Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ nhãn ***g ở tỉnh Hưng Yên - Pdf 10

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN MÔN THỊ TRƯỜNG & GIÁ CẢ - NHÓM 7
Đề tài 6: “Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ nhãn Lồng ở tỉnh Hưng Yên”
I. GIỚI THIỆU CHUNG
Hưng Yên nằm trải dài dọc sông Hồng và ở vị trí trung tâm đồng bằng bắc bộ.
Nói đến Hưng yên là nói đến 1 vùng đất văn hiến, ở đây còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử,
văn hoá như: Chùa Chuông, Đền Mẫu, đền Trần, Chùa Hiến vv…gắn liền với lịch sử dạnh Phố
hiến ở thế kỷ 16, 17 và đã nên câu ca “ Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì phố hiến”. Nhắc đến Hưng Yên
còn nhắc đến một sản vật nổi tiếng đã xuất hiện gần 400 năm gắn liền với lịch sử Phố Hiến
Đó là đặc sản nhãn lồng. Cùng với thổ nhưỡng, khí hậu, phù sa màu mỡ của sông Hồng và
bàn tay cần cù chịu khó của người dân nơi đây đã tạo ra đặc sản nhãn lồng danh tiếng trong cả
nước, nếu ai đã từng thưởng thức nhãn lồng hẵn không thể nào quên những trái nhãn to vỏ mỏng,
hạt nhỏ, vị ngọt, hương thơm đặc trưng riêng biệt mà không có nhãn ở có thể sánh được “ Dù ai
buôn bắc bán đông, đó ai quên được nhãn lồng Hưng Yên”. Câu ca ấy là một phần minh chứng về
giá trị của nhãn lồng - sản vật mà trời đất đã ban tặng.
Từ lâu, nhãn lồng đã được biết đến như một sản vật nổi tiếng của tỉnh Hưng Yên. Hơn thế,
nó đã trở thành một “thương hiệu” độc quyền mang nét đặc trưng, là hơi thở và niềm tự hào của
đất và người nơi đây.
Đến Hưng Yên vào mùa nhãn, đi trên đường bạn cũng có thể chạm tay vào những chùm
nhãn bóng mịn, nặng trĩu. Hưng Yên như một vương quốc nhãn lồng với hàng ngàn cây trĩu quả
đang vào mùa chín rộ. Gắn bó với người dân Hưng Yên từ bao đời, cây nhãn không chỉ giúp người
dân xóa đói giảm nghèo, mà còn khẳng định được tên tuổi và thương hiệu của mình trong danh
sách những đặc sản nổi tiếng của Việt Nam.
Nhãn ra hoa đúng vào mùa xuân, những ngày có cả mưa và lạnh. Trồng mấy cây nhãn
quanh nhà, bóng xum xuê và hương thơm tỏa nhẹ thơm mát làm ngây ngất lòng người. Mùa quả
chín vào tháng sáu âm lịch. Những cây nhãn chín rộ nhuộm vàng một góc trời. Đến chính vụ,
những dòng người đều tấp nập đổ về mua nhãn đông đúc, chật kín. Nhãn được mang ra bày bán
khắp hai bên đường. Từng chùm nhãn căng mọng, hương thơm nhẹ dịu như mời gọi các du khách
thưởng thức.
Tuy ngày nay có rất nhiều nơi trồng được nhãn, trong đó có những địa phương có cùng
điều kiện khí hậu, cùng chất đất nhưng chỉ có nhãn lồng Hưng Yên mới có được hương vị thơm
ngon nổi tiếng mà không địa phương nào có được. Có lẽ Hưng Yên may mắn hơn cả vì giá trị và

Nhãn Lồng Hưng Yên có nhiều bất ổn, không thực sự đem lại hiệu quả cho người sản xuất. Vì
vậy, Nhóm chúng tôi đã lựa chọn đề tài: “Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ nhãn Lồng
ở tỉnh Hưng Yên” nhằm mô tả cụ thể bức tranh của quá trình sản xuất, chế biến và thương mại
hóa sản phẩm Nhãn Lồng Hưng Yên.
II. NỘI DUNG
1. Thực trạng trong sản xuất nhãn Lồng ở Hưng Yên
1.1. Quy trình kỹ thuật sản xuất nhãn Lồng
Hiện nay cây nhãn là cây trồng chủ lực của ngành nông nghiệp Hưng Yên. Diện tích nhãn
toàn tỉnh Hưng Yên đạt trên 5 nghìn 5 trăm ha, trong đó có 3500 ha trồng tập trung, đang cho thu
hoạch, diện tích này được phân bố chủ yếu ở thị xã Hưng Yên, Huyên Tiên Lữ, Khoái Châu và
Kim Động. Hàng năm sản lượng nhãn đạt khoảng 20 – 30 nghìn tấn, trong đó 60 % là bán quả
tươi còn lại chế biến long nhãn khô, doanh thu từ 150 – 300 tỷ đồng chiếm 12 – 13 % thu nhập từ
vườn bảo tồn và nhân giống nhãn lồng đặc sản đầu dòng được chăm sóc đúng kỹ thuật cho năng
xuất cao, quả to, tỷ lệ cùi cao và chất lượng tốt mỗi năm có thể cung cấp hàng vạn mắt để ghép sản
xuất cây nhãn lồng chất lượng cao..
Về kỹ thuật thâm canh, những năm qua ngành nông nghiệp và PTNT, ngành khoa học
công nghệ đã nghiên cứu xây dựng qui trình kỹ thuật trồng và chăm sóc thâm canh nhãn bao gồm
2
các biện pháp tỉa cành tạo tán, biện pháp bón phân và phòng trừ sâu bệnh cho từng giai đoạn trong
năm, kỹ thuật thu hái, bảo quản và chế biến sản phẩm, đồng thời xây dựng các mô hình áp dụng
các biện pháp thâm canh đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật vào thực tiễn ứng dụng và tiếp tục đúc rút
kinh nghiệm hoàn thiện qui trình kỹ thuật. Đầu tư kinh phí khoa học công nghệ, thuê chuyên gia
của Viện nghiên cứu Rau quả TW chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhằm khắc
phục hiện tượng ra hoa cách năm vv…
Một biện pháp kỹ thuật tác động có hiệu quả đối với cây nhãn phụ thuộc vào điều kiện khí
hậu, đất đai, các chủng loại giống… Những biện pháp kỹ thuật này bao gồm biện pháp kỹ thuật
canh tác, biện pháp cơ giới, biện pháp hoá học…mỗi biện pháp đều có những ưu điểm và nhược
điểm khác nhau, đem lại những hiệu quả khác nhau tuỳ thuộc vào thời điểm tác động, mức độ tác
động cũng như phương pháp tác động. Trong số các biện pháp kể trên, biện pháp kỹ thuật tác động
bằng các chất hoá học và biện pháp cơ giới còn chưa được quan tâm và đánh giá đúng mức. Trong

lồng đặc sản đầu dòng tỉnh Hưng Yên là cơ sở sản xuất giống nhãn của tỉnh có các cây mẹ cung
cấp nguồn mắt ghép được qui tụ từ tất cả các cây nhãn lồng đặc sản đầu dòng đã qua bình tuyển.
Đến nay những cây nhãn trồng tại chủ vườn góp phần nâng cao năng xuất và chất lượng sản phẩm.
1.2. Bí quyết thành công của các nhà vườn ở Hưng Yên là “Biết áp dụng khoa học kỹ
thuật vào sản xuất nhãn Lồng”
Sự thay đổi của thời tiết đã khiến việc ra hoa, đậu quả của cây nhãn gặp khó khăn. Bởi thế
có thể dễ dàng thấy một thực trạng: trong cùng vùng trồng nhãn nhưng vườn bên này sai quả mà
vườn bên cạnh chỉ cách có vài bước chân thì bị mất mùa. Chìa khoá ở đây chính là việc các nhà
vườn biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng nhãn.
Nhãn cũng như nhiều cây trồng khác, chịu ảnh hưởng lớn bởi thời tiết. Sau nhiều năm
đứng ngồi không yên với quy luật được mùa rồi lại mất mùa, người trồng nhãn đã tìm đến những
biện pháp khoa học kỹ thuật khác nhau để “huấn luyện” cây nhãn theo ý muốn của mình. Và thành
công họ gặt hái được chính là những vườn nhãn “dễ bảo”, “ra quả theo ý muốn” bất chấp sự biến
động của thời tiết.
Ông Nguyễn Văn Tráng, Phó phòng trồng trọt - Sở NN& cho hay, chính nhờ áp dụng khoa
học kỹ thuật vào trồng nhãn mà những vùng chuyên canh nhãn của Hưng Yên đã có hướng phát
triển bền vững, cạnh tranh tốt, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng. Vụ nhãn năm nay tỉnh
Hưng Yên có gần 2700 ha nhãn trong thời kỳ thu hoạch, sản lượng ước đạt 22 - 24 nghìn tấn quả,
tăng từ 10 - 15% so với năm 2009.
Huyện Khoái Châu có gần 300 ha nhãn, là vùng nổi tiếng với giống nhãn muộn rất được
người tiêu dùng ưa chuộng. Bí quyết để có được nhãn ngon, mã quả đẹp và không ra quả cách
năm của các nhà vườn ở đây là theo dõi sát sao quá trình sinh trưởng của cây để có những tác
động kỹ thuật riêng cho từng cây hợp lý. Quy trình chung là khoanh vỏ tiện cành nhãn, thời gian
tiến hành khoanh từ 15 - 30/11, vị trí khoanh là các cành cấp 2, cách 1 cành khoanh 1 cành, đường
khoanh chỉ dài bằng 3/4 chu vi cành, để cây tiếp tục duy trì khả năng vận chuyển dinh dưỡng lên
nuôi thân, lá. Mục đích khoanh để ức chế lộc đông, kích thích cây phân hóa mầm hoa. Tuy nhiên
sau khoanh cành có cây vẫn sinh trưởng khỏe: lá mềm, xanh đen, có xu hướng phát lộc thì cần tiếp
tục khoanh vỏ lần 2… Theo các nhà vườn trồng nhãn lâu năm thì ngoài áp dụng biện pháp khoanh
vỏ cần chú ý bón thúc phân vào các giai đoạn: Trước thu hoạch quả 15 - 20 ngày để cây bật và
nuôi lộc thu; bón thúc nuôi quả khi đậu quả, không nên bón các loại phân hóa học đơn mà tăng

hoạch triển khai Dự án xây dựng và phát triển vùng sản xuất nhãn hàng hoá tỉnh Hưng Yên, đây là
hướng đầu tư bền vững, tập trung phát triển các biện pháp khoa học kỹ thuật và hứa hẹn mở ra
nhiều cơ hội cho người trồng nhãn trong tỉnh, nhân thêm nhiều vườn nhãn năng suất, đem lại hiệu
quả kinh tế to lớn hơn.
1.3. Hướng tới phát triển nông nghiệp hàng hóa
Những năm qua mối liên kết giữa "bốn nhà" (Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp
và nhà nông) được đẩy mạnh có vai trò quan trọng, đóng góp lớn vào sự thành công trong quá
trình chuyển đổi, phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa
chuyên canh, thâm canh cao ở Hưng Yên. Đồng thời, đã giúp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là
cây nhãn Lồng ở Hưng Yên bước đầu có nhiều mô hình chuyển dịch thành công sang sản xuất
hàng hóa có năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh cao... Giá trị thu nhập bình quân trên một ha
canh tác tăng lên, đạt gần 90 triệu đồng/năm. Hình thành hơn 4.000 trang trại, vườn trại.
Sản xuất nông nghiệp hàng hóa nói chung và sản xuất nhãn Lồng ở Hưng Yên tuy phát
triển nhưng sản phẩm hàng hóa vẫn còn manh mún; quy cách, chất lượng, sản lượng nông sản
phần lớn chưa ổn định, chủ yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, ít có sản phẩm đáp ứng được
nhu cầu công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên do hạ tầng kỹ
thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn chưa đồng bộ. Bình quân ruộng đất trên đầu người
thấp lại phân tán manh mún. Sự liên kết giữa "bốn nhà", nhất là giữa nhà nông và nhà doanh
nghiệp chưa theo kịp sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Trình độ sản xuất thâm canh của một
bộ phận nông dân còn hạn chế, chưa tâm huyết với nghề nông. Diện tích vùng đất bãi ven sông
5


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status