Phân tích, thiết kế và xây dựng hệ thống tính lương cho Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội - Pdf 10

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Đất nước ta đang trong quá trình đổi mới và phát triển, bước đầu đã gặt
hái được những thành công nhất định, điều đó được thể hiện qua mức tăng
trưởng kinh tế ổn định và ngày càng cao, tỉ lệ lạm phát được kiềm chế, được
đánh giá là “điểm đến” của du khách và các nhà đầu tư quốc tế. Thành công này
có sự đóng góp không nhỏ của ngành Tin học, ngành đã và đang trở thành mũi
nhọn của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1 1
Cùng với sự đổi mới của đất nước, sự phát triển vượt trội của ngành Công
nghệ thông tin nói chung cũng như nhu cầu cấp thiết ứng dụng tin học trong
công tác quản lý của các doanh nghiệp nói riêng, trong mấy năm vừa qua, hàng
loạt các Công ty phần mềm đã ra đời trên thị trường Việt Nam. Điển hình có
công ty phần mềm CardPro chuyên về lĩnh vực đồ họa, Hp Group chuyên về
phần mềm giáo dục đào tạo, đặc biệt, có rất nhiều công ty phần mềm tài chính
kế toán như phần mềm kế toán Fast Accouting, phần mềm kế toán Effect, phần
mềm Cyber Accounting của công ty Cổ phần phần mềm QTDN Cybersoft.
Cybersoft là một công ty máy tính chuyên cung cấp các giải pháp phần
mềm trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp, với đội ngũ nhân viên năng động và
có trách nhiệm. Trong thời gian này, được sự hướng dẫn trực tiếp của GĐ. Lê
Cảnh Toàn và sự giúp đỡ của đội ngũ cán bộ, nhân viên Cybersoft, em thực hiện
đề tài “Phân tích, thiết kế và xây dựng hệ thống tính lương cho Xí nghiệp Xe
buýt Hà Nội” bằng Visual Foxpro 7.0.
Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty vận tải Hà
Nội. Với gần 900 cán bộ công nhân viên được bố trí trong các bộ phận khác
nhau như lái xe, sửa chữa, văn phòng, bán vé, bảo vệ…, việc tính lương cho Xí
nghiệp rất phức tạp, yêu cầu tỉ mỉ và chi tiết. Mỗi tháng, kế toán viên phải tính
lương theo hai kỳ với nhiều loại mẫu biểu, chứng từ như bảng lương tạm ứng,
bảng thanh toán tiền lương, tiền thưởng, lương ngoài giờ, báo cáo đóng bảo
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội… Toàn bộ các công việc này nếu được thực hiện
bằng thủ công đơn thuần sẽ vô cùng vất vả, tốn kém thời gian, nhân lực và có

Hà Nội, ngày 12.06.2006
Sinh viên: Nguyễn Thị Lan Anh
3 3
CHƯƠNG I
VÀI NÉT VỀ CÔNG TY
Những nét cơ bản về công ty
Tên tiếng Việt: Công ty cổ phần phần mềm Quản trị doanh nghiệp Cybersoft
Tên tiếng Anh: Cyber Software for Business managerment Jsc
Tên giao dịch: CYBERSOFT
Trụ sở: 413 Nguyễn Khang, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 84-4-7847223
Fax: 84-4-7847224
E-mail:
Website: www.Cybersoft.com.vn
1. Thành lập công ty
4 4
Cùng với sự đổi mới của đất nước, sự phát triển như vũ bão của nghành
Công nghệ thông tin nói chung cũng như nhu cầu cấp thiết ứng dụng tin học
trong công tác quản lý của các doanh nghiệp nói riêng, Công ty Cybersoft được
thành lập ngày 04 tháng 11 năm 2003 theo giấy chứng nhận số 0103003113 do
Sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp.
Cybersoft là Công ty Cổ phần Phần mềm quản trị doanh nghiệp có nhiều
kinh nghiệm trong việc triển khai về phần mềm kế toán và quản trị sản xuất kinh
doanh tại Việt Nam. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, mục đích của
công ty là kết hợp các hiểu biết về nghiệp vụ và khả năng công nghệ để tạo ra
cho thị trường Việt Nam sản phẩm và dịch vụ có tính chuyên nghiệp cao trong
lĩnh vực quản trị tài chính doanh nghiệp.
Với đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp cùng với sản phẩm và dịch vụ chất
lượng cao, Cybersoft đang dần chiếm lĩnh uy tín trên thị trường cả ba miền Bắc
– Trung – Nam, là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam về cung cấp

viên của mình điều kiện phát triển đầy đủ nhất về tài năng và một cuộc sống đầy
đủ về vật chất, phong phú về tinh thần.
5. Cơ cấu tổ chức
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của Cybersoft gồm các phòng ban sau:
Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm: có nhiệm vụ nghiên cứu và
xây dựng các chi tiết trong yêu cầu đặc thù của khách hàng, thiết kế chi tiết các
phương án giải quyết, thực hiện xây dựng phần mềm với các chức năng phân hệ
luôn mở rộng, nâng cao tính nghiệp vụ và khả năng phân tích quản trị của
chương trình, bảo hành phần mềm theo yêu cầu.
Phòng cung cấp giải pháp cho các doanh nghiệp: có nhiệm vụ tư vấn
và xây dựng hệ thông tin tài chính kế toán và quản trị doanh nghiệp, cài đặt
chương trình, hướng dẫn sử dụng và bảo hành, nâng cấp các hệ thống đã được
cài đặt, thiết kế các sản phẩm “may đo” theo yêu cầu của khách hàng.
6 6
Phòng tư vấn và hỗ trợ khách hàng: có nhiệm vụ giải đáp các thắc mắc,
hướng dẫn chi tiết cách khắc phục các vấn đề khó khăn qua điện thoại, fax, thư
điện tử hoặc trực tiếp tại trụ sở của khách hàng.
Phòng dự án: có nhiệm vụ triển khai và lập trình phần mềm ứng dụng
dựa trên cơ sở tiếp thu nhu cầu và đặc thù của khách hàng để phát triển một
phần mềm “may đo” thông minh, thích hợp hệ thống ứng dụng đa phân hệ.
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC
Hiện nay Cybersoft có hơn 30 nhân viên có trình độ đại học các chuyên
ngành toán, tin, kế toán, luật, kinh tế và ngoại ngữ.
6. Hình thức tổ chức kinh doanh
Cybersoft là công ty chuyên cung cấp các giải pháp phần mềm và được
biết đến dưới hình thức “Công ty cổ phần”. Loại hình doanh nghiệp này trong
những năm gần đây trở nên phổ biến và đã bộc lộ rất nhiều ưu điểm. Ngoài
những cổ đông chính thức, công ty còn hình thành được những cổ đông thường
bằng cách hàng năm bán 5% cổ phần cho các nhân viên của công ty. Đến cuối
7 7

Phần mềm tổng hợp báo cáo từ các đơn vị cấp dưới CyberSoft Corporate
2005 được liên kết với phần mềm kế toán cơ sở Cyber Accounting 2005. Các
báo cáo của đơn vị cấp dưới được Cyber Accounting 2005 kết xuất ra các tệp số
liệu và truyền lên đơn vị cấp trên qua đường thư điện tử. CyberSoft Corporate
2005 sẽ đọc các tệp số liệu báo cáo này và tổng hợp (hợp nhất) thành báo cáo
chung.
 Phần mềm Cyber Business 9.0
Ngôn ngữ lập trình Visual Basic.net
Cơ sở dữ liệu SQL Server 2000 hoặc Oracal 9.i
Mô hình hệ thống Client/server chạy trên mạng LAN, WAN, Internet
Phần mềm Cyber Business 9.0 được đĩnh nghĩa như một hệ thống đa phân
hệ (multi modul software application) giúp cho tổ chức và doanh nghiệp quản lý
nguồn lực và điều hành tác nghiệp.
2. Dịch vụ
 Dịch vụ tư vấn
CyberSoft thực hiện khảo sát thực trạng và yêu cầu về xây dựng hệ thống
thông tin tài chính kế toán và quản trị kinh doanh. Trên cơ sở kết quả khảo sát
đưa ra các đề, các phương án khác nhau về xây dựng hệ thống thông tin của
doanh nghiệp. Các chuyên gia của Cybersoft với hiểu biết sâu sắc về nghiệp vụ
và kinh nghiệm triển khai ứng dụng cho rất nhiều doanh nghiệp sẽ đưa ra giải
pháp tối ưu cho khách hàng.
 Dịch vụ hỗ trợ và bảo trì
Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng CyberSoft ký kết và thực hiện các hợp
đồng dịch vụ về hỗ trợ và bảo trì hệ thống thông tin quản trị doanh nghiệp. Các
nhân viên của CyberSoft luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải quyết mọi khó khăn của
khách hàng qua điện thoại, qua thư điện tử, fax hoặc trực tiếp tại trụ sở của
khách hàng. Cybersoft có riêng hệ thống thông tin “CyberSoft Assistant” lưu trữ
các vấn đề vướng mắc thường gặp và cách thức giải quyết nhằm hỗ trợ cho
khách hàng một cách nhanh nhất.
9 9

 Công ty CP đại lý Ford Thủ đô.
 Công ty dược Vĩnh Phúc.
 Sở giáo dục Nam Định (38 trường PTTH).
 Công ty cổ phần GasPetrolimex (SG,HN,ĐN,HP).
 …
Lý do lựa chọn đề tài
Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội có xấp xỉ 900 lao động. Tuy nhiên, Hệ thống
chương trình kế toán lương hiện đang sử dụng chưa đáp ứng được nhu cầu quản
lý. Cụ thể:
 Phần mềm MS.Excel hoạt động độc lập, không có sự kết nối dữ liệu,
vì thế không đáp ứng được tiêu chuẩn tin cậy của một hệ thống thông tin hoạt
động tốt. Chẳng hạn, khi có sự sửa chữa hoặc xóa danh mục nhân viên, rất có
thể sẽ bỏ sót thông tin trong một tệp có liên quan nào đó, do việc cập nhật hoàn
toàn là thủ công.
 MS.Excel không có tính năng phân quyền, thông tin dễ dàng bị can
thiệp trái phép bởi bất kì người dùng nào. Sự thiếu an toàn này có thể sẽ gây ra
những thiệt hại khôn lường.
 Việc tính toán hàng tháng dựa trên Excel có thể mất tới vài ngày, sự
chậm chạp này có thể gây nên việc thanh toán lương cho công nhân viên không
kịp thời.
 Chưa có sự đồng bộ dữ liệu với các phân hệ kế toán khác trong Xí
nghiệp và Tổng Công ty.
Công ty Cybersoft đang chịu trách nhiệm thiết kế lại chương trình quản lý
lương cho Xí nghiệp Xe buýt Hà Nội. Nhận thấy đây là một đề tài có tính thực
tiễn cao, có thể giải quyết được những vấn đề khó khăn nêu trên, vì thế em đã
lựa chọn “Phân tích, thiết kế và xây dựng hệ thống tính lương cho Xí nghiệp Xe
buýt Hà Nội” làm đề tài cho chuyên đề thực tập và luận văn tốt nghiệp.
11 11
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ

Các khái niệm liên quan:
 Thực thể (Entity): là một đối tượng nào đó mà nhà quản lý muốn lưu trữ
thông tin về nó như: nhân viên, sinh viên, khách hàng, máy móc, thiết bị… Khi
nói đến thực thể nghĩa là nói đến một tập hợp thực thể cùng loại, còn thực thể cụ
thể như “nhân viên Lê Văn Thiết”, “máy in EPSON LQ 2170” thì gọi là phần tử
thực thể, hay lần xuất của thực thể trên.
13 13
Ví dụ: Thực thể NHÂN VIÊN là bao gồm các nhân viên.
 Thuộc tính (Attribute): là những đặc điểm và tính chất của mỗi thực thể.
Mỗi thuộc tính được gọi là một trường, thường không chia nhỏ được nữa. Các
thuộc tính góp phần mô tả thực thể và là những mẩu tin về thực thể cụ thể mà ta
muốn lưu trữ. Ví dụ thực thể nhân viên được mô tả bởi bộ các thuộc tính: mã
nhân viên, tên nhân viên, giới tính, ngày sinh, quê quán, chức vụ, bậc lương, tài
khoản ngân hàng…
 Trường dữ liệu (Field): để lưu trữ thông tin về từng thực thể hay chính là
để ghi các thuộc tính của thực thể.
Ví dụ: Bộ thuộc tính cho thực thể “Tuyến xe” có thể là như sau:
1. Mã tuyến xe.
2. Tên tuyến xe.
3. Giá lái xe.
4. Giá nhân viên bảo vệ.
5. …
 Bản ghi (Record): là tập hợp bộ giá trị các trường của một thực thể cụ thể
làm thành một bản ghi.
 Bảng (Table): là nơi lưu trữ toàn bộ các bản ghi thông tin cho một thực
thể. Mỗi dòng của bảng là một bản ghi và mỗi cột là một trường.
Ví dụ: Bảng Danh mục tuyến xe như sau:
STT Mã tuyến xe Tên tuyến xe Giá lái xe Giá NV bán vé
1 T01 Tuyến tiêu chuẩn 01 6 800 3 900
2 T02 Tuyến tiêu chuẩn 02 7 000 4 000

chiếm đến 70% trong các sản phẩm được xã hội tạo ra. Thế giới hiện tại được
nhìn dưới ba góc độ:
 Vật chất làm cho thế giới tồn tại.
 Năng lượng làm cho thế giới phát triển.
15 15
 Thông tin làm cho thế giới phát triển hài hòa và có tổ chức.
Quản lý có hiệu quả của một tổ chức dựa phần lớn vào chất lượng thông
tin do các hệ thống thông tin chính thức sản sinh ra. Một hệ thống thông tin hoạt
động kém là nguồn gốc của những hậu quả xấu nghiêm trọng. Hoạt động xấu
hay tốt của một hệ thống thông tin được đánh giá thông qua chất lượng của
thông tin mà nó cung cấp. Tiêu chuẩn chất lượng của các thông tin như sau:
 Tin cậy
Độ tin cậy của một hệ thống thông tin thể hiện dưới hai góc độ: độ
xác thực và độ chính xác. Trong một nền kinh tế cạnh tranh, thông tin ít độ tin
cậy có thể gây cho tổ chức những hậu quả tồi tệ. Một hệ thống tính lương bỏ sót
phụ cấp ăn trưa cho một số nhân viên có thể sẽ đánh mất niềm tin của nhân viên,
thậm chí có thể gây ra kiện tụng.
 Đầy đủ
Tính đầy đủ của thông tin thể hiện sự bao quát các vấn đề đáp ứng
yêu cầu của nhà quản lý. Nhà quản lý sử dụng một thông tin không đầy đủ có
thể dẫn đến các quyết định và hành động không đáp ứng với đòi hỏi của tình
hình thực tế. Ví dụ, một nhà quản lý thấy thông tin từ văn phòng Xí nghiệp đến
Ban giám đốc công ty tỏ ra chậm chạp nên quyết định mua thêm máy tính bổ
sung cho văn phòng. Tuy nhiên trong thực tế lại cần máy in và máy photocopy
hơn, việc mua thêm máy tính trở nên lãng phí.
 Thích hợp
Hệ thống có quá nhiều thông tin không thích ứng cho người nhận dẫn
đến các quyết định sai lầm và tốn kém do việc tạo ra những thông tin không
dùng đến.
 Dễ hiểu.

đích đẩy nhanh tốc độ và giao dịch chính xác.
 Hệ thống thông tin quản lý có những thay đổi về khoa học công nghệ nên
cần thiết kế mới để hoạt động hiệu quả hơn. Ví dụ, Tổng Công ty vận tải Hà Nội
17 17
đã được tin học hóa yêu cầu Xí nghiệp buýt Hà Nội phải xây dựng hệ thống tính
lương mới nhằm đồng bộ hóa và chia sẻ dữ liệu.
 Việc phát triển hệ thống thông tin là do yêu cầu của cấp trên. Ví dụ, Ban
giám đốc mong muốn đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nên yêu cầu Phòng Nhân sự
tuyển thêm chuyên gia cho phụ trách tin học.
 Những yêu cầu mới của quản lý, chẳng hạn lắp đặt những quầy giao dịch
tự động, Chính phủ ban hành luật thuế mới… cũng có thể dẫn đến sự cần thiết
của một dự án phát triển một hệ thống thông tin mới.
 Người quản lý muốn mở rộng quyền lực của mình thông qua phương tiện
thông tin. Người quản lý nhận thấy rằng thông tin là phương tiện nhanh nhất,
hiệu quả nhất để đạt mục đích tăng cường sự chỉ đạo, uy tín của mình.
 Những áp lực từ cấp dưới cũng là nguyên nhân để phát triển một hệ thống
mới. Chẳng hạn, một bộ phận làm việc mà các nhân viên chủ yếu là cán bộ có
trình độ đại học, trên đại học rõ ràng mong muốn được làm việc trong hệ thống
thông tin hiện đại.
2. Phương pháp phát triển hệ thống
thông tin quản lý
Một hệ thống thông tin là một đối tượng phức tạp, vận động trong một
môi trường cũng rất phức tạp. Để làm chủ sự phức tạp đó, phân tích viên cần
phải có một cách tiến hành nghiêm túc, một phương pháp.
Một phương pháp được định nghĩa như một tập hợp các bước và các công
cụ cho phép tiến hành một quá trình phát triển hệ thống chặt chẽ nhưng dễ quản
lý hơn.
Phương pháp được đề nghị ở đây là phương pháp vòng đời phát triển của
hệ thống thông tin.
Phương pháp này dựa vào ba nguyên tắc cơ sở chung của nhiều phuơng

 Nghiên cứu môi trường của hệ thống đang tồn tại.
 Nghiên cứu hệ thống thực tại.
19 19
 Đưa ra chẩn đoán và xác định các yếu tố giải pháp.
 Đánh giá lại tính khả thi.
 Thay đổi đề xuất của dự án.
 Chuẩn bị và trình bày báo cáo phân tích chi tiết.
Để đạt mục đích, phân tích viên phải có một hiểu biết sâu sắc về môi
trường hệ thống và hiểu thấu đáo hoạt động của chính hệ thống. Vì vậy, thu thập
thông tin là công việc không thể thiếu của giai đoạn phân tích chi tiết. Thông
thường ngưởi ta sử dụng các phương pháp: phỏng vấn, nghiên cứu tài liệu, sử
dụng phiếu điều tra, quan sát.
Xây dựng một hệ thống thông tin rất cần thiết phải mã hóa dữ liệu. Việc
mã hóa dữ liệu giúp cho việc nhận diện đối tượng không bị nhầm lẫn, mô tả
nhanh chóng các đối tượng và nhận diện nhóm đối tượng nhanh hơn. Các
phương pháp mã hóa cơ bản bao gồm: mã hóa phân cấp, mã hóa liên tiếp, mã
hóa theo xeri, mã tổng hợp, mã gợi nhớ, mã hóa ghép nối.
Để có một cái nhìn trực quan về hệ thống thông tin đang tồn tại cũng như
hệ thống thông tin trong tương lai thì việc mô hình hóa hệ thống thông tin là cần
thiết. Một số công cụ tương đối chuẩn cho việc mô hình hóa và xây dựng tài liệu
cho hệ thống. Đó là sơ đồ luồng thông tin, sơ đồ luồng dữ liệu và từ điển hệ
thống.
Sơ đồ luồng thông tin được dùng để mô tả hệ thống thông tin theo cách
thức động. Tức là mô tả sự di chuyển của dữ liệu, việc xử lý, việc lưu trữ trong
thế giới vật lý bằng các sơ đồ.
Các ký pháp của sơ đồ luồng thông tin như sau:
 Xử lý.
20 20
 Kho lưu trữ dữ liệu.
 Dòng thông tin.

22 22
 Chỉnh sửa tài liệu cho mức logic.
 Hợp thức hóa mô hình logic.
Sản phẩm của giai đoạn thiết kế logic là mô hình hệ thống mới bằng các
sơ đồ luồng dữ liệu DFD, các sơ đồ cấu trúc dữ liệu, các sơ đồ phân tích tra cứu
và các phích logic của từ điển hệ thống.
Phương pháp thiết kế các bộ phận của hệ thống thông tin mới theo trật tự
sau: thiết kế cơ sở dữ liệu, thiết kế xử lý và thiết kế các dòng vào. Với mỗi
nhiệm vụ trên cần phải bổ sung hoàn chỉnh tài liệu và hợp thức hóa mô hình
logic.
 Thiết kế cơ sở dữ liệu và tính toán nhu cầu bộ nhớ
Thiết kế cơ sở dữ liệu là xác định yêu cầu thông tin của người sử dụng hệ
thống mới. Hai phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu thường được sử dụng là:
 Thiết kế cơ sở dữ liệu từ các thông tin đầu ra. Phương pháp này gồm hai bước:
xác định các đầu ra và xác định các tệp cần thiết cung cấp đủ dữ liệu cho việc
tạo ra từng đầu ra.
 Thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hóa. Trong phương pháp mô
hình hóa, liên kết (association) là một khái niệm quan trọng. Mỗi thực thể không
tồn tại độc lập mà chúng có sự liên hệ qua lại với nhau. Khái niệm liên kết hay
quan hệ được dùng để trình bày, thể hiện những mối liên hệ tồn tại giữa các thực
thể.
Ví dụ: một PHÒNG BAN có nhiều NHÂN VIÊN.
Thiết kế viên ngoài việc biết thực thể này liên kết với thực thể khác ra
sao, còn phải biết có bao nhiêu lần xuất của thực thể A tương tác với mỗi lần
xuất của thực thể B và ngược lại. Có các loại liên kết giữa các thực thể như sau:
• 1@1: Liên kết loại Một – Một
Một lần xuất của thực thể A chỉ liên kết với một lần xuất của thực thể B
và ngược lại.
Ví dụ: Một trưởng phòng “Hoàng Kim Phượng” chỉ lãnh đạo một phòng
“Hành chính” và một phòng “Hành chính” chỉ có một trưởng phòng.


Nhờ tải bản gốc

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status