đổi, báo cáo tình hình phát
triển thế giới năm 1997, Hà Nội

23


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status