Tài liệu Đề tài:Thị trường Bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam doc - Pdf 10

Bộ Giáo dục và Đào tạo
Trường Đại học Ngoại thương
o0o Công trình tham dự cuộc thi
“Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Ngoại thương năm 2009” Tên công trình:
Thị trường Bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển
thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam

Nhóm ngành: XH1b Họ và tên nhóm sinh viên:
1. Vũ Nguyên Ngọc Anh Nam/nữ: Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp: Anh 2- TCNHA-K45 Khoá: 45 Khoa: Tài chính ngân hàng

2. Mai Tú Anh Nam/nữ: Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp: Nhật 1- TCNHA-K45 Khoá: 45 Khoa: Tài chính ngân hàng

3. Nguyễn Minh Hà Nam/nữ: Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp: Nhật 1- TCNHA-K45 Khoá: 45 Khoa: Tài chính ngân hàng

4. Vũ Hoàng Lan Nam/nữ: Nữ Dân tộc: Kinh
Lớp: Nhật 1- TCNHA-K45 Khoá: 45 Khoa: Tài chính ngân hàng

III. Thị trường bảo hiểm 6
1. Khái niệm 6
2. Đặc trưng cơ bản. 7
3. Phân loại thị trường bảo hiểm: 10
4. Một số quy luật chung của thị trường bảo hiểm: 12
IV. Thị trường bảo hiểm nông nghiệp 13
1. Vài nét về thị trường bảo hiểm nông nghiệp 13
2. Việc triển khai bảo hiểm nông nghiệp ở các quốc gia trên thế giới 13 iii

Chương II: Thực trạng thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam 20
I. Cơ sở phát triển 20
1. Dân số quốc gia 20
2. Điều kiện tự nhiên các vùng miền 21
2.1 Miền Bắc 21
2.1.1 Đồng bằng sông Hồng 21
2.1.2 Vùng Tây Bắc 21
2.1.3 Vùng Đông Bắc 22
2.2 Miền Trung 22
2.2.1 Vùng Bắc Trung Bộ 22
2.2.2 Vùng duyên hải Nam Trung Bộ 23
2.3 Miền Nam 24
2.3.1 Vùng Tây Nguyên 24
2.3.2 Vùng Đông Nam Bộ 24
2.3.3 Vùng đồng bằng sông Cửu Long 24
3. Đặc điểm ngành nghề sản xuất 25
3.1 Trồng trọt 25
3.1.1 Cây lương thực 25

3. Tình hình thực hiện thí điếm và nghiên cứu triển khai bảo hiểm nông
nghiệp 47
3.1 Mô hình bảo hiểm chỉ số 47
3.1.1 Những lợi thế của BH theo chỉ số 48
3.1.2 Nhược điểm của BH chỉ số 49
3.1.3 Các dự án triển khai trong thời gian qua 50
3.2 Bảo hiểm tín dụng nông nghiệp 51
3.2.1 Trách nhiệm của ABIC 52
3.2.2 Phí BH 52
3.2.3 Phương án cụ thể 53 v

4. Đánh giá các hoạt động trên thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt nam. . 53
4.1 Những thất bại trong quá trình triển khai 53
4.2 Kết quả hoạt động bảo hiểm nông nghiệp của Việt Nam 55
4.3 Nguyên nhân bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam chưa phát triển 56
4.3.1 Sản phẩm nông nghiệp chịu nhiều yếu tố rủi ro 56
4.3.2 Quản lý rủi ro trong hoạt động bảo hiểm nông nghiệp ở Việt nam còn
hạn chế 58
4.3.3 Thị trường tái bảo hiểm chưa phát triển mạnh 59
4.3.4 Trình độ và nhận thức người dân chưa cao 60
4.3.5 Chưa có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước 63
Chương III: Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp Việt
Nam 66
I. Định hướng phát triển TT BH nông nghiệp ở Việt Nam 66
1. Quan điểm của Nhà nước 66
2. Định hướng phát triển TT 67
II. Giải pháp phát triển thị trường bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam 68

vii

Danh mục bảng biểu

Tên hình và bảng biểu
Trang
Hình 1: Mô hình tổ chức hệ thống BH tương hỗ Nhật Bản
16
Hình 2: Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế 2000-2008
20
Hình 3: Tỷ lệ bồi thường của Bảo Việt và Groupama
41
Hình 4: Mô hình của sản phẩm BH tín dụng tại ABIC
52
Hình 5: Doanh thu và bồi thường BHNN 2004-2008
56
không sản xuất theo kế hoạch mà chủ yếu lại theo tập quán. Do đó, sản xuất nông
nghiệp của Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào vấn đề thời tiết, vị trí địa lý, đặc điểm về
địa hình… mà Việt Nam lại là một trong những nước chịu nhiều ảnh hưởng và hậu quả
do thiên tai gây ra, là một trong năm ổ bão của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Vì
vậy, tất yếu sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam phải chịu những rủi ro không chỉ về
thiên tai, dịch bệnh mà bên cạnh đó là những rủi ro từ nền kinh tế vĩ mô, về chính trị…
Đây cũng là những nguyên nhân chính dẫn đến nông nghiệp Việt Nam là một thị
trường tiềm năng cho Bảo hiểm nông nghiệp. Bảo hiểm nói chung và Bảo hiểm nông
nghiệp nói riêng đều là những lá chắn cho nền kinh tế, làm giảm thiểu rủi ro có thể sẽ
xảy ra đối với những người mua bảo hiểm. Và bảo hiểm nông nghiệp ra đời là một nhu
cầu cấp thiết đối với nền nông nghiệp Việt Nam nói chung và người nông dân nói riêng,
là cứu cánh làm giảm bớt những rủi ro do thiên tai, dịch bệnh gây ra. Tuy nhiên trên
thực tế vấn đề Bảo hiểm Nông nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa thực sự được triển khai có
hiệu quả, thị trường bảo hiểm nông nghiệp vẫn chưa phát triển và còn gặp rất nhiều
khó khăn. Từ vấn đề thực sự cấp thiết này, nhóm đề tài xin đề xuất bài nghiên cứu:
“Thị trường Bảo hiểm nông nghiệp và một số giải pháp phát triển thị trường bảo
hiểm nông nghiệp ở Việt Nam”.
2 2

2. Mục đích nghiên cứu
- Thứ nhất, đề tài làm rõ các khái niệm tổng quan về thị trường, thị trường bảo
hiểm và thị trường bảo hiểm nông nghiệp, các kinh nghiệm áp dụng trên thế giới
- Thứ hai, trình bày về thực tiễn áp dụng bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam
trong thời gian qua và đánh giá những khó khăn còn tồn tại.
- Thứ ba, định hướng và đưa ra nhóm giải pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển cũng
như nâng cao chất lượng bảo hiểm nông nghiệp Việt Nam thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Khái niệm cổ điển cho rằng: TT là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán hàng
hoá. Theo khái niệm này người ta đã đồng nhất TT với chợ và những địa điểm mua bán
hàng hoá cụ thể. Trong kinh tế hiện đại ít dùng khái niệm này. Khái niệm hiện đại về
TT rất nhiều:
Theo sự tương tác của các chủ thể trên TT người ta cho rằng: TT là quá trình người
mua và người bán tác động qua lại lẫn nhau để giải quyết giá cả và số lượng hàng hoá
mua bán. Theo quan niệm này tác động và hình thành TT là một quá trình không thể
chỉ là thời điểm hay thời gian cụ thể.
Theo nội dung, chúng ta có thể quan niệm: TT là tổng thể các quan hệ về lưu thông
hàng hoá và lưu thông tiền tệ, tổng thể các giao dịch mua bán và các dịch vụ. Như vậy,
TT vừa có yếu tố ảo, vừa có yếu tố thực. Bản chất của TT là giải quyết các quan hệ.
Cũng có quan điểm cho rằng, TT bao gồm toàn bộ các hoạt động trao đổi hàng hóa
được diễn ra trong sự thống nhất hữu cơ với các mối quan hệ do chúng phát sinh gắn
liền với một không gian nhất định.
Quan điểm khác lại cho rằng, TT là trung tâm của các hoạt động kinh tế, là nơi diễn ra
các quan hệ trao đổi, là lĩnh vực lưu thông hàng hóa mà ở đó hàng hóa thực hiện giá trị
của mình đã được tạo ra trong quá trình sản xuất. TT là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu, là
nơi diễn ra các hoạt động mua, bán hàng hóa bằng tiền tệ.
4 4

Còn theo góc độ marketing thì TT bao gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có
một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thỏa
mãn nhu cầu và mong muốn đó.
2. Yếu tố cấu thành thị trường
Cung – Cầu và mức giá xác định của sản phẩm
Người bán và người mua là hai lực lượng cơ bản trên TT. Đó cũng là hình ảnh cụ thể
nhất của 2 yếu tố cung-cầu của TT. Trong hệ thống TT, mọi thứ đều có giá cả, đó là giá

Trong kinh tế hàng hoá, mỗi người sản xuất tự quyết định hao phí lao động cá biệt của
mình, nhưng giá trị của hàng hoá không phải được quyết định bởi hao phí lao động cá
biệt của từng người sản xuất hàng hoá, mà bởi hao phí lao động XH cần thiết. Vì vậy,
muốn bán được hàng hoá, bù đắp được chi phí và có lãi, người sản xuất phải điều chỉnh
làm cho hao phí lao động cá biệt của mình phù hợp với mức chi phí mà XH chấp nhận
được.
Trao đổi hàng hoá cũng phải dựa trên cơ sở hao phí lao động XH cần thiết, có nghĩa là
trao đổi theo nguyên tắc ngang giá.
Sự vận động của quy luật giá trị thông qua sự vận động của giá cả hàng hoá.Vì giá trị
là cơ sở của giá cả, nên trước hết giá cả phụ thuộc vào giá trị. Hàng hoá nào nhiều giá
trị thì giá cả của nó sẽ cao và ngược lại.
Trên TT, ngoài giá trị, giá cả còn phụ thuộc vào các nhân tố: cạnh tranh, cung cầu, sức
mua của đồng tiền.Sự tác động của các nhân tố này làm cho giá cả hàng hoá trên TT
tách rời với giá trị và lên xuống xoay quanh trục giá trị của nó. Sự vận động giá cả TT
của hàng hoá xoay quanh trục giá trị của nó chính là cơ chế hoạt động của quy luật giá
trị. Thông qua sự vận động của giá cả TT mà quy luật giá trị phát huy tác dụng.
2. Quy luật cung cầu:
Khi cung nhỏ hơn cầu có nghĩa là khối lượng hàng hoá cung ứng trên TT không đáp
ứng được nhu cầu dẫn đến giá cả TT hàng hoá đó tăng lên. Khi cung bằng cầu có nghĩa
là khối lượng hàng hoá đáp ứng đủ nhu cầu sẽ dẫn đến giá cả cân bằng và không thay
đổi. Khi cung lớn hơn cầu, tức là khối lượng hàng hoá cung ứng vượt quá cầu dẫn đến
giá cả TT giảm xuống.
3. Quy luật giá cả:
6 6

Quan hệ cung-cầu là một khái niệm của kinh tế TT và người ta xem cung-cầu là một
hàm số của giá. Nghĩa là một sự thay đổi của giá sẽ làm thay đổi quan hệ cung-cầu.

- Người mua BH hay còn gọi là người được BH (Insured): là những tổ chức hay cá
nhân có tài sản hay trách nhiệm dân sự theo luật định, tính mạng hay tình trạng sức
khỏe cần phải tham gia BH sẽ trực tiếp hay thông qua người môi giới mua các sản
phẩm BH.
Người được BH là người mua BH của DN BH, là người có tên trên hợp đồng BH hoặc
là người được hưởng lợi ích trên hợp đồng BH.
- Người bán BH hay còn gọi là người BH (Insurer): là các DN kinh doanh BH. Họ là
người kí hợp đồng BH và cam kết bồi thường cho người mua BH tất cả những tổn thất
do rủi ro được BH là nguyên nhân trực tiếp gây ra.
Các DN kinh doanh BH hiện nay (theo Điều 59 Luật kinh doanh BH của Việt Nam
được Quốc hội thông qua tháng 12-2000) bao gồm: DN BH nhà nước, DN BH cổ phần,
DN BH liên doanh, tổ chức BH tương hỗ và DN BH 100% vốn đầu tư nước ngoài.
- Tổ chức trung gian hay còn gọi là người môi giới (broker), đại lí (agent) BH: là cầu
nỗi giữa người mua và người bán BH.
Một “trung gian BH” có thể hoạt động dưới hình thức đại lí hay môi giới BH.
+ Môi giới BH:
Môi giới BH có thể là công ty hoặc cá nhân đứng ra thu xếp BH với các công ty BH.
Họ có thể tư vấn về các vấn đề như nhu cầu BH, hợp đồng BH, TT BH, khiếu nại, kiện
tụng… Môi giới BH có thể đại diện cho cả DN BH và người được BH.
+ Đại lí BH:
Đại lí BH có thể là tổ chức hay cá nhân được DN BH ủy quyền trên cơ sở hợp đồng đại
lí. Đại lí BH thay mặt DN và được hưởng lương hoặc tiền hoa hồng thoe thỏa thuận.
Như vậy. đại lí thường được coi là đại lí cho DN kinh doanh BH.
2. Đặc trưng cơ bản.
Giống như các loại TT khác, TT BH cũng có những đặc trưng chung, cụ thể như sau:
- Trên TT BH, cung và cầu luôn biến động:
Cung trên TT BH chính là các sản phẩm BH do các DN kinh doanh trên thị trườn cung
cấp để phục vụ khách hàng của mình. Các DN tham gia kinh doanh dịch vụ BH trên
8


hàng, thu lợi nhuận cũng diễn ra liên tục, gay go và quyết liệt. Việc cạnh tranh trên
9 9

nhiều khía cạnh với nhiều thủ thuật. Một trong những đặc trưng của sản phẩm BH là
không có bảo hộ bản quyền và dễ bát chước, do đó các DN kinh doanh BH thường tập
trung vào kinh doanh các sản phẩm được TT chấp nhận bàng cách cải tiến, hoàn thiện
sản phẩm đó hơn các DN khác, bằng cách quảng cáo sâu rộng, hấp dẫn để thu hút
khách hàng, chiếm lĩnh TT… Thực tế này được chứng minh rất rõ ở Việt Nam khi TT
BH chuyển từ độc quyền sang cạnh tranh với nhiều DN thuộc nhiều thành phần kinh tế
tham gia.
Trên TT BH, cùng với sự cạnh tranh là sự liên kết giữa các DN BH. Cạnh tranh càng
mạnh thì liên kết càng phát triển. Liên kết thường diễn ra giữa các DN mới ra đời, còn
yếu kém về tiềm lực để tạo ra sức mạnh trong cạnh tranh. Liên kết còn diễn ra giữa các
DN lớn có thế mạnh để hòa hoãn, cùng phát triển, tránh gây thiệt hại cho nhau… Liên
kết cũng có thể diễn ra giữa các DN nhỏ với DN lớn để tăng sức mạnh, đảm bảo an
toàn và có thêm đồng minh trong cạnh tranh. Liên kết còn là nhu cầu đối với những TT
BH mới hình thành và phát triển trước TT thế giới đã ổn định. Liên kết cũng là xu
hướng của hội nhập và toàn cầu hóa.
- Thị phần của các DN BH luôn thay đổi.
Thị phần BH là tỷ lệ phần trăm của mỗi DN BH chiếm lĩnh trên TT BH. Thị phần càng
lớn chứng tỏ vị thế của DN càng cao, sức cạnh tranh và hiệu quả cạnh tranh của DN
mạnh.
Nói đến thị phần là nói đến TT cạnh tranh không còn mang tính độc quyền. Trên TT
các DN BH có cơ hội như nhau, DN nào giành được thị phần nhiều hơn chứng tỏ hoạt
động kinh doanh của DN đó tốt hơn trên mọi lĩnh vực. Thị phần của các DN luôn luôn
thay đổi do số lượng DN tham gia vào TT thay đổi, do chiến lược kinh doanh thay đổi
(chiến lược marketing, chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả…) để giữ vững thị phần

nhằm phục vụ cho việc khai thác, thâm nhập TT, thu hút khách hàng để nâng cao thị
phần, đạt hiệu quả trong kinh doanh…
Chúng ta có thể đưa ra các tiêu thức sau đây để phân loại TT BH:
- Phân loại thị trường bảo hiểm theo địa lí
Theo cách phân loại này, TT BH được chia thành các đơn vị địa lí khác nhau như TT
BH trong nước, TT BH quốc tế. Ngay TT BH quốc tế cũng có thể chia thành TT BH
11 11

khi vực như châu Á, Đông Nam Á, châu Âu, Bắc Mỹ TT BH trong nước cũng có thể
chia ra TT từng vùng, tỉnh …
- Phân loại thị trường bảo hiểm theo nhân khẩu học
Đây là phương pháp phân loại TT tiên tiến và tổng hợp. Phương pháp này dựa trên cơ
sở về tuổi, giới tính, quy mô gia đình, thu nhập, nghề nghiệp, trình độ văn hóa hay tôn
giáo, dân tộc… Những yếu tố này là cơ sở thông dụng nhất để phân biệt nhóm khách
hàng này với nhóm khách hàng khác bởi vì nhu cầu, mong muốn và mức độ sử dụng
một loại sản phẩm của các nhóm có sự khác nhau.
- Phân loại thị trường bảo hiểm theo tâm lý người tiêu dùng
Đây là cách phân loại dựa vào đặc tính của các tầng lớp trong XH. Tầng lớp XH là một
trong những yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu và sở thích trong tiêu dùng sản
phẩm. Vì vậy trong kinh doanh, để thu hút khách hàng, DN thường quan tâm đến thiết
kế sản phẩm và dịch vụ hướng theo nhu cầu của từng tầng lớp, tạo ra những sản phẩm
phù hợp với yêu cầu của từng tầng lớp XH.
- Phân loại thị trường bảo hiểm theo hành vi người tiêu dùng
Theo cách phân loại này thì khách hàng được chia thành các nhóm dựa trên kiến thức,
thái độ, mức độ sử dụng và phản ứng của họ đối với một loại sản phẩm. Căn cứ vào
hành vi người tiêu dùng có thể biết được sản phẩm nào được khách hàng ưa chuộng,
sản phẩm nào cần phải cải tiến, hoàn thiện cho phù hợp với nhu cầu người sử dụng.

cạnh tranh để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh TT, nâng cao thị phần… giữa các DN là
không thể tránh khỏi. Sự cạnh tranh này thường diễn ra gay gắt và quyết liệt.Cạnh
tranh và liên kết là quy luật vốn có của TT. Cạnh tranh càng mạnh, liên kết càng phát
triển.
- Quy luật số đông bù số ít
Đây là quy luật đặc thù của TT BH. BH chính là sự phân tán rủi ro, chia nhỏ tổn thất
của một hay một số người cho nhiều người cùng gánh chịu. Tức là lấy số đông để bù
cho số ít. Quy luật này cho thấy, trên một lĩnh vực BH, nếu thu hút được nhiều khách
hàng tham gia thì phí BH thu được từ khách hàng càng lớn, tác dụng bồi thường khi có
sự cố xảy ra càng cao. Quy luật “số đông bù số ít” luôn được các DN kinh doanh BH
tận dụng triệt để. Quy luật này không phát huy được tác dụng thì hoạt động của BH
không tồn tại, DN BH sẽ bị phá sản.
13 13

IV. Thị trường bảo hiểm nông nghiệp
1. Vài nét về thị trường bảo hiểm nông nghiệp.
BH trong nông nghiệp là một sản phẩm BH truyền thống nằm trong số khoảng 550 sản
phẩm BH phi nhân thọ trên TT BH thế giới.Nó không phải là nghiệp vụ kinh doanh
đơn thuần mà mang tính XH rất cao, nhu cầu về BHNN rất lớn, đặc biệt là ở các nước
mà nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Tuy nhiên, BHNN lại chỉ chiếm thị phần rất
nhỏ trên TT BH thế giới.
Yếu tố cung trên TT thấp. Nếu chỉ BH theo hướng kinh doanh đơn thuần thì không có
DN BH nào mặn mà với BHNN do đây là loại hình kinh doanh có nguy cơ thua lỗ cao,
rủi ro trong sản xuất nông nghiệp là rất lớn và thường xuyên. Nếu có triển khai BHNN
thì cũng chọn đối tượng ít có rủi ro để nhận BH hoặc tiến hành một cách cầm
chừng.Mặt khác, đối tượng BHNN rất phong phú và trên diện rộng cho nên rất khó
quản lý rủi ro, dễ phát sinh các rủi ro về đạo đức.

+ Chi phí quản lý cho công ty BH tham gia , tương đương với 22% tổng phí BH
+ Chính phủ nhận tái BH cho các công ty BH, tiêu tốn ngân sách tương đương 14%
tổng phí BH.
Luật của Mỹ quy định Chương trình BHNN liên bang coi như có hiệu quả về mặt kinh
tế nếu tỷ lệ tổn thất không vượt quá 1.075 – tức chính phủ sẵn sàng hỗ trợ thêm tương
đương 7.5% tổng phí BH.Tỷ lệ hỗ trợ của chính phủ Mỹ cho BHNN ngày càng tăng,
hiện trung bình chính phủ chịu khoảng 70% còn nông dân chỉ chịu 30% tổng chi phí
Chương trình BH. Tuy vây, vẫn chỉ có sự tham gia của 300-400.000 trong tổng số 3
triệu nông dân, những người tham gia là nông dân sản xuất quy mô lớn, có học thức và
đầu tư mạnh, còn lại nông dân ngày vẫn chưa tham gia. Nhiều ý kiến cho rằng chương
trình này chưa thành công, mang nặng tính chính trị và rent-seeking (lợi dụng quan hệ,
vận động hành lanh để được hưởng lợi, làm cho đối thủ thua thiệt).
- Canada:
Canada BH đa hiểm họa với năng suất và doanh thu giống cuả Mỹ nhưng có 2 điểm
khác biệt:
15 15

+ Chương trình được thực hiện trực tiếp bởi các đơn vị thuộc chính quyền tỉnh ( không
phải công ty BH tư nhân) dưới sự trợ giúp một phần về tài chính từ chính quyền liên
bang.
+ Người mua BH phải mua chung cho tất cả diện tích trồng một loại cây hay toàn bộ
một loại vật nuôi nào đó( dù chúng ở các vị trí địa lí khác nhau)
Chương trình BH áp dụng cho hơn 100 loại cây trồng và vật nuôi, ngoài BH năng suất
còn BH tổn thất về chất lượng, hạt không nảy mầm, gieo trồng lại … Trung bình phần
hỗ trợ của chính quyền là 66% tổng chi phí, trong đó liên bang chịu 60% và tỉnh chịu
40% phần hỗ trợ.
- Tây Ban Nha:


Cấp vùng Tín dụng
Đầu tư
Tái BH
Cấp địa phương
Nhờ tổ chức chặt chẽ như trên nên Nhật là nước hiếm hoi có được tổng phí BH vừa đủ
để bồi thường. Tuy nhiên để có được kết quả này chính phủ cũng phải hỗ trợ rất nhiều:
Hỗ trợ về phí BH: tăng dần từ 15% trong những năm 30-40 lên 50% những năm gần
đây.
Hỗ trợ chi phí quản lí: phần hỗ trợ này lên tới gấp 3.75 lần tổng phí BH thu được, một
tỷ lệ lớn nhất trong các nước được WB nghiên cứu. Kết quả là tổng chi phí cho chương
trình BHNN rất cao với ( A+I)/P=4.56 gần gấp đôi so với Mỹ (2.42) trước đây.

- Philippines:
Cơ quan tái BHNN
Trung ương
Liên hiệp các hội
BHNN khu vực
Ngân sách Nhà
nước
Quỹ
BHNN(50-50)
Hội viên
Hội BHNN địa

được thành lập do 50% vốn góp của Munich Re và 50% vốn góp từ 25 công ty BH
trong nước. Từ khi triển khai hoạt động BH vật nuôi, hàng năm POOL đều có lãi. Tuy
nhiên lượng vật nuôi được BH so với tổng đàn chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Nguyên nhân là
POOL chỉ nhận BH cho những trang trại. chủ nuôi vay vốn ngân hàng.
18 18

- BH bảo đảm/ bảo lãnh:
Là chương trình BH trọn gói nhằm đảm bảo cho các khoản tín dụng mà các tổ chức
cho vay theo một chương trình xác định của chính phủ.
Mục tiêu thành lập chương trình BH bảo đảm là để khuyến khích các ngân hàng và các
tổ chức cho vay mở rộng tín dụng từ các trung tâm tài chính cho khu vực nông thôn.
Đây là chương trình bảo vệ các ngân hàng này tránh khỏi rủi ro nợ khó đòi.
- Uruguay:
BHNN đã có từ lâu ở Uruguay nhưng với quy mô rất nhỏ. Trước 1993, BHNN vẫn là
độc quyền nhà nước được thực hiện bởi Ngân hàng BH quốc gia. Sau đó có thêm 2
công ty BH tư nhân chỉ chảo bán BH đơn hiểm họa.
Quy mô TT BH rất nhỏ bé, một phần do có các chương trình hỗ trợ giảm nhẹ tổn thất
thiên tai của chính phủ làm giảm nhu cầu BH của nông dân, và do cách làm ăn quan
liêu cửa quyền của Ngân hàng BH quốc gia làm nông dân nản chí.
Uruguay muốn phát triển TT BHNN trong nước, dần thay thế các chương trình hỗ trợ
giảm nhẹ thiên tai của chính phủ. Uruguay xây dựng luật BH trong đó đề xuất chính
phủ hỗ trợ lên tới 60% phí BHNN. Luật cũng để xuất xây dựng 1 quỹ hỗ trợ giảm nhẹ
tổn thất thiên tai của chính phủ, theo đó quỹ sẽ chỉ sử dụng để hỗ trợ những nông dân
đã mua BHNN theo chương trình của chính phủ.
Ngoài ra các nước đang phát triển cũng đang thử nghiệm các hình thức BH mới:
- BH theo chỉ số năng suất khu vực: là hình thức BH mà người mua BH chỉ được
bồi thường khi năng suât bình quân của các khu vực đã được xác định trước tụt


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status